Saturday 30 March 2013

Bài 5: CHIỀU SÂU CỦA SỰ CHIA SẺ

Sau khi tốt nghiệp, tôi tham gia công tác từ thiện tại địa phương. Công việc của tôi là phân phát thực phẩm cho gia đình thật sự khó khăn.

Một buổi tối nọ, tôi nhận được tin báo từ Hội Từ Thiện: có một gia đình có 8 đứa trẻ đang rất cần sự giúp đỡ. Họ không còn gì để ăn từ nhiều ngày qua. Tôi vội vã rời nhà, mang theo một ít gạo và thức ăn trong túi. Đó là một ngôi nhà cũ nát. Trong nhà không có một vật dụng gì đáng giá. Những đứa trẻ quần áo rách rưới, đang run lên vì đói. Nhìn những khuôn mặt vàng vọt, xám xịt lại vì thiếu ăn, tôi không thể cầm lòng được.

Tôi vội vã mở túi, dốc hết gạo và thức ăn ra, rồi thúc giục người mẹ: - Chị hãy nấu ngay cho bọn trẻ một bữa ăn thật ngon nào!

Dường như bà không nghe lời tôi nói, cũng không nhìn thấy ánh mắt nôn nóng, trông chờ của lũ trẻ; bà lập tức chia số gạo và thức ăn ra làm hai phần, để ở nhà một phần và mang phần kia chạy nhanh ra khỏi nhà.

Vài phút sau bà quay về với vẻ mặt trông rất mãn nguyện, tôi liền hỏi:
- Chị đi đâu thế?
- Tôi đem gạo sang người hàng xóm. Họ cũng đang đói như chúng tôi!

Tôi thực sự ngạc nhiên trước hành động đầy nhân ái của người phụ nữ. Theo lẽ thường, khi con người đã quá khổ sở với những khó khăn, cơ cực mà mình đang nếm trải, thì sẽ ít, thậm chí không có thời gian và tâm sức để quan tâm đến người khác, cho dù họ cũng có những nỗi đau và khó khăn như mình. Nhưng trong căn nhà cũ nát này, tôi đã thấy điều ngược lại.

Tôi đã học được từ người phụ nữ nghèo khổ ấy nhiều điều ý nghĩa về tình người. Con người luôn có nhu cầu được chia sẻ, cả khi tuyệt vọng nhất hay hạnh phúc nhất. Chỉ cần như thế, nỗi đau sẽ vơi đi một nữa và niềm hạnh phúc sẽ được nhân đôi.
Hạt Giống Tâm Hồn, tập VI, trang 10.

PHÂN ĐOẠN:

1. Sau khi tốt nghiệp, tôi tham gia công tác từ thiện tại địa phương. Công việc của tôi là phân phát thực phẩm cho gia đình thật sự khó khăn.
2. Một buổi tối nọ, tôi nhận được tin báo từ Hội Từ Thiện: có một gia đình có 8 đứa trẻ đang rất cần sự giúp đỡ. Họ không còn gì để ăn từ nhiều ngày qua. Tôi vội vã rời nhà, mang theo một ít gạo và thức ăn trong túi.
3. Đó là một ngôi nhà cũ nát. Trong nhà không có một vật dụng gì đáng giá. Những đứa trẻ quần áo rách rưới, đang run lên vì đói. Nhìn những khuôn mặt vàng vọt, xám xịt lại vì thiếu ăn, tôi không thể cầm lòng được.
4. Tôi vội vã mở túi, dốc hết gạo và thức ăn ra, rồi thúc giục người mẹ: - Chị hãy nấu ngay cho bọn trẻ một bữa ăn thật ngon nào!
5. Dường như bà không nghe lời tôi nói, cũng không nhìn thấy ánh mắt nôn nóng, trông chờ của lũ trẻ; bà lập tức chia số gạo và thức ăn ra làm hai phần, để ở nhà một phần và mang phần kia chạy nhanh ra khỏi nhà.
Vài phút sau bà quay về với vẻ mặt trông rất mãn nguyện, tôi liền hỏi:
- Chị đi đâu thế?
- Tôi đem gạo sang người hàng xóm. Họ cũng đang đói như chúng tôi!
6. Tôi thực sự ngạc nhiên trước hành động đầy nhân ái của người phụ nữ. Theo lẽ thường, khi con người đã quá khổ sở với những khó khăn, cơ cực mà mình đang nếm trải, thì sẽ ít, thậm chí không có thời gian và tâm sức để quan tâm đến người khác, cho dù họ cũng có những nỗi đau và khó khăn như mình. Nhưng trong căn nhà cũ nát này, tôi đã thấy điều ngược lại.
7. Tôi đã học được từ người phụ nữ nghèo khổ ấy nhiều điều ý nghĩa về tình người. Con người luôn có nhu cầu được chia sẻ, cả khi tuyệt vọng nhất hay hạnh phúc nhất. Chỉ cần như thế, nỗi đau sẽ vơi đi một nữa và niềm hạnh phúc sẽ được nhân đôi.

ĐÁP ÁN:

1. ĐỨC HIẾU SINH THÂN HÀNH (Tham gia công tác từ thiện)
2. ĐỨC BỐ THÍ HIẾU SINH Ý HÀNH, THÂN HÀNH (Được tin mang gạo và thực phẩm)
3. THIẾU ĐỨC HIẾU SINH BỐ THÍ (Nhân quả tâm keo kiệt quá khứ)
4. ĐỨC BỐ THÍ HIẾU SINH THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH (Mở túi và thúc dục)
5. ĐỨC HIẾU SINH BỐ THÍ CAO THƯỢNG THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH (Chia số gạo và thức ăn ra làm hai phần…)
6. MỘT TÂM HỒN CAO THƯỢNG HIẾU SINH.
7. MỘT BÀI HỌC ĐỨC HIẾU SINH TUYỆT VỜI.




(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1) 

1 comment: