Wednesday 3 April 2013

ĐỨC THƯƠNG DÂN

Với vai trò của người lãnh đạo quản lý một bộ phận nào đó của đất nước, từ ấp, huyện, xả, tỉnh, thành cho đến trung ương. Người lãnh đạo luôn lấy dân làm gốc. Họ nguyện suốt đời với cương vị của người lãnh đạo, luôn lo cho dân, biết lắng nghe nguyện vọng của dân, giảm bớt chuyện binh đao, chiến tranh.

Mục đích của người lãnh đạo là làm sao mang niềm vui và hạnh phúc đến cho từng người, từng gia đình trong xã hội. Do vậy:

  1. Họ quan tâm đời sống dân, thường xuyên tiếp xúc với dân để lắng nghe dân.
  2. Tạo công ăn việc làm cho dân.
  3. Giảm thuế, tăng lợi ích xã hội.
  4. Công khai danh mục sử dụng tiền thuế của dân vào những công trình xây dựng hiện đại hóa đô thị, vào những việc phục vụ đất nước, mang lợi ích đến cho dân và xã hội.
  5. Có những chính sách giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo, người vô gia cư, người già, người bệnh, người tàn tật, thương binh liệt sĩ, người về hưu,...
  6. Mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa.
  7. Bình ổn lòng dân, lắng nghe ý kiến đóng góp của dân, tôn trọng ý kiến của dân, lấy đó làm đề tài chỉnh sửa cách quản lý, cách phục vụ dân.
  8. Tôn trọng quyền tự do bình đẳng của mọi công dân, không dùng quyền lực, vũ lực, đàn áp dân. Dân góp ý hoặc biểu tình là do có sự phẫn nộ, sự bức xúc nào của chính quyền, tự biết nhìn ra lỗi mình để sửa, giúp cho dân an vui và không còn lo lắng nữa.
  9. Lập ra những cơ quan, bộ phận điều tra tội phạm, kẻ tham nhũng, hối lộ, gian tham của cải và tài sản của dân, của nhà nước,...
  10. Lập ra cơ quan lập pháp để đảm bảo mọi người dân có đầy đủ mọi quyền công dân, bảo vệ sự sống của dân.
  11. V.v...

Tóm lại, người có đức thương dân, nguyện suốt cuộc đời sống và làm việc vì dân, lo cho dân, lắng nghe dân, chỉ mong tạo cuộc sống an vui và hành phúc cho dân. Họ không sống ích kỷ chỉ lo cho bản thân, sống vì dân mà quên mình, bỏ qua mọi nhu cầu của mình, chỉ nghĩ đến dân, đến nước.

No comments:

Post a Comment