Các phóng viên ồn ào hẳn lên, Bécly giải thích nói tiếp: “Với tài năng của mình, tôi nhẽ ra phải trở thành một thương nhân nổi tiếng có nhiều thành công, hoặc trở thành một nhân vật có rất nhiều đóng góp cho xã hội; song quả không may tôi đã chọn cái nghề ăn trộm này, và đã trở thành người ăn trộm của mình nhiều nhất – Các vị đều biết, trong đời tôi đã tiêu hao ¼ thời gian sống trong nhà tù”.
Lại một thí dụ cũng không mới mẻ gì. Ông Niske là một họa sĩ tài ba có trình độ nghệ thuật rất cao, ông đã tốn nhiều công sức để vẽ một tờ giấy bạc 20 đôla Mỹ, gần bằng với thời gian để vẽ một bức chân dung có thể bán được 500 đôla Mỹ. Song bất kể ra sao, thì nhà họa sĩ thiên tài này cũng là một kẻ ăn trộm. Điều đáng buồn là người bị đánh cắp lớn nhất không phải là người nào khác, mà lại là chính bản thân mình.
Cả Bécly và Niske đều là những người thông minh, có tư chất rất cao, nếu ở một lĩnh vực nào đó, họ hoàn toàn có thể dựa vào bản lĩnh của mình để đạt tới thành công, và có một địa vị xứng đáng.
Kỳ thực đã có kẻ đi đánh cắp chính bản thân mình. Vì sao họ lại đi làm cái việc ngu xuẩn đó? Đấy là họ chưa nhận thức đúng đắn về mình, chưa hiểu được giá trị của mình ở chỗ nào. Họ chưa tin tưởng và phát huy thật đầy đủ mọi tài năng của mình, để trên con đường quang minh chính đại họ đi tới thành công. Họ càng chưa hiểu nổi, nếu dùng những thủ đoạn không chính đáng để mưu cầu đoạt lấy những đồng tiền đó, trên thực tế là họ đã đi vào ngõ cụt không lối thoát ra. Kỳ thực, bất cứ một người nào không tin tưởng mình, và chưa hề phát huy hết tài năng của bản thân mình, đều có thể nói đó là người đã đánh cắp bản thân mình. Đời người rất ngắn ngủi, nếu bạn chưa phát huy hết được mọi tài năng của mình, bạn đang làm những việc không nên làm, đó chính là bạn đang bỏ phí thời gian, đang đánh mất đời mình, đang đánh cắp những thứ quý báu nhất của đời mình.
(Đọc Hiểu 220 Trí Tuệ Nhân Sinh, tập 1, trang 20, Hoàng Kim biên soạn)
Bài làm
I. Đại ý: Nói về kẻ đi đánh cắp chính bản thân mình. Vì họ chưa nhận thức đúng đắn về mình, chưa hiểu được giá trị của mình ở chỗ nào, chưa tin tưởng và phát huy thật đầy đủ mọi tài năng của mình, để trên con đường quang minh chính đại họ đi tới thành công.
II. Phân đoạn: có 11 đoạn.
1. Bécly là vua trộm báu vật mà mọi người đều biết ở thập kỷ 20 của thế kỷ XX, đối tượng mà ông ta đến ăn trộm, đều là các thân sỹ trong giới thượng lưu có nhiều tiền, có địa vị. Ông ta còn là một nhà biết thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, cho nên mới có tên là “Thân sỹ vua trộm”. Câu này dạy đạo đức gì?
THIẾU ĐỨC LY THAM Ý, THÂN HÀNH.
2. Cuối cùng Bécly cũng bị bắt về tội ăn trộm, và bị kết án 18 năm tù giam. Câu này dạy đạo đức gì?
NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO DO THIẾU ĐỨC LY THAM THÂN HÀNH.
3. Sau khi ra tù, các phóng viên ở mọi vùng trong cả nước đã dồn dập tới phỏng vấn, trong đó có một phóng viện đã hỏi một điều rất thú vị: “Thưa ngài Bécly, ngài đã từng ăn cắp của rất nhiều người giàu có, tôi muốn biết, người mà ngài gây tổn thất lớn nhất là ai?”. Bécly đã không hề đắn đo suy nghĩ mà nói ngay: “Là tôi”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐỨC THẰNG THẮN KHẨU HÀNH.
4. Các phóng viên ồn ào hẳn lên, Bécly giải thích nói tiếp: “Với tài năng của mình, tôi nhẽ ra phải trở thành một thương nhân nổi tiếng có nhiều thành công, hoặc trở thành một nhân vật có rất nhiều đóng góp cho xã hội; song quả không may tôi đã chọn cái nghề ăn trộm này, và đã trở thành người ăn trộm của mình nhiều nhất – Các vị đều biết, trong đời tôi đã tiêu hao ¼ thời gian sống trong nhà tù”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐỨC HIẾU SINH TỰ GIÁC THÀNH THẬT GIẢI BÀI KHẨU HÀNH.
5. Lại một thí dụ cũng không mới mẻ gì. Ông Niske là một họa sĩ tài ba có trình độ nghệ thuật rất cao, ông đã tốn nhiều công sức để vẽ một tờ giấy bạc 20 đôla Mỹ, gần bằng với thời gian để vẽ một bức chân dung có thể bán được 500 đôla Mỹ. Câu này dạy đạo đức gì?
THIẾU ĐỨC SÁNG SUỐT Ý, THÂN HÀNH.
6. Song bất kể ra sao, thì nhà họa sĩ thiên tài này cũng là một kẻ ăn trộm. Điều đáng buồn là người bị đánh cắp lớn nhất không phải là người nào khác, mà lại là chính bản thân mình. Câu này dạy đạo đức gì?
THIẾU ĐỨC LY THAM CHÍNH MÌNH.
7. Cả Bécly và Niske đều là những người thông minh, có tư chất rất cao, nếu ở một lĩnh vực nào đó, họ hoàn toàn có thể dựa vào bản lĩnh của mình để đạt tới thành công, và có một địa vị xứng đáng. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐỨC ÁI NGỮ CA NGƠI KHẨU HÀNH.
8. Kỳ thực đã có kẻ đi đánh cắp chính bản thân mình. Vì sao họ lại đi làm cái việc ngu xuẩn đó? Đấy là họ chưa nhận thức đúng đắn về mình, chưa hiểu được giá trị của mình ở chỗ nào. Câu này dạy đạo đức gì?
THIẾU ĐỨC NHẬN THỨC VỀ MINH.
9. Họ chưa tin tưởng và phát huy thật đầy đủ mọi tài năng của mình, để trên con đường quang minh chính đại họ đi tới thành công. Câu này dạy đạo đức gì?
THIẾU ĐỨC TIN VỀ MÌNH.
10. Họ càng chưa hiểu nổi, nếu dùng những thủ đoạn không chính đáng để mưu cầu đoạt lấy những đồng tiền đó, trên thực tế là họ đã đi vào ngõ cụt không lối thoát ra. Kỳ thực, bất cứ một người nào không tin tưởng mình, và chưa hề phát huy hết tài năng của bản thân mình, đều có thể nói đó là người đã đánh cắp bản thân mình. Câu này dạy đạo đức gì?
THIẾU ĐỨC LY THAM VỀ MÌNH.
11. Đời người rất ngắn ngủi, nếu bạn chưa phát huy hết được mọi tài năng của mình, bạn đang làm những việc không nên làm, đó chính là bạn đang bỏ phí thời gian, đang đánh mất đời mình, đang đánh cắp những thứ quý báu nhất của đời mình. Câu này dạy đạo đức gì?
THIẾU ĐỨC PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG CỦA MÌNH LÀ NGƯỜI ĂN CẮP BẢN THÂN MÌNH.
III. Kế luận và áp dụng: Mỗi người trong chúng ta đều có đủ TÀI ĐỨC mà không tự triển khai để dùng. Đó chính chúng ta là kẻ ăn trộm TÀI ĐỨC của mình. Chúng ta là những ngươài tu theo Phật giáo là những người đang triển khai TÀI ĐỨC của mình, như vậy chúng ta không phải là kẻ ăn trộm. Có đúng như vậy không các con?
(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1)
No comments:
Post a Comment