Thursday, 23 April 2015

THIỆN VÀ ÁC

Như thế nào gọi là thiện, như thế nào gọi là ác. Thiện ác phân biệt như thế nào? 

Thiện ác luôn có ranh giới và tiêu chuẩn của chúng. Chúng ta không thể nào nói rằng không thể phân biệt được thiện ác, hoặc nói rằng trong cuộc sống này không có thiện và ác rõ ràng mà chỉ có tương đối thôi.

Nếu không có ranh giới hoặc tiêu chuẩn thì trong xã hội không có những danh từ ma quỷ, thiên đàng, thần thánh, xấu ác, địa ngục, đạo đức, chư thiên... Thiên đàng, chư thiên, thần thánh là tượng trưng cho những điều thiện hoặc người thiện, còn những danh từ như ma quỷ, địa ngục, ngạ quỷ là tượng trưng cho những việc hoặc người ác.

Vậy tiêu chuẩn của chúng là gì? và chúng thường thể hiện ở đâu ?

Thiện ác thường thể hiện ở 3 nơi: suy nghĩ, lời nói và việc làm.

Tiêu chuẩn của chúng là phàm là sự việc gì nếu như những suy nghĩ, lời nói và việc làm có đem đau khổ đến cho chính mình, người khác hoặc các loài vật chúng sinh (có sự sống khác) thì được xem là ác, ngược lại thỏa mãn đủ 3 điều kiện (1- không làm khổ mình; 2- không làm khổ người;3- không làm khổ các loài vật có sự sống khác) thì được gọi là thiện.

Nếu không thỏa mãn được 3 điều kiện trên, chỉ thỏa mãn 1 hoặc 2 thôi thì vẫn chưa được gọi là thiện, vẫn còn gọi là ác. Chính do chổ này mà tại sao bao người làm việc thiện vẫn thấy đau khổ, vẫn thấy chưa được hoàn hảo, vẫn thấy hối hận, dày vò, ăn năn, lo lắng, sợ hãi, phiền muộn hoặc phải lãnh những hậu quả xấu, vẫn phải bị quả báo, tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn,...

Ví dụ: - Có người sống rất tốt, giúp đỡ người. Tại sao vẫn bị bệnh, tai nạn, bởi vì họ vẫn còn giết hại và ăn thịt các loài vật khác.

- Có người suốt đời hy sinh vì con cái gia đình làm đủ mọi nghề, tìm đủ mọi cách để kiếm tiền nuôi con, lo cho người thân nhưng tại sao gia đình hoặc chính bản thận họ vẫn bất an, bệnh tật, tai nạn, bởi vì những đồng tiền họ làm ra bằng những nghề ác hoặc họ luôn có những hành động ác như buôn bán thịt động vật sống hoặc chết (mở quán ăn), giết hại động vật để ăn thịt hoặc để buôn bán.

- Có người giàu có, nhưng tại sao con cái hư hỏng, phá tán tài sản, bởi vì con cái không được dạy và học đạo đức nhân bản nhân quả và những đồng tiền họ kiếm được là do tham lam, tham nhũng, hối lộ, lường gạt, dối trên lừa dưới,...

- Có những người sinh ra đã nghèo, lại gặp thiên tai lũ lụt, sóng thần,... bởi vì họ đã từng hoặc đang sống bằng những nghề ác như đánh bắt cá, săn bắn, ...

- Có người biết cướp tiền của người giàu chia cho người nghèo mà vẫn bị bắt, bị giam, bị đánh, bị giết, đó là vì cướp của là một hành động ác, tuy giúp người nhưng lại làm khổ mình, biến mình trở thành kẻ phạm tội, làm trái pháp luật, bị săn đuổi,...


-v.v...

Cuộc đời là một trường đời trải nghiệm, nếu không nhận ra được những tiêu chuẩn thiện này thì sẽ thấy cuộc đời bất công.

Đức Phật đã chỉ rõ cho con người thấy những điều kiện của thiện ác nằm ở ngũ giới, mười điều lành và mười điều ác. Tư duy rõ về mười điều lành và mười điều ác thì chúng ta sẽ có một khái niệm chắc chắn về thiện và ác. 

Người biết gieo nhân thiện thì chắc chắn sẽ gặt quả thiện, gieo nhân ác thì sẽ gặt quả ác. Hạnh phúc của con người là quả, muốn gặt quả hạnh phúc thì chúng ta phải biết gieo nhân thiện biết đem niềm vui và hạnh phúc đến cho người và các loài vật khác. Người biết sống thiện tâm hồn luôn thanh thản, an lạc không có lo lắng sợ hãi hay phiền muộn gì cả.

Tài, lộc, phú quý, sống lâu, gia đình bình an hạnh phúc, sức khỏe dồi dào không thể tự nhiên có, không thể cầu thần thánh mà có được. Chính mỗi người chúng ta phải biết gieo nhân thiện. Ngược lại, ai gieo nhân ác thì quả hạnh phúc không bao giờ có và không thể cầu thần thánh nào ban cho được.

Dù cho có đi chùa, nhà thờ, tụng kinh, lần triệu hạt chuổi, cúng dường người tu hành, mà không biết sống thiện thì cuộc đời vẫn phải chịu đau khổ, luôn sống trong những ngày lo lắng, sợ hãi không hưỡng được hạnh phúc chân thật.

Người biết sống thiện là người biết sống thương yêu, để hiểu rõ hơn về cách sống thiện, mời các bạn đọc những bài sau:

- Sống mười điều lành.
- Sống thương yêu. 

No comments:

Post a Comment