Friday 31 July 2020

TU TẬP GIẢI THOÁT 2

Tóm Tắt Bài Giảng "Tu Tập Giải Thoát"
Bài giảng này của thầy Thích Thông Lạc được cắt ra làm 4 bài nhỏ chỉ rõ cách thức tu tập giải thoát đún
g của đạo Phật, để mọi người không bị lọt vào tu ức chế tâm.
Phần II:
1.Ngồi chơi quét tâm, thầy không biết dùng danh từ nào để diễn tả giống như một người vô sự mà có việc làm. Việc làm ở đây là quét những tham muốn, những lậu hoặc để tâm nó trở thành vô sự thật sự, còn thực tế mà nói thì bây giờ nó vẫn còn tham sân si thì vẫn còn là hữu sự.
2.Hữu sự là khi bị chướng ngại, bị các dục và ác pháp xâm chiếm tâm nên chúng ta không còn là vô sự, mà là người hữu sự. Chớ không phải hữu sự đi trồng cái cây kia, để có trái kia mà ăn, hoặc đi ra nấu cơm, nấu nướng để mà ăn. Vậy là chúng ta chạy theo dục, chớ không phải là người vô sự của sự giải thoát. Trái lại chúng ta chỉ xin cơm ăn mà thôi. Ăn no rồi thì tiếp tục quét tâm để trở thành vô sự. Chỉ tu bấy nhiêu thôi, chớ có tu gì đâu!?
3.Đó là cái mà đức Phật gọi là ly dục, ly ác pháp, tức là làm cho tất cả dục và ác pháp rời khỏi thân tâm của mình, để thân tâm của mình trở thành vô sự.
4.Khi mình trở thành vô sự thì ngồi chơi, chứ đâu cần tu gì nữa. Nhưng bởi vì có những cái tâm phóng dật, có những tham muốn, có những phiền não bất toại nguyện đó trên thân thọ tâm pháp của nó, buộc lòng mình phải đuổi nó ra, thành ra mình trở thành người hữu sự, chứ thực ra mình đang tìm cách thức sống vô sự.
5.Ngồi đây không phải là tập trung vào hơi thở, biết hơi thở ra vô, lấy hơi thở biến thành một việc làm, như vậy là sai. Ở đây mình đang là người vô sự không có tham sân si, mình lại lấy hơi thở ra làm việc làm, hoặc mình đang ngồi chơi vô sự lấy việc đi kinh hành, tập trung vào bước đi để trở thành người hữu sự. Thay vì bây giờ đi chơi thì có gì đâu, vì đó là người vô sự, lại tập trung vào bước đi, từng bước, từng bước thì rõ ràng đây là người hữu sự.
6.Nếu mình muốn phá hôn trầm, thì buộc mình phải đi kinh hành, để cái thân đi tới đi lui động thân như người vô sự để phá hôn trầm, chớ mình không phải đi là đi tập trung ở dưới bước đi, mà lúc này nó là người vô sự, nó muốn đi nó đi, nó biết chứ mình đâu có ép, mình đâu có ép cái tâm biết bước đi. Bây giờ mình tập trung biết bước đi là tu sai pháp.
7.Còn bây giờ ngồi đây vô sự nó biết hơi thở tự nhiên, chứ mình đâu có bắt nó biết hơi thở bao giờ. Nếu bắt buộc nó biết hơi thở ra vô thì mình đã trở thành hữu sự chứ không phải vô sự. Chỉ cần sai một chút xíu là trở thành ức chế, người hữu sự chứ không phải vô sự.
8.Còn thầy dạy tu 5 hơi thở, đi kinh hành hoặc thở hơi thở chậm nhẹ với mục đích là trị hôn trầm thùy miên, chỉ tu tập 5-10 ngày cho biết rồi dẹp nó đi. Chỉ khi đang hữu sự bị hôn trầm thùy miên muốn diệt hôn trầm thùy miên thì đem các pháp đi kinh hành thở 5 hơi thở hoặc thở hơi thở chậm nhẹ ra để đối trị. Diệt xong trở thành người vô sự thì không cần đi kinh hành hoặc thở hơi thở chậm nhẹ nữa. Còn nếu ai cứ tập các pháp đi kinh hành thở 5 hơi thở hoặc hơi thở chậm nhẹ từ ngày này qua ngày nọ, từ tháng này qua tháng nọ, 1 năm,… thì người đó đã tu sai, tu ức chế.
9.Sau đó trở về tứ niệm xứ mà quét tâm, chứ không phải đang ở tứ niệm xứ mà tu các pháp này. Các pháp này là phương pháp đối trị các tâm khác. Phải hiểu như vậy thì tu không bị ức chế, không bị sai pháp của Phật.
10. Khi đang ở tứ niệm xứ thì khi có ác pháp thì không còn quán, chỉ dùng pháp như ý tác ý đuổi đi, còn quán là còn động. Bởi vì khi tu tứ chánh cần chúng ta đã đem các dục lậu, ái kiết sử,v.v… ra quán xét hết rồi, đã điểm mặt từng thằng đây là dục lậu, đây là ái kiết sử,…hết rồi, do vậy trên tứ niệm xứ chỉ cần nhắc tâm quét sạch đuổi nó đi thôi. Niệm nó khởi ra là mình biết nó là gì rồi. Tứ niệm xứ là chúng ta phải thông suốt hết.
11. Cho nên bây giờ các con phải học thuộc biết phân biết 17 kiết sử, ngủ triền cái, sự khác nhau tham sân si trong ngủ triền cái và 17 kiết sử là gì? Phải học cho thông, để biết tâm niệm của mình nằm ở chỗ nào? Rồi sau đó các con phải học dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Phải biết rõ niệm nào là dục lậu, niệm nào là hữu lậu và niệm nào là vô minh lậu, để khi các niệm khởi ra thì điểm mặt nó ngay, mày là dục lậu, mày là hữu lậu, mày là vô minh lậu đi đi, mày là thất kiết sử đi đi.
12. Người trên tứ niệm xứ không còn truy tìm niệm này là gì nữa, họ đã hiểu rõ tất cả, chỉ biết áp dụng hoặc giải đáp những bài toán khó trên thân thọ tâm pháp. Chứ không còn phải học công thức, định lý để làm hoặc giải đáp bài toán. Ở đây đã học xong hết rồi, thông suốt nó hết rồi, chỉ còn biết áp dụng nó trên tứ niệm xứ. Vậy mới chỉ cần 7 ngày, 7 tháng, 7 năm để thành tựu. 
(Còn tiếp phần 3, 4)

No comments:

Post a Comment