Saturday 30 March 2013

Bài 24: NÂNG BÁT NGANG MI

Thời Đông Hán có một thanh niên tên là Lương Hồng. Lúc còn nhỏ bố ông mất sớm, gia cảnh vô cùng nghèo khó, nhưng chí hướng ham học hỏi của ông không thay đổi. Ông vừa chăn lợn thuê vừa giành thời gian học tập. Lương Hồng làm việc rất cẩn thận, lại suốt ngày cần mẫn học tập. Hơn nữa ông là một người trung hậu nên đã được sự tin yêu khâm phục của mọi người trong thôn. Có rất nhiều người đến nhà định làm mối cho Lương Hồng. Người thì bảo cô gái nhà Đông xinh đẹp, cô gái nhà Tây giàu có. Nhưng trong lòng Lương Hồng muốn tìm một người con gái có tri thức, có lễ nghĩa. Trong lòng của nàng không tham vinh hoa phú quý, chỉ cần có phẩm hạnh cao thượng cần cù, chịu khó để làm vợ mình. Trong huyện có người con gái họ Mạnh, từ nhỏ đã thông Kinh Thư là một người dịu dàng, lễ phép lại khỏe mạnh năng nổ làm việc. Chỉ có một điều cô thấp bé, khuôn mặt xấu đen, dung nhan không đẹp. Cha mẹ đã từng hỏi cô rằng cô muốn lấy một người chồng như thế nào? Cô đã nói thẳng mà không e ngại: “Con không cần cao sang, không tham phú quý, con chỉ muốn lấy được một người đức hạnh cao thượng giống như Lương Hồng mà thôi”. Câu nói của cô sau đến tai Lương Hồng. Lương Hồng đã cảm thấy rằng người con gái họ Mạnh kia có thể tâm đầu ý hợp với mình. Chành đã chẳng hề để ý đến dung nhan xấu xí của cô, vui vẻ mời người làm mai mối đến cầu hôn. Cô gái nghe nói Lương Hồng đến cầu hôn, niềm vui lộ ra mặt. Cô vội đi sắm nữ trang, may áo lụa, hài gai. Trong ngày lễ thành hôn, cô gái họ Mạnh vấn tóc cao, trên đầu cài rất nhiều trang sức rực rỡ. Nhưng trong suốt bảy ngày liền, Lương Hồng không hề đoái hoài đến cô. Cô gái không biết vì sao chồng mình như vậy, nàng quỳ trước mặt Lương Hồng với vẻ xấu hổ thưa rằng: “Thiếp mong chàng đừng bỏ thiếp, trong lòng thiếp vô cùng cảm kích chàng. Nhưng có ai ngờ tình duyên mới bắt đầu mà chàng đã xem thiếp như người xa lạ. Không biết có việc gì đã mạo muội đến chàng, cầu xin chàng rộng lòng chỉ bảo”. Lương Hồng thấy vợ mình quỳ dưới đất trong lòng không kìm được nữa vội vàng đỡ nàng dậy và nói: “Từ lâu đã nghe nàng là Mạnh Quang người hiền đức lễ nghĩa có ai ngờ rằng nàng là một người thích hư danh, nhìn nàng phấn son, đầy mình gấm vóc, đó chẳng lẻ lại không làm cho ta thất vọng ư!”. Cô gái họ Mạnh nghe chồng nói vậy trong lòng rất vui mừng, mĩm cười mà rằng: “Thì ra là như thế, việc trang điểm của thiếp chẳng qua để thử ý và nguyện vọng của chàng. Từ nay về sau thiếp chỉ ăn mặc đơn sơ, uống trà bần, ăn cơm tẻ thề sẽ sống suốt đời với chàng!”. Nói xong lập tức tháo cặp tóc bỏ nữ trang thay áo vải. Lương Hồng thấy thế ngắm một hồi lâu và khen rằng: “Thực ra nàng không hề xấu chút nào, rất giống một viên ngọc bích ánh sáng rực rỡ. Ta sẽ đặt cho nàng một cái tên gọi là Mạnh Quang”. Từ đó về sau vợ chồng thương yêu nhau ngày một đậm đà hơn. Lương Hồng luôn luôn yêu thương vợ mình, còn Mạnh Quang chăm sóc hết mình người chồng yêu quý.

Lương Hồng và Mạnh Quang ở ẩn trong núi. Một hôm Lương Hồng đi qua Lạc Dương nhìn thấy cung điện nguy nga mà nhân dân chịu mỗi nỗi khổ của sưu dịch, chàng viết một bài hát tên là: “Ngũ ý chi ca”. Bài hát này truyền tận đến triều đình, nhà vua lệnh bắt Lương Hồng. Lương Hồng không còn cách nào khác phải cùng vợ trốn sang nước Tề rồi đi về phía Nam xuống đến Tô Châu. Đến nơi đây hai người dấu tên và đi làm thuê để kiếm sống. Sau đó hai vợ chồng làm công cho một địa chủ tên là Phụ Bá Thông ở trong một gian nhà rất chật hẹp. Một lần Phụ Bá Thông có việc đến gian nhà nhỏ tìm Lương Hồng vào lúc đang có bữa cơm trưa. Ông thấy Mạnh Quang từ dưới bếp bê mâm cơm lên. Nàng bưng mâm cơm lên ngang tầm mắt của mình ân cần nói với chồng: “Thiếp mời chàng dùng bữa”. Lương Hồng vội đón nhận bát cơm rất cung kính nói rằng: “Nàng vất vả quá. Cám ơn nàng! Cám ơn nàng!” Phụ Bá Thông nhìn thấy cảnh này vô cùng cảm động. Sau đó thông qua nhiều người ông ta biết được rằng vợ chồng Lương Hồng từ trước tới nay đều đối xử lễ nghĩa, tôn trọng như vậy từ lúc ở trong làng. Trong lòng ông rất khâm phục đôi vợ chồng này, và nói với họ rất thành khẩn: “Tôi không ngời rằng cả hai người đều là bậc quân tử tôn trọng lễ nghĩa đến như vậy. Để ông bà ở trong một gian nhà nhỏ bé như vậy thì quá là hổ thẹn. Ngày mai xin đến nhà tôi ở để người nhà và đầy tớ của tôi đều được học tập hai vị”. Lương Hồng và Mạnh Quang sau khi dọn đến nhà Phụ Bá Thông rất tôn kính vợ chồng Phụ Bá Thông giống như đối với ân nhân.

Câu chuyện Lương Hồng và Mạnh Quang được mọi người ca ngợi đến nay. Điều mà họ mang tới chính là sự thanh cao, trong sạch về ý trí, sự hòa hợp về tình người và sự tương đồng về tư tưởng. Câu thành ngữ quý nhau như khách nâng bát ngang mi tương truyền đến ngày nay cũng từ đó mà ra.

Trong xã hội phong kiến với tư tưởng trọng nam khinh nữ đã thành lề luật của xã hội. Mà vợ chồng Lương Hồng và Mạnh Quang có thể yêu thương quý mến nhau, bình đẳng với nhau thật là một điều hiếm có. Trong bát cơm thức ăn nàng nâng bát ngang mi đã thể hiện lễ nghĩa và tình yêu đã trung hòa làm một.
(Chuyện cổ Sử Trung Hoa - Phan Việt Anh biên soạn.)

1. Thời Đông Hán có một thanh niên tên là Lương Hồng. Lúc còn nhỏ bố ông mất sớm, gia cảnh vô cùng nghèo khó.
- NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO THIẾU ĐỨC BỐ THÍ TIỀN KIẾP.

2. Nhưng chí hướng ham học hỏi của ông không thay đổi. Ông vừa chăn lợn thuê vừa giành thời gian học tập. Lương Hồng làm việc rất cẩn thận, lại suốt ngày cần mẫn học tập.
- ĐỨC HIẾU HỌC Ý HÀNH, KHẨU HÀNH.

3. Hơn nữa ông là một người trung hậu nên đã được sự tin yêu khâm phục của mọi người trong thôn.
- ĐỨC TRUNG HẬU Ý HÀNH, KHẨU HÀNH.

4. Có rất nhiều người đến nhà định làm mối cho Lương Hồng. Người thì bảo cô gái nhà Đông xinh đẹp, cô gái nhà Tây giàu có. Nhưng trong lòng Lương Hồng muốn tìm một người con gái có tri thức, có lễ nghĩa. Trong lòng của nàng không tham vinh hoa phú quý, chỉ cần có phẩm hạnh cao thượng cần cù, chịu khó để làm vợ mình.
- ĐỨC LỄ TÔN TRỌNG CUNG KÍNH KHẨU HÀNH.

5. Trong huyện có người con gái họ Mạnh, từ nhỏ đã thông Kinh Thư là một người dịu dàng, lễ phép lại khỏe mạnh năng nổ làm việc. Chỉ có một điều cô thấp bé, khuôn mặt xấu đen, dung nhan không đẹp.
- ĐỨC TRÍ LỄ CUNG KÍNH TÔN TRỌNG Ý HÀNH.

6. Cha mẹ đã từng hỏi cô rằng cô muốn lấy một người chồng như thế nào? Cô đã nói thẳng mà không e ngại: “Con không cần cao sang, không tham phú quý, con chỉ muốn lấy được một người đức hạnh cao thượng giống như Lương Hồng mà thôi”.
- ĐỨC LỄ CAO THƯỢNG.

7. Câu nói của cô sau đến tai Lương Hồng. Lương Hồng đã cảm thấy rằng người con gái họ Mạnh kia có thể tâm đầu ý hợp với mình. Chành đã chẳng hề để ý đến dung nhan xấu xí của cô, vui vẻ mời người làm mai mối đến cầu hôn.
- TÔN TRỌNG ĐỨC LỄ

8. Cô gái nghe nói Lương Hồng đến cầu hôn, niềm vui lộ ra mặt. Cô vội đi sắm nữ trang, may áo lụa, hài gai. Trong ngày lễ thành hôn, cô gái họ Mạnh vấn tóc cao, trên đầu cài rất nhiều trang sức rực rỡ.
- THIẾU ĐỨC LY THAM KHÔNG ĐƠN GIẢN THÂN HÀNH.

9. Nhưng trong suốt bảy ngày liền, Lương Hồng không hề đoái hoài đến cô. Cô gái không biết vì sao chồng mình như vậy, nàng quỳ trước mặt Lương Hồng với vẻ xấu hổ thưa rằng: “Thiếp mong chàng đừng bỏ thiếp, trong lòng thiếp vô cùng cảm kích chàng. Nhưng có ai ngờ tình duyên mới bắt đầu mà chàng đã xem thiếp như người xa lạ. Không biết có việc gì đã mạo muội đến chàng, cầu xin chàng rộng lòng chỉ bảo”.
- ĐỨC LỄ CẦU XIN CHỈ LỖI KHẨU HÀNH, THÂN HÀNH.

10. Lương Hồng thấy vợ mình quỳ dưới đất trong lòng không kìm được nữa vội vàng đỡ nàng dậy và nói: “Từ lâu đã nghe nàng là Mạnh Quang người hiền đức lễ nghĩa có ai ngờ rằng nàng là một người thích hư danh, nhìn nàng phấn son, đầy mình gấm vóc, đó chẳng lẻ lại không làm cho ta thất vọng ư!”.
- ĐỨC CUNG KÍNH THẲNG THẮN CHỈ LỖI.

11. Cô gái họ Mạnh nghe chồng nói vậy trong lòng rất vui mừng, mĩm cười mà rằng: “Thì ra là như thế, việc trang điểm của thiếp chẳng qua để thử ý và nguyện vọng của chàng. Từ nay về sau thiếp chỉ ăn mặc đơn sơ, uống trà bần, ăn cơm tẻ thề sẽ sống suốt đời với chàng!”. Nói xong lập tức tháo cặp tóc bỏ nữ trang thay áo vải.
ĐỨC THIỂU DỤC TRI TÚC Ý HÀNH, THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH.

12. Lương Hồng thấy thế ngắm một hồi lâu và khen rằng: “Thực ra nàng không hề xấu chút nào, rất giống một viên ngọc bích ánh sáng rực rỡ. Ta sẽ đặt cho nàng một cái tên gọi là Mạnh Quang”. Từ đó về sau vợ chồng thương yêu nhau ngày một đậm đà hơn. Lương Hồng luôn luôn yêu thương vợ mình, còn Mạnh Quang chăm sóc hết mình người chồng yêu quý.
- ĐỨC LỄ VỢ CHỒNG CUNG KÍNH TÔN TRỌNG LẪN NHAU THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH, Ý HÀNH.

13. Lương Hồng và Mạnh Quang ở ẩn trong núi. Một hôm Lương Hồng đi qua Lạc Dương nhìn thấy cung điện nguy nga mà nhân dân chịu mỗi nỗi khổ của sưu dịch, chàng viết một bài hát tên là: “Ngũ ý chi ca”. Bài hát này truyền tận đến triều đình, nhà vua lệnh bắt Lương Hồng. Lương Hồng không còn cách nào khác phải cùng vợ trốn sang nước Tề rồi đi về phía Nam xuống đến Tô Châu. Đến nơi đây hai người dấu tên và đi làm thuê để kiếm sống.
- THIẾU ĐỨC CẨN TRỌNG KHÔNG THỨC THỜI.

14. Sau đó hai vợ chồng làm công cho một địa chủ tên là Phụ Bá Thông ở trong một gian nhà rất chật hẹp. Một lần Phụ Bá Thông có việc đến gian nhà nhỏ tìm Lương Hồng vào lúc đang có bữa cơm trưa. Ông thấy Mạnh Quang từ dưới bếp bê mâm cơm lên. Nàng bưng mâm cơm lên ngang tầm mắt của mình ân cần nói với chồng: “Thiếp mời chàng dùng bữa”. Lương Hồng vội đón nhận bát cơm rất cung kính nói rằng: “Nàng vất vả quá. Cám ơn nàng! Cám ơn nàng!”
- ĐỨC LỄ VỢ CHỒNG CUNG KÍNH TÔN TRỌNG LẪN NHAU THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH.

15. Phụ Bá Thông nhìn thấy cảnh này vô cùng cảm động. Sau đó thông qua nhiều người ông ta biết được rằng vợ chồng Lương Hồng từ trước tới nay đều đối xử lễ nghĩa, tôn trọng như vậy từ lúc ở trong làng. Trong lòng ông rất khâm phục đôi vợ chồng này, và nói với họ rất thành khẩn: “Tôi không ngời rằng cả hai người đều là bậc quân tử tôn trọng lễ nghĩa đến như vậy. Để ông bà ở trong một gian nhà nhỏ bé như vậy thì quá là hổ thẹn. Ngày mai xin đến nhà tôi ở để người nhà và đầy tớ của tôi đều được học tập hai vị”. Lương Hồng và Mạnh Quang sau khi dọn đến nhà Phụ Bá Thông rất tôn kính vợ chồng Phụ Bá Thông giống như đối với ân nhân.
NHỜ SỐNG ĐỨC LỄ ĐƯỢC MỌI NGƯỜI QUÝ MẾN.

16. Câu chuyện Lương Hồng và Mạnh Quang được mọi người ca ngợi đến nay. Điều mà họ mang tới chính là sự thanh cao, trong sạch về ý trí, sự hòa hợp về tình người và sự tương đồng về tư tưởng. Câu thành ngữ quý nhau như khách nâng bát ngang mi tương truyền đến ngày nay cũng từ đó mà ra.
- ĐỨC LỄ CA NGỢI VÀ TRUYỀN TỤNG ĐẾN NGÀY NAY.

17. Trong xã hội phong kiến với tư tưởng trọng nam khinh nữ đã thành lề luật của xã hội. Mà vợ chồng Lương Hồng và Mạnh Quang có thể yêu thương quý mến nhau, bình đẳng với nhau thật là một điều hiếm có. Trong bát cơm thức ăn nàng nâng bát ngang mi đã thể hiện lễ nghĩa và tình yêu đã trung hòa làm một.
- TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN LỄ VỢ CHỒNG ĐỐI XỬ NHAU THẬT LÀ HIẾM CÓ


(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1) 

No comments:

Post a Comment