Saturday 30 March 2013

Bài 4: THIÊN ĐÀNG Ở ĐÂU?

Như thế nào là thiên đàng? Thiên đàng ở đâu?

Như thế nào là niết bàn? Niết bàn ở đâu?

Có một người vượt qua muôn vàn gian khổ để đi tìm thiên đàng, cuối cùng đã tìm thấy. Anh ta vui sướng đứng trước cửa thiên đàng hô to: “Tôi đã đến được thiên đàng rồi!”. Lúc đó người gác cổng thiên đàng bỗng nhiên hỏi anh ta: “Đây là thiên đàng ư?” Anh ta ngẩn người ra hỏi: “Chẳng nhẽ ông chẳng biết đây là thiên đàng?” Người gác cổng lắc đầu hỏi: “Anh từ đâu đến?” Anh ta trả lời: “Từ địa ngục”.

Nếu bạn khát, nước là thiên đàng; nếu bạn mệt, chiếc giường sẽ là thiên đàng; khi bạn thất bại, thành công là thiên đàng; khi bạn đau khổ, vui sướng là thiên đàng…và nếu bạn chưa đi qua địa ngục thì tuyệt nhiên không thể tìm thấy thiên đàng.

Làm những điều ác là địa ngục, làm những điều lành là thiên đàng; sống làm khổ mình khổ người là địa ngục, sống không làm khổ mình khổ người là thiên đàng; sống với sự giết hại và ăn thịt chúng sinh là địa ngục, sống với đức hiếu sinh là thiên đàng; sống với tâm tham lam trộm cắp lấy của không cho là địa ngục, sống với đức ly tham là thiên đàng; sống với tâm tà dâm là địa ngục, sống với đức chung thủy là thiên đàng; sống với tâm dối trá là địa ngục, sống với đức thành thật là thiên đàng; sống rượu chè say xỉn là địa ngục, sống với đức minh mẫn không rượu chè say xỉn là thiên đàng, nhưng chỉ có sống với tâm thanh thản, an lạc và vô sự là niết bàn.

Vậy thiên đàng, địa ngục và niết bàn ở bên cạnh chúng ta chứ có ở đâu xa mà đi tìm. Phải không các bạn?

BÀI LÀM

ĐẠI Ý: Tóm lại thiên đàng và niết bàn bàn có thật, nhưng nó không phải là một thế giới siêu hình, nó là một trạng thái của thân tâm con người hiệu hữu.

PHÂN ĐOẠN: Bài này chia làm 7 đoạn, có 7 câu hỏi.

1- “Như thế nào là thiên đàng? Thiên đàng ở đâu?
Như thế nào là niết bàn? Niết bàn ở đâu?” Đoạn này dạy đạo đức gì?
2- “Có một người vượt qua muôn vàn gian khổ để đi tìm thiên đàng, cuối cùng đã tìm thấy. Anh ta vui sướng đứng trước cửa thiên đàng hô to: “Tôi đã đến được thiên đàng rồi!”.” Đoạn này dạy đạo đức gì?
3- “Lúc đó người gác cổng thiên đàng bỗng nhiên hỏi anh ta: “Đây là thiên đàng ư?” Anh ta ngẩn người ra hỏi: “Chẳng nhẽ ông chẳng biết đây là thiên đàng?” Người gác cổng lắc đầu hỏi: “Anh từ đâu đến?” Anh ta trả lời: “Từ địa ngục”.” Đoạn này dạy đạo đức gì?
4- “Nếu bạn khát, nước là thiên đàng; nếu bạn mệt, chiếc giường sẽ là thiên đàng; khi bạn thất bại, thành công là thiên đàng; khi bạn đau khổ, vui sướng là thiên đàng…và nếu bạn chưa đi qua địa ngục thì tuyệt nhiên không thể tìm thấy thiên đàng.” Đoạn này dạy đạo đức gì?
5- “Làm những điều ác là địa ngục, làm những điều lành là thiên đàng; sống làm khổ mình khổ người là địa ngục, sống không làm khổ mình khổ người là thiên đàng; sống với sự giết hại và ăn thịt chúng sinh là địa ngục, sống với đức hiếu sinh là thiên đàng; sống với tâm tham lam trộm cắp lấy của không cho là địa ngục, sống với đức ly tham là thiên đàng; sống với tâm tà dâm là địa ngục, sống với đức chung thủy là thiên đàng; sống với tâm dối trá là địa ngục, sống với đức thành thật là thiên đàng; sống rượu chè say xỉn là địa ngục, sống với đức minh mẫn không rượu chè say xỉn là thiên đàng” Đoạn này dạy đạo đức gì?
6- “Nhưng chỉ có sống với tâm thanh thản, an lạc và vô sự là niết bàn.” Đoạn này dạy đạo đức gì?
7- “Vậy thiên đàng, địa ngục và niết bàn ở bên cạnh chúng ta chứ có ở đâu xa mà đi tìm. Phải không các bạn?” Đoạn này dạy đạo đức gì?

ĐÁP ÁN: Bài này có bảy đức:

1- ĐỨC TÌM TÒI HIẾU SINH Ý HÀNH.
2- ĐỨC GIÁC NGỘ HIẾU SINH Ý HÀNH, KHẨU HÀNH VÀ THÂN HÀNH.
3- ĐỨC CHỈ ĐỊNH HIẾU SINH KHẨU HÀNH.
4- ĐỨC XÁC ĐỊNH CUỘC SỐNG HIẾU SINH KHẨU HÀNH.
5- ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ NGŨ GIỚI HIẾU SINH KHẨU HÀNH.
6- ĐỨC VƯỢT QUA NHÂN QUẢ HIẾU SINH KHẨU HÀNH.
7- ĐỨC THỰC TẾ HIẾU SINH KHẨU HÀNH.

GIẢI TRÌNH ÁN:

1- Từ xưa đến nay người ta cho rằng cõi thiên đàng và cõi niết bàn là thế giới siêu hình, nơi cõi thiên đàng Ngọc Hoàng hay Chúa Trời cai trị và cõi niết bàn là nơi chư Phật mãi mãi sống trong đó bất di bất dịch.
2- Có một người chịu gian khổ để đi tìm cõi thiên đàng và anh ta đã giác ngộ được cõi đó.
3- Đễ xác định cho chắc sự giác ngộ cõi thiên đàng là có chân thật thì phải bắt đầu từ cõi địa ngục.
4- Chứng minh bắt đầu từ cõi địa ngục mới nhận ra cõi thiên đàng. Không có địa ngục thì không có cõi thiên đàng.
5- Xác minh có nhân thì mới có quả, có thiện thì phải có ác, do đó chỗ nào không thiện không ác là niết bàn, chứ không phải niết bàn là cõi giới siêu hình an lạc để chư Phật ngự trị ở đó.
6- Xác định trạng thái tâm thanh thản, an lạc và vô sự là niết bàn.
7- Thiên đàng, niết bàn là một trạng thái của tâm rất thực tế không có mơ hồ, trừu tượng.



(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1) 

No comments:

Post a Comment