Có rất
nhiều cách hóa giải hận thù. Hận thù làm cho con người tức giận và muốn
trả thù. Hận thù làm cho con người mất đi lòng thương yêu, làm con người
hao tốn năng lượng kể cả về tinh thần lẫn thể xác. Chính vì nuôi lòng
thù hận, sự lo lắng, buồn phiền, sự bất toại nguyện, sự không bằng lòng
mà con người dễ bệnh và đánh mất chính mình từ suy nghĩ, lời nói cho đến
hành động dẫn đến làm khổ chính mình, làm khổ người và làm khổ muôn
loài vạn vật khác.
- Cách 1: Quán Nhân Quả:
Quán
nhân quả là nhìn mọi việc với đôi mắt nhân quả. Tất cả mọi việc xảy ra
đều có nhân của nó. Do chính mình đã gieo nhân hại người, lừa gạt người,
dối người mà ngày nay mình lại bị quả có người hại, lừa gạt hay dối
mình. Do biết quán xét như vậy, mình biết lỗi của mình cho nên tự hứa
không hại người, lừa gạt người hay dối người nữa và biết chấp nhận nhân
quả xảy ra hằng ngày, không thù hận ai, chỉ biết tha thứ cho người hại,
lừa gạt hay dối mình. Bởi vì chỉ có tha thứ mới chuyển đối được nhân
quả, chỉ có tha thứ mới chuyển thù thành bạn, chỉ có tha thứ mới làm cho
tâm hồn chúng ta thanh thản, an vui và vô sự, chỉ có tha thứ mới đem
lại hạnh phúc thật sự cho cuộc đời này.
Có
lúc chúng ta suy nghĩ rằng mình có bao giờ hại, lừa gạt hay dối người
đó đâu mà sao mình lại bị người đó hại, lừa gạt hay dối gạt? Thưa không,
nhân quả rất công bằng, không phải là mình chưa hại, lừa gạt hay dối
người đó. Trong cuộc đời chỉ cần mình đã từng gieo nhân sống không thành
thật, dối gạt, hay hại bất kỳ ai thì mình sẽ bị quả có người khác lừa
gạt, dối gạt hay hại mình. Chính mỗi lần chúng ta gieo nhân xấu là chính
chúng ta đã phát ra môi trường một từ trường ác, chính từ trường ác đó
sẽ tương ưng với những người có từ trường ác có tính hãm hại, lừa gạt
hay dối người.
Chính
từ trường ác của mỗi chúng ta sẽ giao cảm tương ưng với hàng chục hàng
trăm người khác để bị quả báo. Do vậy chỉ cần chúng ta gieo một nhân ác
thì không phải chúng ta chỉ bị một quả xấu, mà là rất nhiều quả ác.
Giống như đối với cây thực vật, khi con người gieo một hạt giống xuống
đất, khi hạt giống đó nảy mầm, lớn thành cây, đơm hoa kết trái, cây đó
có rất nhiều trái. Một nhân sanh nhiều quả là quy luật của tự nhiên.
Có
khi chúng ta nghĩ rằng, đúng là trong cuộc sống có lúc chúng ta chỉ hãm
hại, lừa gạt hay dối người một chút nhỏ, không đáng để lo, không ảnh
hưởng gì nhưng tại sao chính chúng ta lại bị hãm hại, lừa gạt hay bị lừa
dối thảm hại đến như vậy? Cũng giống như hạt và quả của cây thực vật,
có hạt và quả nào là đồng lượng đâu, ai cũng muốn khi gieo một hạt nhỏ
xuống đất thì có quả to. Quả có khi nặng gắp rất nhiều lần hạt. Nhân quả
con người cũng vậy, chỉ cần gieo một nhân nhỏ, chúng ta phải bị chịu
trả quả rất nặng nề và thảm khóc.
Do
hiểu rõ những đặc tính của nhân quả như vậy, chúng ta hãy chấp nhận
nhân quả hiện tại. Hãy luôn thương yêu và tha thứ cho tất cả mọi người
làm hại đến ta, không nên giữ lòng thù hận mà lại làm khổ chính mình và
người nữa. Chính tha thứ sẽ chuyển quả mọi nhân quả xấu ác thành nhân
quả thiện, chính tha thứ sẽ chuyển đổi cuộc đời của con người từ đau khổ
thành hạnh phúc.
- Cách 2: Quán tâm Từ:
Người
quán tâm từ là người luôn sống với lòng thương yêu chân thật giống như
một người mẹ thương yêu con cái, dù là con cái phạm tội lỗi gì người mẹ
vẫn thương yêu và tha thứ bỏ qua tất cả mọi lỗi lầm của con cái.
Do
hiểu rõ cuộc sống của con người phải bôn ba kiếm sống từng chén cơm
manh áo, chật vật suốt cả ngày. Người sống với lòng thương yêu chân thật
là người không màng danh lợi, buông xả tất cả, đã từ bỏ mọi bản ngã. Do
vậy dù ai gây hại gì cho mình, kể cả đánh đập hay giết mình người đó
đều thương yêu và tha thứ. Họ không tiếc bỏ một vật gì, không bao giờ
coi vật gì là của mình, ai là của mình, không chiếm hữu ai, tôn trọng
mọi việc làm của người khác.
Dù cho ai hãm hại, lừa gạt hay lừa dối, người có tâm từ đều thương yêu vì họ nghĩ rằng những người kia đều vì sự sống để lừa gạt, để dối trá, để hạm hại.
Tóm
lại người sống với tâm từ có lòng thương yêu rộng lớn, bao phủ tất cả
như lòng thương yêu của một người mẹ, không phân biệt thân sơ, không
phân biệt loài vật hay người, họ không bao giờ muốn hại ai, phạt ai,
kiện ai. Tâm họ chỉ có lòng thương yêu đa hướng rộng lớn. Chính vì vậy
mà họ có thể tha thứ cho tất cả mọi ai làm hại đến họ dễ dàng.
- Cách 3: Quán tâm Bi:
Quán
tâm bi là quán sự đau khổ của người khác để từ đó phát sinh ra lòng
thương yêu của chúng ta. Giống như khi chúng ta thấy những người nghèo
khổ, chúng ta liền muốn giúp đỡ, bố thí tiền bạc, v.v…Quán tâm bi chính
là vậy.
Người
hãm hại, lừa gạt hay dối mình là người đã tạo nghiệp xấu, chính vì họ
tạo nghiệp ác thì họ sẽ phải chịu hàng chục, hàng trăm quả báo xấu và
nặng gắp chục trăm lần những gì họ đã gây cho người khác. Khi tư duy đến
đây chúng ta sẽ thấy rõ những sự đau khổ của họ trong tương lai mà
thương yêu họ.
Đồng
thời chúng ta cũng phải biết thương yêu chúng ta nữa. Bởi vì khi chúng
ta bị hại, bị lừa gạt hay bị lừa dối, chúng ta nghĩ đến trả thù là chúng
ta đã tự gieo thêm nhân xấu cho chính mình, chính vì lại gieo thêm nhân
xấu thì phải bị gặt những quả xấu trong tương lại, khiến cho cuộc đời
của chúng ta hết đau khổ này chồng lên những đau khổ khác.
Khi
chúng ta trả thù thì người khác lại tìm cách hãm hại mình nữa, oan oan
tương báo lúc nào mới chấm dứt, nhân quả ác chồng chất lên, chưa trả hết
cái này lại bị cái khác chồng lên biết chừng nào mới trả xong hết những
nghiệp ác cũ.
Hiểu
rõ như vậy thì chúng ta hãy chấm dứt gieo những nhân hận thù, đó là
cách giúp chúng ta tạo cuộc sống an vui, là cách giúp cho người khác
không tạo thêm nhân quả ác nữa. Đó là cách quán tâm bi, đó là cách biết
sống thương yêu chính mình và thương yêu người.
- Cách 4: Quán tâm Hỷ:
Chấp nhận vui vẻ mọi việc xảy ra hoặc xảy đến với mình. Luôn tư duy tích cực, lạc quan để luôn sống vui vẻ. Ở đời chuyện thị phi rất nhiều, tốt xấu, đúng sai, phải trái, vui buồn, giàu nghèo, khen chê, thiện ác, chánh tà đều có đủ. Nhưng cái chính không phải ở những gì xảy ra bên ngoài, mà ở trong lòng người. Cái quan trọng là thái độ của chúng ta trước mọi việc. Chúng ta phải tự hỏi: tâm chúng ta có bất động trước mọi việc xảy ra hay không hay còn bị dính mắc ?
Chuyện đời tốt xấu, đúng sai, phải trái, khen chê, vui buồn, thiện ác,... là những chuyện tự nhiên trong cuộc sống. Nhưng đứng trước mọi việc như vậy mà tâm của chúng ta bất động, luôn làm chủ tâm mình, tâm luôn hướng thiện, không bị dính mắc vào những gì xảy ra thì lúc đó tâm sẽ luôn vui vẻ, an vui.
Chỉ vì con người còn bị dính mắc vào những chuyện đúng sai, phải trái, tốt xấu, thiện ác mà luôn cảm thấy buồn khổ, thấy lỗi của người khác, thấy đời bất công, thấy người khác xấu ác,...Ngược lại, người không bị dính mắc thì tâm hồn họ luôn bất động thanh thản, an lạc và vô sự. Ai sống sao, làm gì mặc kệ. Cái quan trọng là mình sống như thế nào? Mình có sống thiện hay không? Có đối xử tốt với mọi người hay không? Có sống yêu thương và tha thứ hay không? Có sống nhường nhịn hay không? Có sống cung kính và tôn trọng, đối xử bình đẳng với mọi người hay không?...
Chuyện đời tốt xấu, đúng sai, phải trái, khen chê, vui buồn, thiện ác,... là những chuyện tự nhiên trong cuộc sống. Nhưng đứng trước mọi việc như vậy mà tâm của chúng ta bất động, luôn làm chủ tâm mình, tâm luôn hướng thiện, không bị dính mắc vào những gì xảy ra thì lúc đó tâm sẽ luôn vui vẻ, an vui.
Chỉ vì con người còn bị dính mắc vào những chuyện đúng sai, phải trái, tốt xấu, thiện ác mà luôn cảm thấy buồn khổ, thấy lỗi của người khác, thấy đời bất công, thấy người khác xấu ác,...Ngược lại, người không bị dính mắc thì tâm hồn họ luôn bất động thanh thản, an lạc và vô sự. Ai sống sao, làm gì mặc kệ. Cái quan trọng là mình sống như thế nào? Mình có sống thiện hay không? Có đối xử tốt với mọi người hay không? Có sống yêu thương và tha thứ hay không? Có sống nhường nhịn hay không? Có sống cung kính và tôn trọng, đối xử bình đẳng với mọi người hay không?...
- Cách 5: Quán tâm Xả:
Khi
tâm không còn nghĩ đến giận hờn hay thù hận ai nữa một cách thanh thản
thì đã biết rằng đã buông xả tất cả. Người sống với tâm xả luôn chấp
nhận tất cả mọi việc đến với tâm diệt ngã, buông xả, luôn nghĩ mọi người
là người tốt, người thiện người lành. Không bao giờ nghi ngờ ai, nghĩ
xấu về ai. Luôn tin tưởng mọi người. Dù ai hại mình họ đều nghĩ người đó
đều đang giúp mình, đang thương yêu mình, đang tạo điều kiện tốt cho
mình.
- Cách 6: Chỉ nhìn lỗi mình, không nhìn lỗi người.
Người
biết nhìn lỗi mình là người biết quán nhân quả, lỗi do mình đã tạo nhân
xấu trong quá khứ cho nên ngày nay bị người khác hãm hại, lừa gạt hay
dối trá với mình.
Chỉ cần luôn thấy lỗi mình thì sẽ luôn thương yêu và tha thứ cho người hại mình.
- Cách 7: Quán vô thường:
Là cách quán mọi việc trên đời này đều bất biến, không cố định, luôn thay đổi. Gọi là quán vô thường.
Dù
ai làm hại mình, dối gạt mình hay lừa gạt mình thì sau này người đó
cũng thay đổi, trở nên người tốt, người thiện. Do vậy hãy thương yêu và
tha thứ cho mọi người, đừng giữ trong lòng những điều xấu về họ nữa.
Ai
nhìn đời bằng con mắt nhân quả hay duyên hợp thì sẽ hiểu rõ mọi pháp
đều vô thường. Khi tâm thực sự thấm nhuần lý vô thường này thì tâm sẽ
luôn bất động thanh thản an lạc và vô sự.
Tóm
lại, có rất nhiều phương pháp để có thể sống trong thương yêu và tha
thứ, mỗi người trong cuộc sống sẽ tự chọn cho mình một hoặc vài phương
pháp thích hợp tùy hoàn cảnh, tâm trạng của mình. Miễn sao phương pháp
đó giúp cho chính người đó không sống trong thù hận, sân giận hay ghen
tức. Những cách trên là những cách hợp với tác giả bài viết. Mong rằng
tất cả bạn đọc chia sẻ những phương pháp riêng của chính các bạn để tác
gia được học hỏi thêm, nhằm giúp cho cuộc đời này thêm nhiều niềm vui và
hạnh phúc, loại bỏ mọi thù hận, tức giận và ganh ghét.
No comments:
Post a Comment