Saturday 30 March 2013

Bài 22: KHỔNG DUNG NHƯỜNG LÊ

Khổng Dung 4 tuổi đã biết nhường lê. Hai câu này trong sách Tam Tự Kinh đã nói đến Khổng Dung sinh ra cuối đời Đông Hán là cháu đời thứ 20 của đức Khổng Tử.

Từ nhỏ đã được rèn luyện về văn hóa tốt đẹp, đã tạo ra cho mình một phẩm chất tốt đẹp, hiểu lễ phép kính cha mẹ và tôn trọng anh em. Trong bảy người anh em của họ tuy Khổng Dung đứng hàng thứ sáu nhưng lại là cậu bé được cha mẹ thương yêu nhất.

Năm Khổng Dung 4 tuổi, một hôm các anh theo thầy lên lớp hết. Còn Khổng Dung nhỏ tuổi phải ở nhà với mẹ. Giữa trưa hè mặt trời như một quả cầu lửa thiêu cháy mặt đất, một ngọn gió cũng không có. Mặt đất nóng như nung. Khổng Dung mồ hôi chảy ra như tắm. Khi tan học các anh chạy ra ngoài sân để hóng mát, trông thấy lũ trẻ mồ hôi đầm đìa. Không biết ai đã nói một câu: “Giá bây giờ có một chút hoa quả thì sướng biết bao”. Câu nói này khiến các em ồ lên và đều nhìn lên cây lê ở ngoài sân. Quả lê chín vàng mọng nước trên cành cây giống như đang chào mời bọn trẻ. Nhưng trong lòng bọn trẻ đều hiểu rằng nếu như chưa được phép của bố mẹ thì chưa có ai dám đến cây lê.

Kể cũng lạ, người cho cũng hình như hiểu hết mong muốn của bọn trẻ đã hái một dĩa lê đặt trên bàn và gọi to: “Các con ơi! Vào ăn lê đi!” Sau tiếng gọi của bố, bọn trẻ tranh nhau chạy đến bàn giơ tay lấy quả lê. Người mẹ ngăn lại và nói: “Tất cả hãy đi rữa tay thôi. Tay bẩn sẽ không ăn được lê đâu”. Khổng Dung là người rửa tay xong và về đầu tiên. Nhưng cậu không cầm trái lê mà khép nếp đứng cạnh trái lê. Người cha thấy Khổng Dung không cầm quả lê bèn kéo dĩa lê lại gần chổ Khổng Dung nói: “Con là người bé nhất nhà. Con hãy lấy một quả ăn đi”.

Trong đĩa có tất cả tám quả lê. Quả to nhất bằng quả trứng ngỗng, vỏ bóng nhẫy, vàng ươm trông rất hấp dẫn, quả bé nhất to bằng quả trứng gà vỏ màu xanh xem ra đó là quả lê chưa chín hoặc là quả lê đã bị sâu ăn gì đấy.

Nhìn đĩa lê Khổng Dung biết rằng ngoài em bé chưa biết ăn ra còn năm anh trai của Khổng Dung và cộng thêm bố mẹ thì vừa tròn tám người. Có nghĩa là mỗi một người chỉ được một quả. Nhìn ánh mắt của bố. Khổng Dung điềm tĩnh cầm lấy quả lê bé nhất.

Việc làm này của Khổng Dung khiến cho bố mẹ rất ngạc nhiên: “Làm sao thằng bé lại cầm lấy quả bé nhất nhỉ!”, liền hỏi Khổng Dung rằng: “Dung con! Nhiều quả lê to như vậy sao con lại chọn quả vừa xanh lại vừa nhỏ nhất” Khổng Dung trả lời: “Bởi vì con còn nhỏ nên chỉ ăn quả nhỏ. Quả to dành cho bố mẹ và các anh ăn mới đúng”.

Các anh rất cảm động vì tấm lòng thảo của Khổng Dung đều chọn quả nhỏ để cầm. Người anh khi cầm phải quả to đã đổi lấy quả to đó cho Khổng Dung. Nhưng Khổng Dung không chịu và giải thích rằng: “Bố mẹ suốt ngày vất vả vì gia đình, các anh ngày ngày phải đi học rất gian khổ. Chỉ mình em là chơi suốt ngày thôi. Vậy quả lê bé nhất để em ăn là đúng”. Quả lê của Khổng Dung tuy vừa xanh vừa bé nhưng Khổng Dung chưa ăn ngay. Bởi vì không phải ngày nào cũng có lê mà ăn. Cậu bé dùng cả hai bàn tay nâng quả lê lên ngắm nghía. Người bố và người bẹ tận mắt thấy cảnh tượng tranh nhau nhường lê.

Ngắm cậu bé Khổng Dung ngây thơ lại đáng yêu. Trong lòng họ cảm thấy rất vui. Người cha cảm động không ăn được lê, ôm ghì lấy Khổng Dung mà nói rằng: “Đây mới thật sự là thế hệ sau của họ Khổng nhà ta”.

Khổng Dung sau khi lớn lên làm thái thú quận Bắc Hải, thơ văn của ông nổi tiếng khắp vùng cùng với Trần Lãm, Vương San, Từ Can, Nguyễn Vũ, Ứng Thường, Lưu Chinh được mệnh danh là Kiến An Thất Tài Tử.

Nhường người khác ăn quả lê lớn hơn một chút không phải là một cử chỉ kinh thiên động địa. Nhưng mọi người nghĩ đến người khác làm việc khiêm tốn, làm việc nhường đi một chút thì thế giới này sẽ chẳng tốt đẹp lên ư?.
(Chuyện cổ Trung Hoa - Phan Việt Anh biên soạn)

I. Đại ý bài này là đức lễ khiêm tốn, nhường nhịn thức ăn cho người khác.
II. Bài này chia làm 18 đoạn.
III. Bài này có 18 đức.

1. Khổng Dung 4 tuổi đã biết nhường lê. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC LỄ BIẾT NHƯỜNG NHỊN THẢO ĂN Ý HÀNH.

2. Hai câu này trong sách Tam Tự Kinh đã nói đến Khổng Dung sinh ra cuối đời Đông Hán là cháu đời thứ 20 của đức Khổng Tử. Câu này dạy đạo đức gì?
- NGUỒN GỐC LỄ GIÁO GIA TỘC KHỔNG TỬ Ý HÀNH.

3. Từ nhỏ đã được rèn luyện về văn hóa tốt đẹp, đã tạo ra cho mình một phẩm chất tốt đẹp, hiểu lễ phép kính cha mẹ và tôn trọng anh em. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH LỄ GIÁO Ý HÀNH.

4. Trong bảy người anh em của họ tuy Khổng Dung đứng hàng thứ sáu nhưng lại là cậu bé được cha mẹ thương yêu nhất. Câu này dạy đạo đức gì?
- LÀM CON GIỮ GÌN ĐỨC LỄ ĐƯỢC CHA MẸ YÊU THƯƠNG Ý HÀNH.

5. Năm Khổng Dung 4 tuổi, một hôm các anh theo thầy lên lớp hết. Còn Khổng Dung nhỏ tuổi phải ở nhà với mẹ. Giữa trưa hè mặt trời như một quả cầu lửa thiêu cháy mặt đất, một ngọn gió cũng không có. Mặt đất nóng như nung. Khổng Dung mồ hôi chảy ra như tắm. Khi tan học các anh chạy ra ngoài sân để hóng mát, trông thấy lũ trẻ mồ hôi đầm đìa. Không biết ai đã nói một câu: “Giá bây giờ có một chút hoa quả thì sướng biết bao”. Câu nói này khiến các em ồ lên và đều nhìn lên cây lê ở ngoài sân. Quả lê chín vàng mọng nước trên cành cây giống như đang chào mời bọn trẻ. Nhưng trong lòng bọn trẻ đều hiểu rằng nếu như chưa được phép của bố mẹ thì chưa có ai dám đến cây lê. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC LỄ TÔN KÍNH CHA MẸ, KHI CHA MẸ CHO MỚI DÁM LẤY Ý HÀNH.

6. Kể cũng lạ, người cho cũng hình như hiểu hết mong muốn của bọn trẻ đã hái một dĩa lê đặt trên bàn và gọi to: “Các con ơi! Vào ăn lê đi!”. Sau tiếng gọi của bố, bọn trẻ tranh nhau chạy đến bàn giơ tay lấy quả lê. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC LỄ KHI CHO MỚI NHẬN Ý HÀNH.

7. Người mẹ ngăn lại và nói: “Tất cả hãy đi rữa tay thôi. Tay bẩn sẽ không ăn được lê đâu”. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC VỆ SINH KHẨU HÀNH.

8. Khổng Dung là người rửa tay xong và về đầu tiên. Nhưng cậu không cầm trái lê mà khép nếp đứng cạnh trái lê. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC LỄ KHIÊM NHƯỜNG Ý HÀNH.

9. Người cha thấy Khổng Dung không cầm quả lê bèn kéo dĩa lê lại gần chổ Khổng Dung nói: “Con là người bé nhất nhà. Con hãy lấy một quả ăn đi”. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC HIẾU SINH NHẤT HƯỚNG KHẨU HÀNH.

10. Trong đĩa có tất cả tám quả lê. Quả to nhất bằng quả trứng ngỗng, vỏ bóng nhẫy, vàng ươm trông rất hấp dẫn, quả bé nhất to bằng quả trứng gà vỏ màu xanh xem ra đó là quả lê chưa chín hoặc là quả lê đã bị sâu ăn gì đấy. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC QUAN SÁT Ý HÀNH.

11. Nhìn đĩa lê Khổng Dung biết rằng ngoài em bé chưa biết ăn ra còn năm anh trai của Khổng Dung và cộng thêm bố mẹ thì vừa tròn tám người. Có nghĩa là mỗi một người chỉ được một quả. Nhìn ánh mắt của bố. Khổng Dung điềm tĩnh cầm lấy quả lê bé nhất. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC LỄ KÍNH NHƯỜNG THẢO ĂN THÂN HÀNH.

12. Việc làm này của Khổng Dung khiến cho bố mẹ rất ngạc nhiên: “Làm sao thằng bé lại cầm lấy quả bé nhất nhỉ!”, liền hỏi Khổng Dung rằng: “Dung con! Nhiều quả lê to như vậy sao con lại chọn quả vừa xanh lại vừa nhỏ nhất”. Khổng Dung trả lời: “Bởi vì con còn nhỏ nên chỉ ăn quả nhỏ. Quả to dành cho bố mẹ và các anh ăn mới đúng”. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC LỄ KHIÊM NHƯỜNG THẢO ĂN KHẨU HÀNH.

13. Các anh rất cảm động vì tấm lòng thảo của Khổng Dung đều chọn quả nhỏ để cầm. Người anh khi cầm phải quả to đã đổi lấy quả to đó cho Khổng Dung. Nhưng Khổng Dung không chịu và giải thích rằng: “Bố mẹ suốt ngày vất vả vì gia đình, các anh ngày ngày phải đi học rất gian khổ. Chỉ mình em là chơi suốt ngày thôi. Vậy quả lê bé nhất để em ăn là đúng”. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC LỄ KHIÊM NHƯỜNG THẢO ĂN KHẨU HÀNH.

14. Quả lê của Khổng Dung tuy vừa xanh vừa bé nhưng Khổng Dung chưa ăn ngay. Bởi vì không phải ngày nào cũng có lê mà ăn. Cậu bé dùng cả hai bàn tay nâng quả lê lên ngắm nghía. Người bố và người bẹ tận mắt thấy cảnh tượng tranh nhau nhường lê. Câu này dạy đạo đức gì?
- ANH EM KHỔNG DUNG DÙNG ĐỨC LỄ KÍNH NHƯỜNG THẢO ĂN VỚI NHAU.

15. Ngắm cậu bé Khổng Dung ngây thơ lại đáng yêu. Trong lòng họ cảm thấy rất vui. Người cha cảm động không ăn được lê, ôm ghì lấy Khổng Dung mà nói rằng: “Đây mới thật sự là thế hệ sau của họ Khổng nhà ta”. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC LỄ NHƯỜNG NHỊN LẪN NHAU CHỈ CÓ NHÀ HỌ KHỔNG.

16. Khổng Dung sau khi lớn lên làm thái thú quận Bắc Hải, thơ văn của ông nổi tiếng khắp vùng cùng với Trần Lãm, Vương San, Từ Can, Nguyễn Vũ, Ứng Thường, Lưu Chinh được mệnh danh là Kiến An Thất Tài Tử. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC TÁN THÁN KHỔNG DUNG MỘT DANH NHÂN TRUNG HOA.

17. Nhường người khác ăn quả lê lớn hơn một chút không phải là một cử chỉ kinh thiên động địa. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC LỄ KHIÊM NHƯỜNG NGƯỜI NÀO CŨNG LÀM ĐƯỢC, ĐÂU PHẢI LÀ VIỆC KHÓ.

18. Nhưng mọi người nghĩ đến người khác làm việc khiêm tốn, làm việc nhường đi một chút thì thế giới này sẽ chẳng tốt đẹp lên ư?. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC LỄ KHIÊM TỐN NHƯỜNG NHỊN LẪN NHAU THÌ THẾ GIỚI SẼ BÌNH AN.



(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1) 

No comments:

Post a Comment