YẾU CHỈ TU TẬP - TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC
Album pháp âm đức Trưởng lão khai ngộ trạng thái chứng đạo và cô đọng những phương pháp tu tập.
Khai ngộ trạng thái chứng đạo:
“Bởi vậy cho nên Thầy thấy khi mà hiểu rồi sao mà đạo Phật dễ quá, mà chưa hiểu thì sao lại khó quá. Mà hầu hết Thầy thấy quý thầy chưa hiểu cho nên tu coi khó, đi khất thực thì mặt nào cũng ỉu xìu, đi cứ gầm gầm gầm gầm hổng có thấy cái vẻ hân hoan gì hết, tu thì phải hân hoan vui vẻ chứ tu gì mà coi khổ quá, quá khổ.
Tại sachúng ta lại dẹp hết vọng tưởng để trở thành cây đá? Tu là làm chủ cái sự đau khổ để hết đau khổ chứ đâu phải tu để làm cho chúng ta trở thành con người ngơ ngơ ngẩn ngẩn, gầm gầm đi không dám nhìn ngó ai. Tu là đem lại cho tâm hân hoan vui vẻ, đoan trang, chánh trực, không liếc xéo, liếc ngang, không nói xấu nói lỗi người, không ly gián người này với người khác, tu là đi đứng khoan thai nhẹ nhàng, thoải mái chứ đâu phải đi cúi đầu, khom lưng bước thấp, bước cao. Tu là tĩnh giác nhưng tĩnh giác đâu có nghĩa là chỉ có biết bước đi, hơi thở mà tĩnh giác là tĩnh giác trong tất cả mọi sự việc xung quanh chúng ta. Nghĩa là đâu có tĩnh giác ở trên bước đi không đâu, mà đây là tĩnh giác những chuyện gì xung quanh chúng ta xảy ra, ta biết rõ thiện ác, biết rõ cái bị sanh, bị già, bị chết biết rõ, sự kiện xảy ra biết được, đó là mới tĩnh. Chứ không phải tĩnh mỗi trong hơi thở, biết hơi thở ra, biết hơi thở vô.
…
Chứng đạo cũng như người bình thường, nhưng người bình thường thì đang bị sanh già bệnh chết làm dao động, còn người chứng đạo thì không bị sanh già bệnh chết gì hết, bất động. Cho nên người bình thường và người chứng đạo khác nhau ở chỗ tâm bất động trước ác pháp và các cảm thọ. Tu như vậy đâu có nghĩa là khó khăn phải không quý vị. Tu đâu có nghĩa là làm cho chúng ta thay đổi thân tâm khác thường, mà làm cho thay đổi thân tâm khác thường thì đâu gọi là tu đúng. Tu là ngăn diệt những hành động làm khổ mình, khổ người đó là cách thức tu.
…
Đâu phải tu hết các tưởng là chứng đạo, đâu phải tĩnh giác là chứng đạo, đâu phải thần thông là chứng đạo, đâu phải ngồi thiền nhiều là chứng đạo, chứng đạo là tâm định tỉnh, nhu nhuyễn dễ sử dụng, ý muốn gì sai bảo thì thân tâm làm theo. Các con có nghe cái câu mà đức Phật đã dạy không? Tâm định tỉnh nhu nhuyễn dễ sử dụng.
…
Chứ không nhẽ bây giờ con người mình tu rồi mình làm cái gốc cây, cục đá ngồi hàng rào chứ, ngồi bất động đó sáu tháng như cái chú bé người Ấn Độ đó, làm gì đó. Không lẽ tu như vậy sao, các con thấy Thầy bác sạch ba cái thứ quỷ quái này. Con người thì con người chứ tại sao con người tu để rồi bây giờ ngồi đó sáu, bẩy tháng không ăn uống gì hết, không nói gì hết, để làm gốc cây sao?
…
Chứng đạo là làm chủ sanh già bệnh chết khi tâm ham muốn một điều gì ý thức bảo không được ham muốn điều đó là nó không làm, chứng đạo là vậy
…
“Cho nên hôm cái bài pháp tuy nó ngắn gọn nhưng nó cô đọng đầy đủ những cái phương pháp.Người nào mà chưa ngộ được cái sự chứng đạo, cái trạng thái chứng đạo rồi đến hỏi Thầy, cần thiết để hiểu biết cái này này chứ đừng có hiểu biết cái ba lăng nhăng mà tập ức chế tâm, hỏi Thầy lăng nhăng ba cái tưởng này tưởng kia, ba cái đó dẹp xuống hết đi, ở đây không có ba cái thứ đó nữa.”
…
“Đây là người tu chứng đạo ý thức làm chủ sự sống chết, tâm lúc nào cũng thoải mái dễ chịu hoan hỷ vui vẻ. Các con thấy mình đuổi nó rồi thì nó bình an cho mình thì ngồi vui vẻ chơi chứ có làm cái gì đâu, chứ đâu phải quá dụng công dụng sức tu tập mệt nhọc quá cho nên mặt héo xèo.”
…
Chứng đạo cũng như người bình thường, nhưng người bình thường thì đang bị sanh già bệnh chết làm dao động, còn người chứng đạo thì không bị sanh già bệnh chết gì hết, bất động. Cho nên người bình thường và người chứng đạo khác nhau ở chỗ tâm bất động trước ác pháp và các cảm thọ. Tu như vậy đâu có nghĩa là khó khăn phải không quý vị. Tu đâu có nghĩa là làm cho chúng ta thay đổi thân tâm khác thường, mà làm cho thay đổi thân tâm khác thường thì đâu gọi là tu đúng. Tu là ngăn diệt những hành động làm khổ mình, khổ người đó là cách thức tu.
…
Tu mà làm cho mấy con quá cực khổ, đó là cái sai. Cho nên khi mà chứng đạo rồi đức Phật nói, con đường khổ hạnh đức Phật không có chấp nhận, mà con đường lợi dưỡng cũng không có chập nhận, hai cái ngả này Phật không chấp nhận, cho nên nó trung đạo, trung đạo là trung đạo cái chỗ nào? Cho nên trung đạo là cái chỗ không tự làm khổ mình. Tu mà làm khổ mình quá như vậy thì làm sao mà tu cho tới nơi tới chốn được? Cho nên cái tu mà làm khổ mình tức là khổ.…
Đâu phải tu hết các tưởng là chứng đạo, đâu phải tĩnh giác là chứng đạo, đâu phải thần thông là chứng đạo, đâu phải ngồi thiền nhiều là chứng đạo, chứng đạo là tâm định tỉnh, nhu nhuyễn dễ sử dụng, ý muốn gì sai bảo thì thân tâm làm theo. Các con có nghe cái câu mà đức Phật đã dạy không? Tâm định tỉnh nhu nhuyễn dễ sử dụng.
…
Chứ không nhẽ bây giờ con người mình tu rồi mình làm cái gốc cây, cục đá ngồi hàng rào chứ, ngồi bất động đó sáu tháng như cái chú bé người Ấn Độ đó, làm gì đó. Không lẽ tu như vậy sao, các con thấy Thầy bác sạch ba cái thứ quỷ quái này. Con người thì con người chứ tại sao con người tu để rồi bây giờ ngồi đó sáu, bẩy tháng không ăn uống gì hết, không nói gì hết, để làm gốc cây sao?
…
Chứng đạo là làm chủ sanh già bệnh chết khi tâm ham muốn một điều gì ý thức bảo không được ham muốn điều đó là nó không làm, chứng đạo là vậy
…
“Cho nên hôm cái bài pháp tuy nó ngắn gọn nhưng nó cô đọng đầy đủ những cái phương pháp.Người nào mà chưa ngộ được cái sự chứng đạo, cái trạng thái chứng đạo rồi đến hỏi Thầy, cần thiết để hiểu biết cái này này chứ đừng có hiểu biết cái ba lăng nhăng mà tập ức chế tâm, hỏi Thầy lăng nhăng ba cái tưởng này tưởng kia, ba cái đó dẹp xuống hết đi, ở đây không có ba cái thứ đó nữa.”
…
“Đây là người tu chứng đạo ý thức làm chủ sự sống chết, tâm lúc nào cũng thoải mái dễ chịu hoan hỷ vui vẻ. Các con thấy mình đuổi nó rồi thì nó bình an cho mình thì ngồi vui vẻ chơi chứ có làm cái gì đâu, chứ đâu phải quá dụng công dụng sức tu tập mệt nhọc quá cho nên mặt héo xèo.”
(Thư viện Thầy Thông Lạc)
Link pháp âm: https://thuvienthaythonglac.net/phap-am/yeu-chi-tu-tap