Saturday 29 August 2015

ĐẠO ĐỨC NGHỀ PHÓNG VIÊN, NHÀ BÁO


  • Bài viết này được đúc kết lại từ bộ phim Hàn Quốc “Cô bé người gỗ Pinocchio”

Đạo đức phóng viên (nhà báo) rất quan trọng. Lời nói và bài viết của họ như con dao hai lưỡi, có thể đem đến lợi ích cho người, nhưng cũng có thể hại mình, hại người và ảnh hưởng đến đài truyền hình, tòa báo. Vậy như thế nào là một phóng viên (nhà báo) chân chính thật thụ ?Người phóng viên (nhà báo) chân chính thật thụ là người:

  • Phải chứng minh được những điều mình nói. Không đi chứng thực những điều nghe xung quanh, đó không phải là tin tức mà là rác lá cải.
  • Đó là một phóng viên phải biết bảo vệ và phục vụ nhân dân, quần chúng. Tin tức là để phục vụ lợi ích cho nhân dân.
  • Cần có tinh thần của một phóng viên thật thụ đến lúc chết. Không vì lý do gì mà thay đổi, dao động hoặc bị mua chuộc.
  • Luôn hỏi, nói và viết những gì mà người dân và toàn thế giới muốn nghe và sẽ quan tâm.
  • Sự thật dù là tốt hay xấu, họ chỉ muốn cả thế giới biết đúng như vậy thôi.

Người phóng viên (nhà báo) không nên:

  • Tường thuật những việc không chắc chắn, chưa xác minh mà chỉ là giả dụ.
  • Nói sai sự thật hoặc những điều chỉ nghe mà chưa được xác minh.
  • Không phỏng đoán, nghi ngờ không chứng cớ, không bằng chứng cụ thể.
  • Đưa tin sai sự thật là tự hủy hoại mình, hại dân, phá hoại gia đình người khác, phá hoại đài truyền hình hoặc tòa báo.
  • Hỏi những câu hỏi thâm độc, chăm chọc, phê phán, đã kích, cay nghiệt,...
  • Bóp méo, phóng đại thông tin, vu khống, chuyển hướng sự thật sang đổ lỗi cho người khác để họ gánh tội dùm người khác.
  • Bị ám ảnh quá nhiều đến việc trả thù riêng hoặc chỉ lo tìm cách đổ lỗi cho người khác khiến cho mình chỉ muốn thấy những điều mình muốn thấy, cứ đào bới điều tra như là mình biết rõ mọi việc và cuộc sống của người khác. Điều này sẽ dẫn đến mắc sai lầm liên tục hết lần này đến lần khác và càng lún sâu, trở thành một phóng viên thâm độc chỉ biết trả thù, hạ gục, hãm hại cuộc đời người khác. Tư tưởng chủ quan, bị giam hãm,... không chịu thoát ra. Do vậy tìm cách trả thù hay đem lòng oán giận sẽ không giải quyết được gì.
  • Hỏi những câu hỏi đương nhiên.
Tuy nhiên vẫn phải chú ý:

  • Phóng sự đưa đến những kết quả ảnh hưởng đến đời tư của người khác thì coi chừng bị gây thù, chuốc oán, oán ghét, coi chừng bị cảnh báo, trả thù,... do vậy phải biết khéo léo và cẩn thận.
  • Dù là nói lên sự thật, nhưng phải nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của nó. Không phải khi nói lên sự thật là luôn luôn đúng. Không khéo vẫn có thể dẫn đến những bi thương không lường trước được, khiến cho nạn nhân cửa mất nhà tan, gia đình ly tán. Do vậy, người phóng viên phải biết nhận thức được giá trị lời nói của mình và mức độ nguy hiểm của lời nói.
  • Bất kể bạn đang tìm cách che dấu một điều gì đó, trước sau gì bằng cách nào đó chúng sẽ được phát hiện một cách ngẫu nhiên. Sự dối trá làm cho con người phiền não, hối hận và đau khổ. Do vậy hãy sống thành thật.
  • Hạnh phúc có được do lừa dối, nói không đúng sự thật sẽ luôn có kết thúc nhanh.
  • Hãy luôn đối mặt bằng sự thật.
    Khi một phóng viên nói không đúng sự thật thì chính họ sẽ phải tự trả lời những câu hỏi sau:
  • Tại sao người ta không tin mình khi mình đang nói sự thật. Vì tôi là kẻ dối trá.
  • Tại sao chính mình lại không tin bản thân mình ? Vì mình đã nói dối quá nhiều.
  • Mình có tin chắc mình là một phóng viên thật sự không? Không



Friday 7 August 2015

THAY ĐỔI NGUYÊN NHÂN SINH RA NHÂN QUẢ


Nhân quả rất công bằng, nếu không có nhân tất không có quả, có quả tức đã gieo nhân. Muốn không có quả thì hãy thay đổi nhân. Thường trong cuộc sống chúng ta chỉ lo thay đổi quả bằng ngọn mà thôi, chứ không thay đổi gốc. VD: Có bệnh, bác sĩ cho uống thuốc để hết bệnh đó là trị bệnh bằng ngọn, không trị gốc. Đó là cách trị tạm thời.
 

1/ Nếu chúng ta nhìn mọi việc dưới con mắt nhân quả thì chúng ta sẽ thấy rõ tại sao nước VN lại có nhiều tham ô, tham nhũng. Đó là quả của tất cả công dân Việt Nam. Nếu mỗi người chúng ta không gieo nhân tham lam thì làm sao gặp được quả có những vị quan tham ô, tham nhũng như vậy. Muốn thay đổi quả chúng ta phải thay đổi nguyên nhân sinh ra quả chứ không thể thay đổi quả được. Thay đổi quả chỉ là tạm thời, hết quả này thì quả khác sẽ có. Bắt được người tham nhũng này sẽ lòi ra nhiều tên tham nhũng khác. Chính tất cả công dân VN phải thay đổi chính mình, từ bỏ tâm tham, gian lận, dối gạt, hơn thua, hối lộ, ...

2/ Khắp nơi trên thế giới đều có thiên tai, sóng thần, lũ lụt, bão to gió lớn, động đất, núi lửa, cháy rừng, dịch bệnh,...Đó là quả. Khoa học ngày càng tiến bộ, họ tìm đủ mọi cách để đối phó, ngăn chặn thiên tai,...Nhưng những gì họ làm chỉ là muốn xử lý cái quả đó, cái ngọn đó thôi, chứ họ không truy tìm nguyên nhân có thiên tai, dịch bệnh,.... Do vậy dù cho họ có tiến bộ, văn minh đến đâu cũng không bao giờ tiêu diệt được những thiên tai đó. Thiên tai sẽ xảy ra hết chổ này đến chổ khác, hết năm này đến năm khác. Hết bệnh này đến bệnh khác sẽ luôn xuất hiện. Muốn thay đổi nhân quả thiên nhiên thì phải thay đổi nguyên nhân tạo ra nó. Trong thiên nhiên lấy sự sống làm cốt lõi, ai tiêu diệt sự sống tất sẽ phải hứng chịu tai nạn xảy đến với sự sống, mạng sống của mình. Con người chính là thủ phạm đó, hằng ngày có hằng triệu các loài động vật bị con người giết  và ăn thịt. Do vậy con người phải trả giá chính bằng những tai nạn, thiên tai, bệnh tật nguy hiểm xảy đến hoặc đe dọa mạng sống của chính họ và những người xung quanh.

3/ Nếu chúng ta không gieo nhân tôn thờ những thần thánh, tạc tượng đúc chuông, mê tín thì làm sao chúng ta gặp phải những người sẵn sàng bỏ trăm ngàn tỷ đồng VN ra đúc tượng ông này bà nọ ? Trách ai đây.

Chúng ta phải thay đổi nhân quả bằng cách nào. Phải thay đổi bằng nền giáo dục đạo đức, nước VN cần có một nền giáo dục lấy đạo đức làm căn bản, làm cốt lõi đào tạo những con người không còn tham lam, xem thường tham lam, quý trọng sự sống của muôn loài...giống như nền giáo dục của Nhật Bản, Úc, Singapore... Chúng ta thấy rõ những vị lãnh tụ Nhật Bản ít ai tham nhũng, họ sẵn sàng xin lỗi, từ chức khi làm sai, họ gánh trách nhiệm, họ làm lãnh đạo vì nước Nhật, vì dân chứ không phải vì bản thân, vì danh vì lợi.

Một đất nước không có nền giáo dục lấy đạo đức làm cốt lõi thì mọi người dân sẽ không biết quý trọng sự sống, vẫn còn tham danh lợi, vì danh lợi sẵn sàng hy sinh mình, người khác và các loài vật khác, mất hết nhân tính, bất chấp tất cả để đạt được mục đích mà không bao giờ nghĩ đến người khác, loài vật khác. Thực tế ở VN dù là cảnh sát, công an, tòa án, quan nhỏ, quan to đều không ai không tham nhũng, nhận hối lộ,... Do vậy, dù có lập ra được ban chống tham nhũng thì cũng vô ích, bởi vì trước sau gì những người chống tham ô, tham nhũng cũng bị lôi kéo tiếp tay cho bọn họ.

Chỉ khi đất nước có được một nền giáo dục đạo đức biết sống trung thực, ly tham, xem thường danh lợi, thì mới mong có những thế hệ trẻ tài đức trong sạch trọn vẹn. Họ sẽ trở thành những vị quan công chức tốt, công an, cảnh sát, những đội chống tham nhũng gương mẫu, sống và làm việc phục vụ dân, vì dân, vì đất nước.

Người có trí tuệ là người có đạo đức, người có đạo đức là người có trí tuệ. Trí tuệ ở đây là biết rõ sống đúng đạo đức sẽ không còn làm khổ mình, khổ người và khổ các loài vật nữa. Người không có trí tuệ chỉ làm theo dục vọng, lòng ham muốn của mình bất chấp nguy hiểm, tai hại ảnh hưởng đến mình, đến người hay các loài vật khác. Người có trí sẽ suy tư kỹ trước mọi lời nói, suy nghĩ và việc làm có đem đến đau khổ hay hạnh phúc cho chính mình, mọi người và các loài vật khác.

Thay vì trách người, hãy nhìn lại mình trước, thay đổi mình sẽ thay đổi tất cả. Nhân quả luôn có tương ưng, từ trường của người thiện sẽ tương ưng với người thiện, điều lành, từ trường của người ác sẽ tương ưng với người ác và sự kiện ác.