Sunday 12 July 2020

TRỊ BỆNH TẬN GỐC

Bệnh từ đâu mà có ? Chỉ khi hiểu rõ căn nguyên thì mới trị đươc tận gốc. Đi bác sĩ hay uống thuốc chỉ là trị ngọn. Nếu không trị bệnh tận gốc, mãi mãi con người luôn sống trong lo lắng, sợ hãi và đau khổ.

Mời các bạn đọc quyển sách HÀNH THẬP THIỆN để hiểu rõ cách trị mọi bệnh tật tận gốc tại đây. 

1/ Tâm chúng sanh vốn không dính mắc, không phiền não, chỉ vì vô minh lầm chấp cái Ngã (Ta) và Ngã Sở (của Ta) nên có dính mắc, có phiền não.

Tâm chúng sanh thường sống trong Thường-Lạc-Ngã-Tịnh, nhưng vì tham, sân, si ở bên ngoài khởi dậy khiến cho tâm mất bình thường, ví nó đang duyên theo sáu trần.

Muốn làm chủ được già bệnh thì phải giữ tâm an vui đừng để phiền não xen vào. Nhờ cố giữ gìn, tức là hành THẬP THIỆN thì thân dần dần sẽ ít bệnh tật. Kinh Tăng Nhất A-Hàm dạy: Thoát tai nạn hữu vi, nghĩa là tư tưởng không còn bị ảnh hưởng vật chất thế gian, đời sống không còn nô lệ cho vật chất.

2/  Hành THẬP THIỆN thân, tâm của chúng ta phải hoàn toàn hòa hợp với mọi đối tượng, nghĩa là chúng ta phải tùy thuận với tất cả chúng sanh. Phải hiểu chúng sanh tức là thân và tâm của mình, thân và tâm của mình tức là chúng sanh.

Tu THẬP THIỆN chúng ta phải ý thức sự dung thông với vạn hữu là một việc làm tối quan trọng của sự tu quán. Nếu hành giả không dung thông được thì sự thể hiện THẬP THIỆN chỉ có kết quả năm phần mười chớ không thể đạt được kết quả theo ý muốn.

Muốn giải thoát tâm hồn đau khổ phiền lụy, hành giả phải nhận thức rõ ràng THẬP THIỆN và DUNG THÔNG là một, nghĩa là phải tùy thuận lại đối tượng để giải quyết tâm lý mình một cách rất tế nhị và phi thường. Đó là một pháp môn mầu nhiệm và cần thiết cho những ai muốn hưởng được hạnh phúc chơn thật trong cõi thế gian này.


THẬP THIỆN là pháp môn dung thông vạn hữu với tâm mình. Nhờ pháp môn này mà vạn vật thiên nhiên trong vũ trụ mới tùy thuận lẫn nhau, mới chung sống với nhau, mới hoàn mãn sự giải thoát nơi tâm hồn mình. Thể hiện như vậy, vạn hữu không còn là chướng ngại, nó là tâm mình, tâm mình là vạn hữu; THẬP THIỆN là tâm mình, tâm mình là THẬP THIỆN.

No comments:

Post a Comment