Người phục vụ làm cho họ hai bát mỳ sợi, hương vị rất thơm, nhưng lại là một bát to một bát bé. Hai người ngồi xuống, người bạn nhìn qua, liền đẩy bát mỳ lớn sang trước mặt người cư sĩ và nói: “Bác ăn bát mỳ lớn này đi”. Nhẽ ra theo lệ thường thì người cư sĩ phải khiêm nhường một chút đẩy trả bát mỳ lớn đó sang trước mặt người bạn, để bày tỏ sự cung kính. Nhưng không ngờ người cư sĩ chẳng thèm nhìn bạn liền cúi đầu ăn ngay. Người bạn thấy thế, nhíu mày, tỏ ý không vui.
Người cư sĩ chẳng hề để ý, một mình cứ tự nhiên ăn.
Ăn xong, ngẩng đầu lên thấy bát đũa của bạn vẫn y nguyên, thế là cư sĩ hỏi bạn: “Sao bác lại không ăn thế?”.
Người bạn thở dài không nói một lời.
Cư sĩ lại cười nói: “ Bác tức tôi phải không? Chê tôi không hiểu lễ nghĩa, chỉ có một mình vùi đầu ăn chứ gì?”.
Người bạn không trả lời, lại thở dài.
Cư sĩ nói tiếp: “Xin hỏi một câu, nếu chúng ta cứ đun đẩy lại mãi, thử hỏi mục đích là gì?.
Cuối cùng người bạn trả lời: “Nhường bạn mình ăn bát to”.
Người cư sĩ nói tiếp: “Thế thì đúng rồi, nhường cho bạn mình ăn bát to là mục đích cuối cùng.
Thế như bác nghĩ, tranh nhau đẩy tới đẩy lui, vì sao không ăn luôn mỳ sợi vào bụng cho xong, thế tôi ăn bát mỳ sợi lớn. lòng bác không vui, chẳng hóa ra mục đích của bác khiêm nhường của bác không thật lòng? Bác ăn cũng là ăn, tôi ăn cũng là ăn, nếu thế thì việc đẩy tới đẩy lui còn có ý nghĩa gì?”
Người bạn nghe xong lời nói của người cư sĩ, trong lòng chợt hiểu ra.
ĐẠI Ý BÀI
Tóm lại, lễ nghĩa tuy không phải là chuyện nhỏ, nhưng khi quá khiêm nhường sẽ trở nên khách khí giả dối, chừng đó lễ nghĩa sẽ trở thành hình thức thừa và vụn vặt, chỉ có thái độ thẳng thắn mới là gốc lễ nghĩa xử thế của mọi người. Đó chính là ĐỨC LỄ NGHĨA THÀNH THẬT NHÂN
BẢN CỦA LOÀI NGƯỜI.
(Đọc Hiểu 220 Trí Tuệ Nhân Sinh tập II Nhà xuất Bản Lao động - Xã Hội)
PHÂN ĐOẠN: Bài này có 8 đoạn
1- “Ngày xưa có một cư sĩ, ông ta đi thăm một người bạn rất lâu chưa gặp. Sau khi gặp mặt bạn, hai người nói chuyện với nhau rất tâm đầu ý hợp, mãi miết vô tình đến giờ ăn trưa, người bạn liền mời người cư sĩ ở lại ăn cơm trưa”. Đoạn này dạy đạo đức gì?
2- “Người phục vụ làm cho họ hai bát mỳ sợi, hương vị rất thơm, nhưng lại là một bát to một bát bé”. Đoạn này dạy đạo đức gì?
3- Hai người ngồi xuống, người bạn nhìn qua, liền đẩy bát mỳ lớn sang trước mặt người cư sĩ và nói: “Bác ăn bát mỳ lớn này đi”. Đoạn này dạy đạo đức gì?
4- “Nhẽ ra theo lệ thường thì người cư sĩ phải khiêm nhường một chút đẩy trả bát mỳ lớn đó sang trước mặt người bạn, để bày tỏ sự cung kính. Nhưng không ngờ người cư sĩ chẳng thèm nhìn bạn liền cúi đầu ăn ngay”. Đoạn này dạy đạo đức gì?
5-“Người bạn thấy thế, nhíu mày, tỏ ý không vui. Người cư sĩ chẳng hề để ý, một mình cứ tự nhiên ăn.
Ăn xong, ngẩng đầu lên thấy bát đũa của bạn vẫn y nguyên, thế là cư sĩ hỏi bạn: “Sao bác lại không ăn thế?”.
Người bạn thở dài không nói một lời”. Đoạn này dạy đạo đức gì?
6- “Cư sĩ lại cười nói: “Bác tức tôi phải không? Chê tôi không hiểu lễ nghĩa, chỉ có một mình vùi đầu ăn chứ gì?”.
Người bạn không trả lời, lại thở dài. Đoạn này dạy đạo đức gì?
7- “Cư sĩ nói tiếp: “Xin hỏi một câu, nếu chúng ta cứ đun đẩy lại mãi, thử hỏi mục đích là gì?.
Cuối cùng người bạn trả lời: “Nhường bạn mình ăn bát to”.
Người cư sĩ nói tiếp: “Thế thì đúng rồi, nhường cho bạn mình ăn bát to là mục đích cuối cùng. Thế như bác nghĩ, tranh nhau đẩy tới đẩy lui, vì sao không ăn luôn mỳ sợi vào bụng cho xong, thế tôi ăn bát mỳ sợi lớn. lòng bác không vui, chẳng hóa ra mục đích của bác khiêm nhường của bác không thật lòng? Bác ăn cũng là ăn, tôi ăn cũng là ăn, nếu thế thì việc đẩy tới đẩy lui còn có ý nghĩa gì?” Đoạn này dạy đạo đức gì?
8- “Người bạn nghe xong lời nói của người cư sĩ, trong lòng chợt hiểu ra.
ĐÁP ÁN: Bài này có 8 đức.
- Đoạn 1: ĐỨC GẮN BÓ HIỀU SINH THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH.
- ĐOẠN 2: THIẾU ĐỨC BÌNH ĐẲNG HIẾU SINH THÂN HÀNH.
- ĐOẠN 3: ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG HIẾU SINH THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH.
- ĐOẠN 4: ĐỨC THÀNH THẬT HIỀU SINH THÂN HÀNH.
- ĐOẠN 5: ĐỨC TỰ NHIÊN HIẾU SINH Ý HÀNH, KHẨU HÀNH, THÂN HÀNH.
- ĐOẠN 6: ĐỨC BÌNH TĨNH HIẾU SINH Ý HÀNH KHẨU HÀNH.
- ĐOẠN 7: ĐỨC THẲNG THẮN HIẾU SINH KHẨU HÀNH.
- ĐOẠN 8: ĐỨC MINH MẪN HIẾU SINH Ý HÀNH.
GIẢI TRÌNH ÁN:
1- Đoạn này nói về hai người bạn lâu ngày không gặp nên gặp nhau nói chuyện quên thôi, đó là tình bằng hữu thân thiết với nhau tức là ĐỨC GẮN BÓ HIỀU SINH THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH.
2- Trớ trêu thay khi đải khách một bữa ăn mỳ mà người phục vụ mang mỳ lên lại làm một tô nhỏ và một tô lớn, Đó là THIẾU ĐỨC BÌNH ĐẲNG HIẾU SINH THÂN HÀNH.
3- Người bạn nhường cho người cư sĩ bát mỳ lớn và mời người cư sĩ ăn . Đó là ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG HIẾU SINH THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH.
4- Người cư sĩ không khách sáo tự nhiên ngồi ăn hết tô mỳ lớn. Đó là ĐỨC THÀNH THẬT HIỀU SINH THÂN HÀNH.
5- Người cư sĩ ăn uống tự nhiên, không hề thấy sự khó chịu của người bạn đang ngồi đối diện. Đó là ĐỨC TỰ NHIÊN HIẾU SINH Ý HÀNH, KHẨU HÀNH, THÂN HÀNH.
6- Người cư sĩ bình tĩnh cười nói vui vẻ: Bác chê tôi không biết lễ nghĩa, kính nhường, chỉ biết có ăn. Phải không? Đó là ĐỨC BÌNH TĨNH HIẾU SINH Ý HÀNH, KHẨU HÀNH.
7- Người cư sĩ nói tiếp: “Thế thì đúng rồi, nhường cho bạn mình ăn bát to là mục đích cuối cùng. Thế như bác nghĩ, tranh nhau đẩy tới đẩy lui, vì sao không ăn luôn mỳ sợi vào bụng cho xong, thế tôi ăn bát mỳ sợi lớn. lòng bác không vui, chẳng hóa ra mục đích của bác khiêm nhường của bác không thật lòng? Bác ăn cũng là ăn, tôi ăn cũng là ăn, nếu thế thì việc đẩy tới đẩy lui còn có ý nghĩa gì. Phải không bác? Đó là ĐỨC THẲNG THẮN HIẾU SINH KHẨU HÀNH.
8- Người bạn nghe xong lời nói của người cư sĩ, trong lòng chợt hiểu ra đức khiêm nhường là một đức tốt, nhưng khiêm nhường khách sáo thì không còn nghĩa chân thật. Khi nhận ra được điều này. đó là ĐỨC MINH MẪN HIẾU SINH Ý HÀNH.
(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1)
Cám ơn bạn nhiều lắm. Thiện Tâm
ReplyDelete