Saturday 29 August 2015

ĐẠO ĐỨC NGHỀ PHÓNG VIÊN, NHÀ BÁO


  • Bài viết này được đúc kết lại từ bộ phim Hàn Quốc “Cô bé người gỗ Pinocchio”

Đạo đức phóng viên (nhà báo) rất quan trọng. Lời nói và bài viết của họ như con dao hai lưỡi, có thể đem đến lợi ích cho người, nhưng cũng có thể hại mình, hại người và ảnh hưởng đến đài truyền hình, tòa báo. Vậy như thế nào là một phóng viên (nhà báo) chân chính thật thụ ?Người phóng viên (nhà báo) chân chính thật thụ là người:

  • Phải chứng minh được những điều mình nói. Không đi chứng thực những điều nghe xung quanh, đó không phải là tin tức mà là rác lá cải.
  • Đó là một phóng viên phải biết bảo vệ và phục vụ nhân dân, quần chúng. Tin tức là để phục vụ lợi ích cho nhân dân.
  • Cần có tinh thần của một phóng viên thật thụ đến lúc chết. Không vì lý do gì mà thay đổi, dao động hoặc bị mua chuộc.
  • Luôn hỏi, nói và viết những gì mà người dân và toàn thế giới muốn nghe và sẽ quan tâm.
  • Sự thật dù là tốt hay xấu, họ chỉ muốn cả thế giới biết đúng như vậy thôi.

Người phóng viên (nhà báo) không nên:

  • Tường thuật những việc không chắc chắn, chưa xác minh mà chỉ là giả dụ.
  • Nói sai sự thật hoặc những điều chỉ nghe mà chưa được xác minh.
  • Không phỏng đoán, nghi ngờ không chứng cớ, không bằng chứng cụ thể.
  • Đưa tin sai sự thật là tự hủy hoại mình, hại dân, phá hoại gia đình người khác, phá hoại đài truyền hình hoặc tòa báo.
  • Hỏi những câu hỏi thâm độc, chăm chọc, phê phán, đã kích, cay nghiệt,...
  • Bóp méo, phóng đại thông tin, vu khống, chuyển hướng sự thật sang đổ lỗi cho người khác để họ gánh tội dùm người khác.
  • Bị ám ảnh quá nhiều đến việc trả thù riêng hoặc chỉ lo tìm cách đổ lỗi cho người khác khiến cho mình chỉ muốn thấy những điều mình muốn thấy, cứ đào bới điều tra như là mình biết rõ mọi việc và cuộc sống của người khác. Điều này sẽ dẫn đến mắc sai lầm liên tục hết lần này đến lần khác và càng lún sâu, trở thành một phóng viên thâm độc chỉ biết trả thù, hạ gục, hãm hại cuộc đời người khác. Tư tưởng chủ quan, bị giam hãm,... không chịu thoát ra. Do vậy tìm cách trả thù hay đem lòng oán giận sẽ không giải quyết được gì.
  • Hỏi những câu hỏi đương nhiên.
Tuy nhiên vẫn phải chú ý:

  • Phóng sự đưa đến những kết quả ảnh hưởng đến đời tư của người khác thì coi chừng bị gây thù, chuốc oán, oán ghét, coi chừng bị cảnh báo, trả thù,... do vậy phải biết khéo léo và cẩn thận.
  • Dù là nói lên sự thật, nhưng phải nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của nó. Không phải khi nói lên sự thật là luôn luôn đúng. Không khéo vẫn có thể dẫn đến những bi thương không lường trước được, khiến cho nạn nhân cửa mất nhà tan, gia đình ly tán. Do vậy, người phóng viên phải biết nhận thức được giá trị lời nói của mình và mức độ nguy hiểm của lời nói.
  • Bất kể bạn đang tìm cách che dấu một điều gì đó, trước sau gì bằng cách nào đó chúng sẽ được phát hiện một cách ngẫu nhiên. Sự dối trá làm cho con người phiền não, hối hận và đau khổ. Do vậy hãy sống thành thật.
  • Hạnh phúc có được do lừa dối, nói không đúng sự thật sẽ luôn có kết thúc nhanh.
  • Hãy luôn đối mặt bằng sự thật.
    Khi một phóng viên nói không đúng sự thật thì chính họ sẽ phải tự trả lời những câu hỏi sau:
  • Tại sao người ta không tin mình khi mình đang nói sự thật. Vì tôi là kẻ dối trá.
  • Tại sao chính mình lại không tin bản thân mình ? Vì mình đã nói dối quá nhiều.
  • Mình có tin chắc mình là một phóng viên thật sự không? Không



Friday 7 August 2015

THAY ĐỔI NGUYÊN NHÂN SINH RA NHÂN QUẢ


Nhân quả rất công bằng, nếu không có nhân tất không có quả, có quả tức đã gieo nhân. Muốn không có quả thì hãy thay đổi nhân. Thường trong cuộc sống chúng ta chỉ lo thay đổi quả bằng ngọn mà thôi, chứ không thay đổi gốc. VD: Có bệnh, bác sĩ cho uống thuốc để hết bệnh đó là trị bệnh bằng ngọn, không trị gốc. Đó là cách trị tạm thời.
 

1/ Nếu chúng ta nhìn mọi việc dưới con mắt nhân quả thì chúng ta sẽ thấy rõ tại sao nước VN lại có nhiều tham ô, tham nhũng. Đó là quả của tất cả công dân Việt Nam. Nếu mỗi người chúng ta không gieo nhân tham lam thì làm sao gặp được quả có những vị quan tham ô, tham nhũng như vậy. Muốn thay đổi quả chúng ta phải thay đổi nguyên nhân sinh ra quả chứ không thể thay đổi quả được. Thay đổi quả chỉ là tạm thời, hết quả này thì quả khác sẽ có. Bắt được người tham nhũng này sẽ lòi ra nhiều tên tham nhũng khác. Chính tất cả công dân VN phải thay đổi chính mình, từ bỏ tâm tham, gian lận, dối gạt, hơn thua, hối lộ, ...

2/ Khắp nơi trên thế giới đều có thiên tai, sóng thần, lũ lụt, bão to gió lớn, động đất, núi lửa, cháy rừng, dịch bệnh,...Đó là quả. Khoa học ngày càng tiến bộ, họ tìm đủ mọi cách để đối phó, ngăn chặn thiên tai,...Nhưng những gì họ làm chỉ là muốn xử lý cái quả đó, cái ngọn đó thôi, chứ họ không truy tìm nguyên nhân có thiên tai, dịch bệnh,.... Do vậy dù cho họ có tiến bộ, văn minh đến đâu cũng không bao giờ tiêu diệt được những thiên tai đó. Thiên tai sẽ xảy ra hết chổ này đến chổ khác, hết năm này đến năm khác. Hết bệnh này đến bệnh khác sẽ luôn xuất hiện. Muốn thay đổi nhân quả thiên nhiên thì phải thay đổi nguyên nhân tạo ra nó. Trong thiên nhiên lấy sự sống làm cốt lõi, ai tiêu diệt sự sống tất sẽ phải hứng chịu tai nạn xảy đến với sự sống, mạng sống của mình. Con người chính là thủ phạm đó, hằng ngày có hằng triệu các loài động vật bị con người giết  và ăn thịt. Do vậy con người phải trả giá chính bằng những tai nạn, thiên tai, bệnh tật nguy hiểm xảy đến hoặc đe dọa mạng sống của chính họ và những người xung quanh.

3/ Nếu chúng ta không gieo nhân tôn thờ những thần thánh, tạc tượng đúc chuông, mê tín thì làm sao chúng ta gặp phải những người sẵn sàng bỏ trăm ngàn tỷ đồng VN ra đúc tượng ông này bà nọ ? Trách ai đây.

Chúng ta phải thay đổi nhân quả bằng cách nào. Phải thay đổi bằng nền giáo dục đạo đức, nước VN cần có một nền giáo dục lấy đạo đức làm căn bản, làm cốt lõi đào tạo những con người không còn tham lam, xem thường tham lam, quý trọng sự sống của muôn loài...giống như nền giáo dục của Nhật Bản, Úc, Singapore... Chúng ta thấy rõ những vị lãnh tụ Nhật Bản ít ai tham nhũng, họ sẵn sàng xin lỗi, từ chức khi làm sai, họ gánh trách nhiệm, họ làm lãnh đạo vì nước Nhật, vì dân chứ không phải vì bản thân, vì danh vì lợi.

Một đất nước không có nền giáo dục lấy đạo đức làm cốt lõi thì mọi người dân sẽ không biết quý trọng sự sống, vẫn còn tham danh lợi, vì danh lợi sẵn sàng hy sinh mình, người khác và các loài vật khác, mất hết nhân tính, bất chấp tất cả để đạt được mục đích mà không bao giờ nghĩ đến người khác, loài vật khác. Thực tế ở VN dù là cảnh sát, công an, tòa án, quan nhỏ, quan to đều không ai không tham nhũng, nhận hối lộ,... Do vậy, dù có lập ra được ban chống tham nhũng thì cũng vô ích, bởi vì trước sau gì những người chống tham ô, tham nhũng cũng bị lôi kéo tiếp tay cho bọn họ.

Chỉ khi đất nước có được một nền giáo dục đạo đức biết sống trung thực, ly tham, xem thường danh lợi, thì mới mong có những thế hệ trẻ tài đức trong sạch trọn vẹn. Họ sẽ trở thành những vị quan công chức tốt, công an, cảnh sát, những đội chống tham nhũng gương mẫu, sống và làm việc phục vụ dân, vì dân, vì đất nước.

Người có trí tuệ là người có đạo đức, người có đạo đức là người có trí tuệ. Trí tuệ ở đây là biết rõ sống đúng đạo đức sẽ không còn làm khổ mình, khổ người và khổ các loài vật nữa. Người không có trí tuệ chỉ làm theo dục vọng, lòng ham muốn của mình bất chấp nguy hiểm, tai hại ảnh hưởng đến mình, đến người hay các loài vật khác. Người có trí sẽ suy tư kỹ trước mọi lời nói, suy nghĩ và việc làm có đem đến đau khổ hay hạnh phúc cho chính mình, mọi người và các loài vật khác.

Thay vì trách người, hãy nhìn lại mình trước, thay đổi mình sẽ thay đổi tất cả. Nhân quả luôn có tương ưng, từ trường của người thiện sẽ tương ưng với người thiện, điều lành, từ trường của người ác sẽ tương ưng với người ác và sự kiện ác.

Friday 17 July 2015

HÃY ĂN CHAY


Mời các bạn xem video clip: "Cô bé nhỏ làm tan chảy những trái tim"

Những tâm hồn trong trắng của các em bé luôn sáng suốt hơn người lớn chúng ta nhiều trước vấn đề bình đẳng sự sống.

Hãy ăn chay, ăn chay là để trau dồi và rèn luyện tâm từ bi, biết yêu thương và quý trọng sự sống, sinh mệnh của các loài vật khác. Ăn chay vì không muốn thấy sự đau khổ chết chóc của các loài vật khác trước mắt hoặc trong bát cơm của mình. Đó là ăn chay trên ăn chay.

Ăn chay không phải vì sức khỏe, vì sắc đẹp, vì mong muốn hay ước nguyện điều gì cho mình hay cho người hoặc vì những quy định của tôn giáo phải ăn chay vào ngày này, tháng này. Chúng ta ăn chay vì sự quý trọng bình đẳng sự sống của tất cả sinh vật được sinh ra trong thế gian này. Tất cả sinh vật đều có quyền sống bình đẳng như nhau, có quyền được đối xử như nhau, có quyền được tồn tại như nhau. Không ai có quyền cướp sự sống của loài vật khác.

Mẹ tôi là người theo đạo thiên chúa. Bà thường nói con vật được Đức Chúa Trời tạo ra để cho loài người ăn. Tôi suy nghĩ, nếu Chúa Trời tạo ra các loài động vật thì các loài động vật không khác gì con Ngài, vậy Ngài phải thương yêu chúng như thương yêu con người vậy, lẽ nào khi thấy loài người ăn con mình mà mình không buồn sao. Chính con người như tôi đây còn có lòng yêu thương đối với các loài động vật, khi thấy các loài động vật bị sát hại, bị ăn thịt còn thấy ghê rợn trước những hành động của con người, nói chi là Đức Chúa Trời có lòng yêu thương vĩ đại hơn tôi.

Nếu các loài vật do Đức Chúa Trời tạo ra cho con người ăn, vậy tại sao con người ăn vào lại bệnh, bệnh cao máu, tiểu đường,... lẽ nào lại khuyên con người ăn những thứ mang mầm bệnh vào cho mình sao? Đó không khác gì là cho ăn thuốc độc. Lẽ nào Đức Chúa Trời không có lòng yêu thương con người sao.

Không phải vậy đâu các bạn à. Nếu có tồn tại một Đức Chúa Trời thì Ngài không bao giờ dạy con người ăn các loài vật khác đâu. Chỉ có con người mới làm những chuyện đó mà thôi.

Sự sống rất quý giá, tất cả những loài vật cũng có tình, tình người, tình bạn, tình đồng loại như chúng ta, chúng cũng biết đau, biết, vui, biết buồn, biết nguy hiểm, biết can đảm cứu người, cứu đồng loại của chúng. Hãy ăn chay, trở thành một người ăn chay. Mỗi ngày chúng ta ăn chay là sẽ có ít đi vài sinh mạng bị giết, tức có vài sinh mạng được sống vì ta. Đó không phải là việc thiện nên làm sao. Hay phải gọi là đi làm từ thiện mới gọi là việc thiện.

HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO VỆ SINH LÀM SẠCH VIỆT NAM

Mỗi sáng quét sân là một thói quen vận động tốt làm sạch trước sân nhà mình, con hẻm khu phố mình ở, con đường mình và mọi người đi, bởi vì vệ sinh sạch bụi rác sẽ giúp cho bụi không bay vào nhà, vợ con không phải cực lau quét nhà, trẻ em không phải hít bụi khi chơi trước sân, người người không phải hít bụi khi đi hoặc chạy xe ngoài đường. một đất nước văn minh sạch ít bụi, không có rác.

Khi chúng ta không phải hít bụi, thì không bị các bệnh như ho, đàm, đau mắt,... Đây là những gì tôi học được từ người em rễ của mình. Mặc dù phải đi làm, đưa con đi học, em rễ tôi vẫn mỗi ngày dành thời gian hoặc sáng sớm hoặc sau khi đi làm về quét sân trước nhà.

Cảm giác lần đầu quét sân còn cảm thấy ngại ngùn, chỉ quét trước sân nhà mình, nhưng nghĩ lại mình đang làm lợi ích cho mình, cho gia đình, cho hàng xóm láng giềng, cho đất nước thì có gì đâu mà ngại, sau khi nghĩ như vậy thì có can đảm lên, tự tin hơn, cảm thấy rất vui khi chỉ với một việc nhỏ như vậy mà đã mang lợi ích cho bao nhiêu người và cho đất nước. Do vậy, từ từ trở thành tự nhiên, không còn e ngại, có khi thấy rác trước nhà hàng xóm cũng quét luôn.

Quét sân là một đức hạnh vệ sinh mang lợi ích đến cho mình, cho người, cho đất nước. Lợi ích lớn như vậy, xin các bạn hãy hưởng ứng phong trào vệ sinh làm sạch Việt Nam và share rộng đến tất cả bạn bè, người thân để chúng ta cùng đồng tâm, đồng lòng xây dựng một đất nước Việt Nam xanh tươi, sạch sẽ không khác gì những nước tiên tiến khác như Singapore, Nhật, Mỹ,... "Một cây làm chẳng nên no, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"


Mời bạn đọc bài báo "Cô bé 5 tuổi quét rác trên đường phố"

Wednesday 15 July 2015

ĐẶT TÌNH THƯƠNG VÀO TẤT CẢ


Cuộc sống càng tươi đẹp khi chúng ta biết đặt lòng yêu thương vào từng việc làm, lời nói và suy nghĩ.

- Người phụ nữ biết đặt tình yêu vào việc nấu nướng, bao giờ cũng cho ra những món ăn ngon.
- Một bác sĩ biết đặt tình yêu thương vào công việc và bệnh nhân như quan tâm, chăm sóc, thăm hỏi, khám nghiệm kỷ lưỡng sẽ giúp bệnh nhân hết bệnh nhanh hơn.
- Một vị kỷ sư đặt tình yêu thương vào công việc như quan sát kiểm tra, bảo trì cẩn thận, kỹ lưỡng từng chút, từng công đoạn, từng bộ phận, đúng thời gian thì máy móc sẽ bền, chạy đều tốt, ít bị hỏng vặt.
- Một vị thầy/cô giáo đặt lòng yêu thương vào việc giảng dạy thì sẽ biết yêu thương học trò, dạy trò đạo đức sống qua từng hành động thực tế cụ thể, làm gương sáng đạo đức cho trò, quan tâm đến trò, phương pháp dạy có tính sáng tạo giúp học trò hiểu bài nhanh, sâu, lâu, học không thấy chán, sẵn sàng dành thời gian ra khuyến khích động viên và dạy thêm cho trò mà không đòi hỏi bất kỳ một sự đáp trả nào.
- Một công dân đặt lòng yêu thương vào đất nước thì sẽ không vị phạm luật pháp, ý thức tự giác giữ gìn môi trường sống sạch, không xả rác, không để thải khí độc, chất độc ra môi trường,...
- Một vị quan biết đặt lòng yêu thương vào đất nước thì sẽ biết yêu thương dân, lo cho dân, lắng nghe dân, không nhận hối lộ, tham nhũng, mạnh tay diệt trừ những tệ nạn xấu như hối lộ, tham nhũng và độc tài trong những bộ phận của cơ quan nhà nước,...
- V.v....

Còn rất nhiều các bạn à, chỉ cần mỗi mỗi con người chúng ta ý thức biết đặt lòng yêu thương vào từng suy nghĩ, lời nói và việc làm hằng ngày thì chúng ta sẽ thấy rõ chính mình đem niềm vui và hạnh phúc đến cho chính mình, gia đình, xã hội và môi trường sống này.

Tuesday 14 July 2015

SỰ THÀNH THẬT CỦA CHÚNG TA ĐẾN ĐÂU ?

Thành thật là một đức hạnh đạo đức cao đẹp, nhưng chúng ta rất dễ đánh mất qua những hành vi nhỏ trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ khi muốn bảo vệ hoặc che đậy cái tôi, cái sai, dục vọng, tham muốn của mình. Chúng ta hãy thử xem qua những câu hỏi dưới đây.

1. - Khi có người hỏi bạn có biết điều gì đó không ? Mặc dù bạn biết, có bao giờ bạn trả lời là "không biết" không ?
2. - Khi có người hỏi bạn có thấy điều gì đó không ? Mặc dù bạn thấy, có bao giờ bạn trả lời là "không thấy" không ?
3. - Khi có người hỏi bạn nghĩ như thế nào về một điều gì đó, câu trả lời có phải là A chứ không phải B? Bạn có trả lời là  “ừ đúng vậy” (dù bản thân không nghĩ thế )
4. - Khi có người hỏi bạn có làm hay nói điều gì đó không? Mặc dù bạn có làm, có nói bạn có trả lời "không làm" hay "không nói" hay không?
5. -Nếu có người hỏi bạn có bao giờ ăn vụng, trốn học, đi chơi, làm những nghề không trong sạch, đi thi copy bài, hối lộ, nhận hối lộ, tham nhũng, ăn chận, ăn xén, rút tỉa kho nguyên vật liệu,...bạn trả lời là không, nhưng thực sự là có làm không ?
6. - Khi bị cha mẹ hoặc người lớn hỏi tội, bạn sẽ trả lời như thế nào ? Bạn có trả lời “không chỉ có mình con” (dù bản thân đã làm),
7. - Khi cha mẹ hoặc người lớn hỏi bạn có làm việc gì đó không ? Bạn có trả lời: “không liên quan đến con” (dù có liên quan đến bản thân).
8. - Khi muốn con cháu ăn cơm hoặc nín khóc, bạn nói ăn, nín đi rồi cha mẹ, dì, cậu mua đồ chơi cho, khi chúng ăn hoặc nín xong, bạn không có mua cho chúng, có khi nào như vậy chưa?
9. - Bạn có hù dọa trẻ em bằng những danh từ, "vào đó có ma đó", hoặc "có ông kẹ đó" không?
10. - Khi con cái gây gỗ đánh nhau với bạn hàng xóm hoặc trong lớp, bạn có bao giờ chỉ bênh vực con mình mà đổ lỗi hết cho bạn chúng không?
11. - Khi bạn làm một điều gì đó xấu và được hỏi? Bạn có đổ lỗi cho người khác không? hoặc nói là "không có làm" không ?
12. - Khi bạn đi làm, bạn có dùng máy móc và dụng cụ văn phòng làm việc riêng không?
13. - Khi làm việc gì hay đi làm, bạn có đặt tình thương vào công việc hay không hay chỉ mong làm cho xong việc, mong hết giờ để nghỉ, để về ?
14. - Đi làm nhận tiền mặt, bạn có khai thuế không?
15. - Nhà cho thuê hoặc có thu nhập khác ngoài đi làm ra, bạn có khai thuế tiền cho thuê nhà hoặc các thu nhập khác không?
16. - Bạn có vì mục đích muốn có công ăn việc làm, nhận trợ cấp xã hội, bạn có khai gian thông tin không? VD: Khai ly hôn để nhận tiền nuôi con, khai bị thần kinh để nhận tiền bệnh,...
17. - Có khi nào bạn làm xong việc nói "chưa xong", khi chưa xong nói "xong" không?
18. - Khi đến những nhà vệ sinh công cộng bạn có trốn không trả tiền hay là tìm cách không trả?
19. - Khi đến rạp xem phim bạn có mua vé cho tất cả phim mình xem không hay là mua một vé rồi vào xem hết phim này đến phim khác.
20. - Khi đi chợ trời mua hàng, có bao giờ bạn không trả tiền vé vào cửa hay là tìm cách chui lổ chó, chui hàng rào vào không?
21. - Khi đến siêu thị, rạp hát, nơi cần xếp hàng, có khi nào bạn không xếp hàng theo thứ tự hay tìm cách chen ngang không?
22. - Khi mua hàng, chủ hàng trả tiền dư cho bạn, bạn có bỏ đi không trả lại không ?
23. - Khi có người muốn mượn tiền hoặc vật gì, bạn có nói "không có" không, mặc dù bạn có tiền hoặc vật đó để cho mượn?
24. - Khi bạn đến nhà người khác chơi, họ đang ăn cơm, họ mời bạn ăn chung, bạn có từ chối và nói rằng bạn ăn rồi, mặc dù bạn chưa ăn không ?
25. - Bạn không biết thần linh, ngọc hoàng thượng đế, đức chúa Trời, thánh thần, ma quỷ, Phật A di đà,... có hay không, vậy bạn có nói với người khác là bọn họ có tồn tại hay không?
26. - Có bao giờ bạn dùng giấy tờ giả, hóa đơn giả, bằng cấp giả hay không ?
27. - Có bao giờ bạn dùng tên giả, hình ảnh giả để lường gạt hay không ?
28. - Bạn có phóng đại sự việc nào đó bao giờ chưa?
29. - Bạn có bịa chuyện, phao tin đồn giả nói về một chuyện nào đó không có thật xảy ra chưa ?
30. - Bạn có bao giờ nói chuyện có nói không, chuyện không nói có, chuyện trắng nói đen, chuyện đen nói trắng chưa ?.
31. - V.v....


Đối với sự thành thật, còn rất nhiều điều. Tôi đã từng liệt kê chúng qua bài "Đức Thành Thật". Các bạn có thể xem thêm tại đây.

NỘI DUNG SÁCH ĐẠO ĐỨC LỚP 3-4 CỦA HỌC SINH NHẬT


Tiếp theo bài viết Học sinh Nhật học đạo đức như thế nào, giới thiệu nội dung của SGK Đạo đức dành cho lớp 1-2,  kỳ này Kilala xin được tiếp tục giới thiệu đến độc giả Việt Nam những nội dung của SGK Đạo đức dành cho học sinh lớp 3,4. Khung nội dung sẽ vẫn được giữ nguyên, chỉ có điều nội dung trong mỗi phần đều được nâng cao hơn phù hợp với lứa tuổi lớp 3, 4.   Mới xem qua thì thấy không có gì mới lại so với lớp 1,2... Nhưng thật ra, qua đó chúng ta có thể thấy được rằng người Nhật chú trọng đến các nội dung cơ bản này đến thế nào, chính vì vậy mới dạy lặp đi lặp lại các nội dung nhưng mở rộng và nâng cao dần, sao cho những điều cơ bản này thấm sâu vào tâm trí các học sinh, trở thành những điều bình thường quen thuộc đến hiển nhiên trong đời sống hàng ngày của mỗi người khi trưởng thành.

Nội dung sách Giáo khoa Đạo đức 3-4

Trang đầu tiên là trang tự giới thiệu bản thân thông qua các câu hỏi: trò chơi yêu thích nhất, món ăn yêu thích nhất, môn thể thao yêu thích nhất, giỏi cái gì nhất, đam mê cái gì nhất, thích câu chuyện hay cuốn sách nào nhất, thích nhất ở bản thân điều gì, mục tiêu tương lai, giấc mơ của em là gì.  Khép lại cuốn sách, trang cuối là tự bản thân ghi lại những việc mình đã học được, làm được và ý kiến của người thân.
Ứng với mỗi một bài học đạo đức là một câu chuyện cảm động liên quan đến nội dung ấy, nhưng trong phạm vi bài viết không thể tóm tắt hết được.

Phần I: Nâng cao năng lực và phẩm chất của bản thân

☀ Tự mình xây dựng cho bản thân thói quen sinh hoạt khoa học, đúng chừng mực: ăn uống điều độ không kén chọn đồ ăn, biết dọn dẹp đồ sau khi chơi, tự lau dọn phòng, tự giác học và ôn lại bài, không dùng đồ đạc một cách lãng phí, chơi hòa đồng cùng bạn bè, rèn luyện thói quen dậy sớm ngủ sớm, ăn uống chỉ giữ 8 phần bụng chứ không ăn no. Câu chuyện tham khảo: Ông lão đánh cá và con cá vàng
☀Hãy tìm ra con đường của riêng mình: Dù cho con đường đó là thẳng tắp, hay ngoằn ngoèo, gập ghềnh trắc trở, chật hẹp hay thênh thang, dù cho nó có trải dài đến đâu thì đó cũng là con đường mà chúng ta sẽ gặp được rất nhiều điều mới lạ trên đó, một trong số đó chính là gặp gỡ với chính bản thân mình, một con người tuyệt vời như mình vốn được sinh ra như thế.
☀ Việc gì đã quyết thì hãy làm đến cùng: Việc nuôi dưỡng cho bản thân tinh thần cầu tiến, cầu thị là điều rất quan trọng. Nên đề ra các mục tiêu và cố gắng đạt được mục tiêu ấy. Hãy tham khảo về cuộc sống của các vận động viên thể thao để làm tấm gương phấn đấu cho bản thân.  
☀ Có dũng khí bảo vệ lẽ phải: Hãy khiến bản thân mình trở thành một người có dũng khí. Nếu khi nào cảm nhận ta không đủ dũng khí hãy suy nghĩ xem vì sao bản mình lại không đủ dũng khi bảo vệ lẽ phải. Thử tìm ở bản thân những việc nào mình cho là có dũng khí.
☀ Hãy sống với trái tim thành thật và vui tươi: Nếu bản thân mình sống thành thực với chính mình thì tinh thần luôn thanh thản, vui tươi. Tìm kiếm bên trong con người mình trái tim thành thực bằng cách trước tiên hãy thường xuyên dùng những lời nói “xin lỗi, cảm ơn, cái đó là con làm, cái đó không được đâu, giỏi quá…”, đồng thời tránh dùng những lời nói “không biết” (dù bản thân biết), “không thấy” (dù bản thân có nhìn thấy), “ừ đúng vậy” (dù bản thân không nghĩ thế), “không chỉ có mình con” (dù bản thân đã làm), “không liên quan đến con” (dù có liên quan đến bản thân). Trước mỗi việc hướng bản thân đến cuộc giằng co giữa hai vế “thành thực” và “giả dối”, để cân đo xem hậu quả nhận được sẽ ra sao nếu mình nghiêng về mỗi vế.  
☀ Hãy phát huy những điểm mạnh của bản thân: Những điểm mạnh của bản thân là gì có thể không phải là điều gì quá to tát mà chỉ là: chào hỏi mọi người rõ ràng, dịu dàng với các em nhỏ, vui vẻ với bạn bè, tích cực lao động…Đồng thời thử nhìn nhận có điểm nào ở bản thân cần phải khắc phục. Việc đọc những tấm gương của những nhà khoa học, học giả, vận động viên, …những người nổi tiếng để học tập cách phát huy điểm mạnh ở bản thân họ như nào là một việc nên làm.

Phần II: Bản thân trong mối quan hệ với người khác

☀ Luôn chân thành với tất cả mọi người: Việc thể hiện sự lễ nghi và đúng phép tắc trong giao tiếp hay ứng xử với mọi người là điều rất quan trọng. Mỗi người đều cần tạo cho mình thói quen chào hỏi như trước khi đi, hay khi đi đầu về, khi gặp người khác, tiếp đến là học cách trả lời khi nhận điện thoại, khi nói chuyện với người lớn, khi nói với bạn bè. Rồi các quy tắc trong sinh hoạt hàng ngày như mời mọi người ăn cơm, khi nghe người khác nói thì nghe hết câu mà đừng ngắt lời, nên quan tâm đến mọi người xung quanh. 
☀ Luôn thân thiện và biết suy nghĩ cho người khác: Nuôi dưỡng tấm lòng nhân ái biết giúp đỡ người gặp khó khăn, biết an ủi khi người khác buồn, khi người khác vui biết chia sẻ niềm vui cùng họ. Và điều cơ bản nhất trong mối quan hệ với mọi người chính là một trái tim biết sống vì người khác.  
☀ Hãy cùng bạn bè thấu hiểu lẫn nhau: Các em có biết có bạn bè là một điều tuyệt vời không. Vì đó là người sẽ an ủi khi ta buồn, lắng nghe và cho lời khuyên khi ta cần tâm sự, khi ở cùng nhau sẽ là những giây phút vui vẻ. Hãy luôn nhìn những mặt tốt của bạn bè, và cảm nhận tầm quan trọng của bạn bè đối với mình như thế nào.
☀ Hãy có thái độ biết ơn, và kính trọng với mọi người: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đều nhận được sự giúp đỡ và che chở từ rất nhiều người. Đó không chỉ là gia đình đã nuôi ta khôn lớn cho ta ăn học, không chỉ là thầy cô đang dạy dỗ ta, đó là tất cả mọi người trong xã hội này, người may quần áo cho ta mặc, làm ra nước máy cho ta dùng, trồng ra thực phẩm cho ta ăn, làm sạch đường phố cho ta đi…vì thế chúng ta nên có thái độ thành kính và trân trọng với tất cả mọi người.

Phần III: Chạm vào sự sống

 ☀ Hãy coi trọng cuộc sống: Thế nào gọi là chúng ta đang sống và sống một cách tích cực. Chúng ta ăn uống, hít thở, cười nói hàng ngày cũng là đang sống, luôn cố hết sưc mình cho mọi việc, hay dù gặp bệnh tật khó khăn cũng không buông xuôi thì đó cũng là sống. Vì sao sống lại quan trọng. Vì trong cuộc sống, chúng ta cần sự giúp đỡ của rất nhiều người, cũng như có thể giúp đỡ lại cho rất nhiều người, nên luôn cố gắng sống tốt mỗi ngày.  
☀ Hãy coi trọng thiên nhiên và các loài động thực vật: Động vật và thực vật cũng có một sức sống. Các em hãy tìm xung quanh mình những hình ảnh các động thực vật đó để cảm nhận sự sống kỳ diệu của chúng. Đồng thời trong thế giới động thực vật có những loài có sức sống vô cùng kỳ diệu. Đó là con ve lột xác, là cây sakura nứt đá để mọc lên…
☀ Hãy biết cảm nhận vẻ đẹp của tự nhiên: Vẻ đẹp của thiên nhiên có một sức mạnh kỳ diệu có thể khiến chúng ta cảm động đến sững sờ bởi ẩn sâu trong mỗi vẻ đẹp là sức mạnh kỳ diệu và thần bí. Các em hãy thử kể những phong cảnh thiên nhiên khiến trái tim mình rung động.

Phần IV: Sinh hoạt trong cộng đồng

☀ Hãy tôn trọng quy tắc mà xã hội đặt ra: Việc tôn trọng những quy tắc, hành vi ứng xử được xã hội quy chuẩn là điều rất quan trọng. Ví dụ như việc chúng ta xếp hàng để nhận chờ tiếp tế trong cơn động đất sóng thần ở miền Đông Bắc năm 2011 chính là một ví dụ điển hình cho điều ấy. Các em hãy tìm ra cho mình những thói quen và quy tắc để cùng mọi người vui vẻ cùng nhau trong sinh hoạt ở trường học như lớp học, thư viện, nhà ăn tập thể, rồi đến những thói quen nơi công cộng như khi nào sang đường, nhà vệ sinh công cộng, xếp hàng mua đồ…
Đặc biệt có những quy tắc mà tất cả chúng ta đều không được phạm phải: không làm tổn thương người khác, không lấy đồ của người khác, không nói dối, không bắt nạt kẻ yếu, không làm hành động hèn nhát như nói xấu người khác sau lưng, quay cóp…      
☀ Hiểu tầm quan trọng của lao động: Các em hãy cùng nghĩ xem vì sao lao động lại quan trọng. Lao động mới tạo ra của cải vật chất và tinh thân để duy trì cuộc sống trong xã hội mà chúng ta đang sống. Mỗi người một công việc từ cô y tá, bác công nhân, chú lính cứu hỏa, giáo viên, bác nông dân, nhân viên văn phòng…. Ở trường học hay ở nhà em có thể tham gia vào những công việc nào (dọn lớp, dọn đồ ăn cho bạn, giúp mẹ làm việc nhà..)
☀ Cùng nhau chia sẻ với mọi thành viên trong gia đình: Gia đình chính là người luôn ở bên bảo vệ và dõi theo mỗi bước trưởng thành của chúng ta. Khi chúng ta được sinh ra ai chăm sóc chúng ta, ai dẫn chúng ta đến trường buổi đầu tiên, ai chăm khi chúng ta ốm nếu không phải là gia đình, là những người luôn yêu thương ta hết mực với tình yêu vô điều kiện.  
☀ Cùng nhau đoàn kết, hợp tác với bạn bè để tạo ra mái trường vui vẻ: Mái trường là nơi thầy cô dạy dỗ chúng ta bao điều, là nơi chúng ta cố gắng để phát huy những năng lực của mình, là nơi cùng bạn bè vui chơi với nhau trong các hoạt động tập thể, và là nơi cho chúng ta rất nhiều kỉ niệm đẹp. Vì thế hãy tích cực trò chuyện với bạn bè, tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa.   
☀ Hãy yêu quê hương vì “quê hương là chùm khế ngọt”: Quê hương chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn ta khôn lớn. Hãy kể xem em yêu quê em nhất ở điều gì.
☀ Coi trọng những giá trị văn hóa truyền thống: Văn hóa truyền thống của Nhật Bản là những giá trị văn hóa được truyền lại từ xa xưa ví dụ như trang phục Kimono, các món ăn Nhật, nhà kiểu Nhật, các lễ hội truyền thống trong năm mà chúng ta phải gìn giữ. Hãy cùng tìm hiểu nét văn hóa truyền thống của các quốc gia khác trên thế giới.

Kết luận

 “Bất kỳ ở đâu, bất kỳ khi nào, bao nhiêu lần đi nữa các em hãy giở cuốn sách đạo đức, để suy nghĩ xem trong cuộc sống điều gì là quan trọng nhất đối với chúng ta, và hãy phát huy nó trong đời sống của bản thân mình”. Cha mẹ cũng có thể dùng nó để dạy dỗ con cái. Có thể nói, điều khác biệt nhất trong việc dạy Đạo đức trong nhà trường ở Nhật Bản không chỉ là nằm ở nội dung, mà còn cách giảng dạy thiết thực và sinh động. Chính vì vậy, để lại dấu ấn rất sâu sắc trong tâm hồn và ý thức của mỗi học sinh.

HỌC SINH NHẬT HỌC ĐẠO ĐỨC NHƯ THẾ NÀO ?

(Nguồn: Trang web Kilala )

 Người Nhật cho rằng “Sách giáo khoa Đạo đức đảm đương vai trò vô cùng quan trọng, đó là nuôi dưỡng tính nhân văn trong mỗi con người, dạy trẻ em biết suy nghĩ cho người khác, bên cạnh những bài học về bản thân, cách giao tiếp xã hội, ý thức quy phạm, để từ đó các con tự tin tạo dựng một cuộc sống tích cực, tốt đẹp hơn”. Qua bài viết này, Kilala xin giới thiệu đến độc giả nội dung của sách giáo khoa Đạo đức lớp 1,2 ở Nhật. Có thể thấy rằng ngay từ lớp nhỏ nhất, các em đã được dạy đầy đủ các bài học đạo đức và kỹ năng cơ bản để xây dựng nên những con người có phẩm cách cũng như một xã hội văn minh.

NỘI DUNG

Cách sử dụng

Trên lớp, các học sinh sẽ đọc câu chuyện rồi cùng nhau suy nghĩ, viết ý kiến cá nhân vào chỗ trống, chia nhóm để thảo luận. Về cơ bản, cô giáo chỉ là người giúp học sinh tổ chức thảo luận hoặc đưa ra câu hỏi thôi chứ không thuyết giảng mà để tự học sinh bày tỏ ý kiến của mình.Dù đúng dù sai thì mỗi em đều có thể trình bày nhận thức của mình. Nếu sai, cô giáo có thể tìm cách hỏi han và trao đổi để giúp học sinh ấy nhận ra. Điều cơ bản của tiết đạo đức là “để học sinh bày tỏ suy nghĩ riêng của các em về vấn đề này, chia sẻ với các bạn về việc thực hành nó trong cuộc sống hàng ngày...” Ngoài ra, các em còn về nhà trao đổi, hỏi han người lớn trong gia đình hoặc hàng xóm. Vì thế, SGK Đạo đức ở Nhật không chỉ dùng trong nhà trường mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ từ gia đình, người thân, hàng xóm và cả khu dân cư nơi học sinh ở.

Nội dung sách Giáo khoa Đạo đức 1-2

Trang đầu tiên bao giờ cũng là tự giới thiệu bản thân thông qua các câu hỏi. Ví dụ với học sinh lớp 1 sẽ là đồ ăn em thích ăn nhất, việc gì em giỏi nhất, điều gì em quý trọng nhất, kỷ niệm vui nhất của em là gì, em thích chơi trò gì nhất, giấc mơ sau này của em?... Học sinh lớp 2 sẽ có câu hỏi giống hệt như vậy. Vì có thể qua thời gian mỗi em sẽ thay đổi trong suy nghĩ và sở thích của mình. Những câu hỏi đại khái như vậy sẽ giúp người khác hình dung được cá tính và con người mỗi học sinh. Trang cuối là tự bản thân ghi lại những việc mình đã học được, làm được và ý kiến của người thân.

Phần I: Khám phá bản thân

☀ Tạo thói quen sinh hoạt hàng ngày đúng quy tắc, với tinh thần phấn chấn vui tươi
☀ Hãy tích cực và hăng hái với mỗi việc mình làm, việc của bản thân không nhờ vả người khác
☀ Khi làm việc tốt tâm trạng sẽ rất vui, bản thân sẽ có động lực để tiến lên phía trước nên những việc tốt dù là nhỏ bé đi nữa hãy cứ làm: nhặt rác bỏ vào thùng, nhường ghế cho người già,... Học sinh sẽ cùng nhau thảo luận đưa ra ý kiến của mình về những việc như nói dối, nói xấu bạn, giấu đồ của bạn, nói chuyện riêng, ăn cắp đồ của bạn...
☀ Làm thế nào để mỗi ngày đều sống trung thực với bản thân, ngay thẳng, không nói dối, làm điều xấu lại đổ lỗi cho người khác...

Hãy luôn chào hỏi người khác với thái độ thân thiện
Không nên làm những điều xấu như chơi xấu bạn, ăn cắp, vẽ bậy...

Phần II: Bản thân trong mối quan hệ với người khác

☀ Chào hỏi mọi người: một ngày chúng ta gặp rất nhiều người vì thế chào hỏi là điều cần thiết và giúp kết nối chúng ta với mọi người, lời chào hỏi sẽ đem lại tâm trạng vui vẻ cho tất cả mọi người, kể cả bản thân ta.
☀ Giúp đỡ người khác: mang đồ nặng giúp người già, đấm lưng cho ông bà, giúp đỡ em nhỏ... Cảm ơn người đã giúp đỡ mình.
☀ Hãy vui vẻ đoàn kết với bạn bè.


Hãy là một thành viên tích cực trong gia đình

Phần III: Chạm vào sự sống

 ☀ Hãy coi trọng sự sống, mầm sống và sinh mệnh của muôn loài: con người, động vật, cỏ cây, và đặc biệt hãy nghĩ rằng bản thân mình sống cũng là một điều kỳ diệu và tuyệt vời.
☀ Học cách chăm sóc con vật, cây cối để có trái tim nhân ái biết yêu thương động vật, cây cỏ.
☀ Hãy tìm trong cuộc sống và thiên nhiên những gì khiến tinh thần sảng khoái. Có phải đó là khi nhìn thấy cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nghe một bản nhạc hay, có một cuộc trò chuyện thú vị,... hãy tích cực tìm kiếm những điều đó.
Luôn quan tâm giúp đỡ người xung quanh

Phần IV: Sinh hoạt trong cộng đồng

☀ Công viên, nhà ga, đường phố, hàng cây đều là của chung nên phải có những quy tắc ứng xử nơi cộng cộng nhằm gìn giữ cho cả cộng đồng: không bẻ cây, không phá đồ, giữ gìn của chung, tuân thủ luật lệ giao thông,...
☀ Yêu lao động: cần nhận thức rằng lao động là hành động tốt đẹp, hãy trân trọng những con người lao động dù họ làm bất cứ nghề gì.
☀ Gia đình là quan trọng nhất đối với mỗi con người. Hãy tham gia vào mọi việc trong gia đình vì mình là một thành viên trong đó: giúp mẹ trông em, quét nhà, dọn dẹp, rửa bát nấu cơm...
☀ Hãy trải nghiệm sinh hoạt vui vẻ ở trường học: đọc sách ở thư viện, phòng giáo viên, giữ gìn nhà vệ sinh, các phòng học, nhà ăn,...
☀ Tích cực tham gia vào các hoạt động của khu phố hoặc của địa phương như là lễ hội, giữ gìn công viên, thư viện,...
Dù làm bất cứ điều gì cũng hãy làm một cách thật nghiêm túc, tận tâm.

Kết luận

Mỗi cuốn SGK Đạo đức gồm nhiều bài học,  đưa ra đề tài dưới hình thức câu chuyện, và có phần để học sinh ghi lại những điều đã thực hành, hoặc ghi ý kiến, nhận xét của người thân hoặc người xung quanh về bài đạo đức đó của trẻ. Và những người soạn sách nhắn nhủ rằng “Bất kỳ ở đâu, bất kỳ khi nào, bao nhiêu lần đi nữa các em hãy giở cuốn sách đạo đức, để suy nghĩ xem trong cuộc sống điều gì là quan trọng nhất đối với chúng ta, và hãy phát huy nó trong đời sống của bản thân mình”. Cha mẹ cũng có thể dùng nó để dạy dỗ con cái. Có thể nói, điều khác biệt nhất trong việc dạy Đạo đức trong nhà trường ở Nhật Bản không chỉ là nằm ở nội dung, mà còn cách giảng dạy thiết thực và sinh động. Chính vì vậy, để lại dấu ấn rất sâu sắc trong tâm hồn và ý thức của mỗi học sinh.

ĐỨC LY THAM BÌNH ĐẲNG

(Câu chuyện dưới đây được trích ra từ bài viết "Vì Sao Dân Nhật Không 'Ăn Cắp'" )

Anh Hà Minh Thành một người Việt ở Nhật Bản đã gửi mail kể một câu chuyện như sau: “Tối hôm qua em được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng em chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, em sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe em hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh em mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của em bị rơi ra ngoài, em nhặt lên đưa cho nó và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói.”


Thằng bé nhận túi lương khô của em, khom người cảm ơn. Em tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, em hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”.

Em nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác khóc để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy em một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.”

GIÁO DỤC LẤY ĐẠO ĐỨC LÀM CỐT LÕI

Tại Nhật, giáo dục lấy đạo đức là cốt lõi. Đạo đức là cốt lõi là điều mà một học sinh phải biết đến đầu tiên.

Nhật Bản trở thành một nước có nền giáo dục tiên tiến là nhờ thực hiện tiêu chí “con người = đạo đức”, đề cao tính tự lập và tinh thần kỷ luật.

Giáo dục Nhật Bản vận hành theo nguyên lý “mỗi người học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức”.

Phương châm của người Nhật là: “Cần phải nhắm tới thực hiện xã hội ở đó từng công dân có thể mài giũa nhân cách bản thân…”

Giáo dục đạo đức được dạy từ nhỏ rất kỹ về lý thuyết, đặc biệt về thực hành, liên hệ thực tiễn, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, học sinh được thực hành hành vi đạo đức ở mọi lĩnh vực nên hành vi đạo đức được hình thành ở mọi học sinh.

Không có hiện tượng quay cóp, ăn cắp, bạo lực học đường. Học sinh thể hiện tình yêu thương, kính trọng thầy cô, tình thân ái với bạn bè đúng mức. Các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh là ít và cá biệt chứ không nổi cộm.

Ở ngoài xã hội, học sinh Nhật luôn là người ứng xử có văn hóa. Người Việt Nam hay nước ngoài đến Nhật Bản có thể thấy có nhiều cây ăn trái chín trĩu quả, hay những cây hoa cảnh khoe sắc hấp dẫn ở công viên, ở hai bên đường đi. Nhưng không hề có ai có suy nghĩ hái những bông hoa hay trái cây đó cả.

(Trích đoạn từ http://www.gocnhinalan.com/nhung-cuon-sach-hay/vi-sao-dan-nhat-khong-cap.html)

Thursday 23 April 2015

THIỆN VÀ ÁC

Như thế nào gọi là thiện, như thế nào gọi là ác. Thiện ác phân biệt như thế nào? 

Thiện ác luôn có ranh giới và tiêu chuẩn của chúng. Chúng ta không thể nào nói rằng không thể phân biệt được thiện ác, hoặc nói rằng trong cuộc sống này không có thiện và ác rõ ràng mà chỉ có tương đối thôi.

Nếu không có ranh giới hoặc tiêu chuẩn thì trong xã hội không có những danh từ ma quỷ, thiên đàng, thần thánh, xấu ác, địa ngục, đạo đức, chư thiên... Thiên đàng, chư thiên, thần thánh là tượng trưng cho những điều thiện hoặc người thiện, còn những danh từ như ma quỷ, địa ngục, ngạ quỷ là tượng trưng cho những việc hoặc người ác.

Vậy tiêu chuẩn của chúng là gì? và chúng thường thể hiện ở đâu ?

Thiện ác thường thể hiện ở 3 nơi: suy nghĩ, lời nói và việc làm.

Tiêu chuẩn của chúng là phàm là sự việc gì nếu như những suy nghĩ, lời nói và việc làm có đem đau khổ đến cho chính mình, người khác hoặc các loài vật chúng sinh (có sự sống khác) thì được xem là ác, ngược lại thỏa mãn đủ 3 điều kiện (1- không làm khổ mình; 2- không làm khổ người;3- không làm khổ các loài vật có sự sống khác) thì được gọi là thiện.

Nếu không thỏa mãn được 3 điều kiện trên, chỉ thỏa mãn 1 hoặc 2 thôi thì vẫn chưa được gọi là thiện, vẫn còn gọi là ác. Chính do chổ này mà tại sao bao người làm việc thiện vẫn thấy đau khổ, vẫn thấy chưa được hoàn hảo, vẫn thấy hối hận, dày vò, ăn năn, lo lắng, sợ hãi, phiền muộn hoặc phải lãnh những hậu quả xấu, vẫn phải bị quả báo, tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn,...

Ví dụ: - Có người sống rất tốt, giúp đỡ người. Tại sao vẫn bị bệnh, tai nạn, bởi vì họ vẫn còn giết hại và ăn thịt các loài vật khác.

- Có người suốt đời hy sinh vì con cái gia đình làm đủ mọi nghề, tìm đủ mọi cách để kiếm tiền nuôi con, lo cho người thân nhưng tại sao gia đình hoặc chính bản thận họ vẫn bất an, bệnh tật, tai nạn, bởi vì những đồng tiền họ làm ra bằng những nghề ác hoặc họ luôn có những hành động ác như buôn bán thịt động vật sống hoặc chết (mở quán ăn), giết hại động vật để ăn thịt hoặc để buôn bán.

- Có người giàu có, nhưng tại sao con cái hư hỏng, phá tán tài sản, bởi vì con cái không được dạy và học đạo đức nhân bản nhân quả và những đồng tiền họ kiếm được là do tham lam, tham nhũng, hối lộ, lường gạt, dối trên lừa dưới,...

- Có những người sinh ra đã nghèo, lại gặp thiên tai lũ lụt, sóng thần,... bởi vì họ đã từng hoặc đang sống bằng những nghề ác như đánh bắt cá, săn bắn, ...

- Có người biết cướp tiền của người giàu chia cho người nghèo mà vẫn bị bắt, bị giam, bị đánh, bị giết, đó là vì cướp của là một hành động ác, tuy giúp người nhưng lại làm khổ mình, biến mình trở thành kẻ phạm tội, làm trái pháp luật, bị săn đuổi,...


-v.v...

Cuộc đời là một trường đời trải nghiệm, nếu không nhận ra được những tiêu chuẩn thiện này thì sẽ thấy cuộc đời bất công.

Đức Phật đã chỉ rõ cho con người thấy những điều kiện của thiện ác nằm ở ngũ giới, mười điều lành và mười điều ác. Tư duy rõ về mười điều lành và mười điều ác thì chúng ta sẽ có một khái niệm chắc chắn về thiện và ác. 

Người biết gieo nhân thiện thì chắc chắn sẽ gặt quả thiện, gieo nhân ác thì sẽ gặt quả ác. Hạnh phúc của con người là quả, muốn gặt quả hạnh phúc thì chúng ta phải biết gieo nhân thiện biết đem niềm vui và hạnh phúc đến cho người và các loài vật khác. Người biết sống thiện tâm hồn luôn thanh thản, an lạc không có lo lắng sợ hãi hay phiền muộn gì cả.

Tài, lộc, phú quý, sống lâu, gia đình bình an hạnh phúc, sức khỏe dồi dào không thể tự nhiên có, không thể cầu thần thánh mà có được. Chính mỗi người chúng ta phải biết gieo nhân thiện. Ngược lại, ai gieo nhân ác thì quả hạnh phúc không bao giờ có và không thể cầu thần thánh nào ban cho được.

Dù cho có đi chùa, nhà thờ, tụng kinh, lần triệu hạt chuổi, cúng dường người tu hành, mà không biết sống thiện thì cuộc đời vẫn phải chịu đau khổ, luôn sống trong những ngày lo lắng, sợ hãi không hưỡng được hạnh phúc chân thật.

Người biết sống thiện là người biết sống thương yêu, để hiểu rõ hơn về cách sống thiện, mời các bạn đọc những bài sau:

- Sống mười điều lành.
- Sống thương yêu. 

Saturday 24 January 2015

SÁCH NÓI AUDIOBOOK CỦA THẦY THÍCH THÔNG LẠC

Đạo Phật là một tôn giáo chú trọng đến nhân cách đạo đức sống của một con người, ngoài con đường này không còn con đường nào khác đưa đến hạnh phúc và sự giải thoát. Ai muốn hạnh phúc và giải thoát thì chỉ có một con đường này mà thôi. Do vậy đạo đức nhân cách rất quan trọng. 

Ai hiểu rõ và sống được đầy đủ những đức hạnh đạo đức là người đó sẽ hạnh phúc và giải thoát, không cần phải ngồi thiền, tụng kinh, lạy Phật hay niệm thần chú gì cả. Cứ sống tự nhiên bình thường đầy đủ oai nghi tế hạnh của một người có đạo đức thì người đó đang giải thoát. Hạnh phúc và sự giải thoát này rất chân thật, thực tế không mơ hồ, ai ai cũng làm được và cảm nhận được hạnh phúc và sự giải thoát trước mắt, không cần phải chờ đợi, không tốn sức, không phải chờ đến kiếp sau, chỉ ngay trong hiện tại này.

Rất tiếc, đôi khi những gì đơn giản thì con người không coi trọng và thường bỏ qua. Ai cũng tưởng rằng đạo Phật rất cao siêu, mầu nhiệm, phải làm cái này, cái nọ, phải tu như thế này, thế nọ mới có thể giải thoát, phải có thần thông, nhập thiền, tam minh, phải tụng kinh niệm Phật, ngồi thiền, luyện thần chú,.... Thật tiếc thay cho những ai có những ý nghĩ như vậy. Tại sao chúng ta không suy nghĩ đơn giản, tại sao chúng ta lại phức tạp hóa mọi vấn đề, trừu tượng hóa, tưởng tượng nhiều quá vậy!???

Tôi cũng đã từng tưởng tượng, đã từng phức tạp hóa sự giải thoát của đạo Phật là phải ngồi thiền, tụng kinh, phải lạy Phật, phải luyện thần chú, phải nhập thiền định, phải có tam minh, lục thông, phải có những trạng thái an lạc, v.v... 

Cũng may trong cuộc đời này, tôi đã có cơ duyên gặp được thầy Thích Thông Lạc, được đọc sách của thầy và tu tập. Thì ra sự giải thoát quá đơn giản, sự giải thoát nằm ở đức hạnh đạo đức giới luật. Người sống đúng đạo đức giới luật thì họ chả cần làm gì cả, chỉ sống bình thường như mọi người nhưng tâm họ biết rõ họ đã giải thoát rồi.

Những bộ sách về rèn nhân cách đạo đức đức hạnh được thầy Thích Thông Lạc soạn lại qua kinh nghiệm tu tập là bộ sách Giáo án rèn nhân cách 5 tập, Thọ tam quy ngũ giới, Sống mười điều lành, Lòng yêu thương, Văn hóa Phật giáo truyền thông 2 tập, ... Những bộ sách này được đọc lại thành sách nói audiobook với những giọng đọc chuyên nghiệp (Thầy Chơn Giác, Tú Trinh, Khánh Hoàng, Lê Nga, Thanh Thuyết, Quốc Tuấn, Thy Mai, Ngọc Mỹ, Huy Hồ...). Tôi đã copy lại từ trang tuvienchonnhu.net rồi chia nhỏ ra thêm theo từng đề tài, bài học, câu hỏi, câu trả lời trong phần mục lục của sách để quý vị có thể dễ dàng nghe và theo dõi. Xin mời các bạn vào Google DriveMediafire để tải về nghe.


1-Giáo án rèn nhân cách (Đức hiếu sinh 3 tập, đức ly tham, đức gia đình)
2- Sống mười điều lành
3- Thọ tam quy ngủ giới
4- Lòng yêu thương 2 tập
5-Tạo duyên giáo hóa chúng sinh
6- Văn hóa Phật Giáo truyền thống 2 tập.
7- Đạo đức làm người.
8- Giới đức làm người
9- 12 Cửa vào đạo
10- 37 phẩm trợ đạo
11- Muốn chứng đạo phải tu pháp môn nào
12- Sống một mình như con tê ngưu
13- Phật giáo có đường lối riêng
14- Thiền căn bản 1
15- Hỏi đáp oai nghi chánh hạnh
16- Những lời gốc Phật dạy 4 tập
17- Đường về xứ Phật 10 tập
18- Nhân quả
19-  Những chặng đường tu học của người cư sĩ
20- Người Phật tử cần biết 2 tập
21- Những bức tâm thư 3 tập