Saturday, 30 March 2013

Bài 14: KHÔNG GÌ CÓ THỂ NGĂN BƯỚC ANH ẤY

Sau một trận bỏng nặng ở cả hai chân khi mới lên năm, Glenn Cunningham được các bác sĩ chuẩn đoán rằng trường hợp của cậu là vô phương cứu chữa. Họ cho rằng cậu bé sẽ bị tàn tật và suốt đời phải ngồi xe lăn “Cậu bé sẽ không bao giờ có thể đi lại được nữa”, họ khẳng định: “không còn cơ hội nào nữa”.

Các bác sĩ kiểm tra đôi chân của Glenn Cunningham, nhưng họ không thể hiểu được con người cậu. Cậu bé chẳng tin vào lời các bác sĩ, vẫn một mực bắt đầu tập đi trở lại. Nằm trên giường, với đôi chân đỏ đầy những vết sẹo chưa kéo da non, Glenn nguyện rằng: “Tuần tới mình sẽ bước xuống đường, mình sẽ đi được”. Và Glenn đã làm được.
Mẹ cậu bé kể lại những lần bà vén màn nhìn ra cửa sổ, thấy cảnh Glenn rướn tay lên nắm lấy cái cày cũ kĩ trong vườn. Nắm lấy tay cầm của nó, cậu bé bắt đầu cuộc đấu tranh buộc đôi chân xương xẩu vặn vẹo của mình phải hoạt động. Mỗi bước đi của cậu là một bước đau. Mặt cậu bé liên tục nhăn lại, mồ hôi tủa ra như tắm. Nhưng cậu bé vẫn kiên định. Dần dần cậu có thể đi từng bước ngắn, và chẳng bao lâu sau, cậu gần như có thể đi lại bình thường. Khi cậu bé bắt đầu chạy được trên đôi chân chằng chịt sẹo bỏng của mình, cậu lại càng tỏ rỏ quyết tâm hơn.

“Lúc nào tôi cũng tin là mình có thể đi được, và tôi đã làm như vậy. Còn bây giờ tôi đang cố gắng để có thể chạy nhanh hơn bất kỳ người nào khác”. Và cậu bé đã chứng minh rằng cậu có thể thực hiện những điều mình nói.

Cậu bé ngày ấy đã trở thành nhà vô địch môn điền kinh đường trường cự ly một dặm khi lập kỷ lục thế giới trong thời gian chỉ có 4 phút 6 giây vào năm 1934. Anh đã được trao tặng bằng khen danh dự dành cho vận động viên tiêu biểu nhất thế kỷ ở quảng trường danh tiếng Madison.
(Jeff Yariden - Chicken Soup for the Soul)

BÀI LÀM
I. Đại ý bài này lòng tự tin nơi mình.
II. Bài này chi ra làm 6 đoạn.
III. Bài này có 6 đức.

1. Sau một trận bỏng nặng ở cả hai chân khi mới lên năm, Glenn Cunningham được các bác sĩ chuẩn đoán rằng trường hợp của cậu là vô phương cứu chữa. Họ cho rằng cậu bé sẽ bị tàn tật và suốt đời phải ngồi xe lăn “Cậu bé sẽ không bao giờ có thể đi lại được nữa”, họ khẳng định: “không còn cơ hội nào nữa”. Câu này dạy đạo đức gì?
- NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO TIỀN KIẾP.

2. Các bác sĩ kiểm tra đôi chân của Glenn Cunningham, nhưng họ không thể hiểu được con người cậu. Cậu bé chẳng tin vào lời các bác sĩ, vẫn một mực bắt đầu tập đi trở lại. Nằm trên giường, với đôi chân đỏ đầy những vết sẹo chưa kéo da non, Glenn nguyện rằng: “Tuần tới mình sẽ bước xuống đường, mình sẽ đi được”. Và Glenn đã làm được. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC TỰ TIN NƠI MÌNH Ý HÀNH THÂN HÀNH.

3. Mẹ cậu bé kể lại những lần bà vén màn nhìn ra cửa sổ, thấy cảnh Glenn rướn tay lên nắm lấy cái cày cũ kĩ trong vườn. Nắm lấy tay cầm của nó, cậu bé bắt đầu cuộc đấu tranh buộc đôi chân xương xẩu vặn vẹo của mình phải hoạt động. Mỗi bước đi của cậu là một bước đau. Mặt cậu bé liên tục nhăn lại, mồ hôi tủa ra như tắm. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC DŨNG CẢM GAN DẠ Ý HÀNH, THÂN HÀNH.

4. Nhưng cậu bé vẫn kiên định. Dần dần cậu có thể đi từng bước ngắn, và chẳng bao lâu sau, cậu gần như có thể đi lại bình thường. Khi cậu bé bắt đầu chạy được trên đôi chân chằng chịt sẹo bỏng của mình, cậu lại càng tỏ rỏ quyết tâm hơn. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC BỀN CHÍ KIÊN ĐỊNH Ý HÀNH THÂN HÀNH.

5. “Lúc nào tôi cũng tin là mình có thể đi được, và tôi đã làm như vậy. Còn bây giờ tôi đang cố gắng để có thể chạy nhanh hơn bất kỳ người nào khác”. Và cậu bé đã chứng minh rằng cậu có thể thực hiện những điều mình nói. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC TỰ TIN Ý HÀNH THÂN HÀNH.

6. Cậu bé ngày ấy đã trở thành nhà vô địch môn điền kinh đường trường cự ly một dặm khi lập kỷ lục thế giới trong thời gian chỉ có 4 phút 6 giây vào năm 1934. Anh đã được trao tặng bằng khen danh dự dành cho vận động viên tiêu biểu nhất thế kỷ ở quảng trường danh tiếng Madison. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC THÀNH CÔNG DO LÒNG TIN NƠI MÌNH Ý HÀNH THÂN HÀNH.



(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1) 

No comments:

Post a Comment