Saturday 30 March 2013

BÀI 40: NGƯỜI TẠO DỰNG NIỀM TIN

Năm mười bốn tuổi, tôi chẳng làm được trò trống gì, ngoại trừ việc quậy phá nổi tiếng trong trường. Tôi thường bỏ dở giữa chừng các môn học mà chẳng thèm quan tâm đến việc có bị cấm túc, kỷ luật hay bị đuổi học hay không

Tất cả những điều đó hoàn toàn thay đổi khi tôi đươcj học với Thầy Kaplan. Trẻ tuổi đẹp trai Thầy đứng dựa vào tấm bản, áo sơ mi cổ bé, tay đút trong túi quần jeans, như thế chẳng quan tâm đến bát kỳ thứ gì trên đời này. Dưới mái tóc vàng mềm mại, đôi mắt ánh lên màu xanh thép đầy cương nghị của Thầy lại nói lên điều ngược lại. Ông Thầy có dáng vẻ “ngầu đời” này có cái nhìn như muốn nói: “Đừng có mà lộn xộn với tôi đấy!” Hơi thích thú và phần e dè, tôi nghĩ có lé phải đàng hoàng trong lớp học này.

“Chào các em” Thầy lên tiếng và bước dọc theo lối đi giữa hai hàng ghế “toi tên là Kaplan và chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện một chuyến đi dài.”

Có cái gì đó cồn lên trong bụng,tôi tự hỏi không biết mình bị sao nữa và rồi chợt nhận ra đó là cảm giác thích thú. Thầy bước nhanh quay lại bàn làm việc. Tôi mỉm cười hy vọng rằng đây sẽ là một môn học hấp dẫn.

Đột nhiên, Thầy nhảy phắt lên đứng trên bàn.
“Các em nghe đây”, Thầy nói với cả lớp bằng một giọng đầy nhiệt quyết, “tôi không nói về trường học. Đây là việc học tập và niềm vui trong công việc, nếu các em tìm thấy niềm vui trong học tập chắc chắn các em sẽ học tốt”

–“Tôi nói các em đấy”, Thầy tiếp tục nhảy từ trên bàn xuống đất, nhẹ nhàng như một con báo. Và em nữa”, Thầy vừa nói, chỉ vào từng học sinh và lập lại những từ này.

Khi ngón tay của Thầy chỉ đến tôi, tôi chợt thấy tim ngừng lại một nhịp. Xưa nay tôi chưa bao giờ cho rằng học là một niềm vui. Và cũng chưa bao giờ nghĩ rằng tôi có thể học được.

Và rồi một giọng thì thầm, Thầy nói tiếp “lịch sử là một điều bí mật và chúng ta là một
phần trong bí mật đó”.
Lớp học im lặng như tờ, thậm chí có thể nghe được tiếng vỗ cánh của một con ruồi khi nó bay ngang qua.

“Chúng ta sẽ không ngồi đây hôm nay nếu tổ tiên chúng ta không chiến đấu cho niềm tin của họ, cho độc lập của quốc gia. Chắc chắn chúng ta sẽ không phải là con người tự do”, Thầy tuyên bố bằng một giọng nghiêm túc đến mức độ tôi cảm thấy phải có nhiệm vụ phải lắng nghe thầy.

Thầy nắm chặt bàn tay giơ lên trước mặt, giọng rền vang: “Tất cả các em đều có một lịch sử. Chúng ta có trách nhiệm ghi nhớ những gì đã xãy ra và phải rút ra được bài học từ trong lịch sử”.

Tôi phải kiềm chế lắm mới khỏi phải hô to “quá đã”!
“Bây giờ tôi sẽ đưa các em đi cùng tôi trong chuyến du hành dài ngày này. Các em đã sẵng sàng chưa? Nếu có đủ can đảm, hãy đứng dậy và đẩy hết bàn ghế ra hai bên”.

Đó là một lời thách thức. Thầy yêu cầu chúng tôi phải tích cực tham gia vào bài học, không đơn giản ngồi chờ cho hết giờ. Chỉ trong vài phút lớp học đã được dọn trống.
“Được rồi Thầy nói. “Giờ các em hãy nằm xuống đất và nhớ là phải nằm cho thật sát vào nhau”.

Lớp học nãy giờ im lặng, giờ đây vang lên đầy những tiếng cười khúc khích khi chúng tôi loay hoay nằm xuống bên nhau trên nền nhà. Tay đứa này đụng vào đứa kia, thậm chí có đứa còn đụng đầu nhau côm cốp, nhưng rồi cuối cùng cũng nằm thành một đám hỗn độn trên sàn nhà.

Thầy xoa cằm nhìn chúng tôi, như thể đang ngắm nhìn tác phẩm điêu khắc mới nhất của mình rồi nói: “tốt lắm, các em hãy nhích sát vào nhau chút nữa”.

Chúng tôi lại vừa rúc rích cười vừa nhích sát vào nhau hơn. Mặt dù khá thích thú, nhưng rồi chúng tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu vì chật chội và nóng bức, mồi hôi bắt đầu tuôn chảy trên người và không khí có vẻ ngột ngạt hơn khi cả đám chen chúc sát vào nhau trên sàn nhà.

“Tốt”, Thầy vừa nói vừa đi quanh chúng tôi. “bây giờ các em hãy tưởng tượng rằng mình đang bị xích vào nhau trong một căn phòng mà hầu như không thể đứng lên được, với một khuôn cửa sổ nhỏ bé tí xíu. Nhiệt độ nóng bức và không khí ngột ngạt đến nổi không thể thở được. Hãy tưởng tượng các em chỉ được cho ăn những thứ chỉ để dùng nuôi xúc vật vào cuối mỗi ngày nếu lúc đó chưa bị chết vì nóng, vì mùi hôi thúi và sự đánh đạp dã man. Hãy tưởng tượng rằng các em phải ngủ chồng lên nhau trên nền đất cứng, tệ hơn rất nhiều với những gì mà các em đang phải chịu đựng”.

“Hãy tưởng tượng về cơn ác mộng đó”, Thầy nói tiếp, đôi mắt ánh lên những tia căm phẫn.
Và Thầy nói bằng giọng nói của một người như đang hấp hối: “Đó là tình cảnh của những người Phi Châu bị chở dưới hầm tàu sang Mỹ. Để rồi khi đến nơi, họ bị đem bán giữa chợ như một bầy súc vật , và phải sẽ làm việc cho đến kiệt sức, chết đi trên các đồn điền. Các em đang diễn lại trong lớp này. Được rồi, các em đứng lên đi – đây là màn khởi đầu cho cơn ác mộng nô lệ triền miên trong lịch sử.”

Tôi chợt hiểu ra: Thầy Kaplan đang giảng cho chúng tôi bài học về lịch sử – Bằng cách của riêng Thầy. Không phải bằng những cuốn sách dày cộp với câu chữ khô khan lạnh lùng, không phải bằng những lời rao giảng triền miên, sáo rỗng. Thầy đã thổi hồn vào bài học này làm cho nó trở nên sinh động và dẽ tiếp thu. Chúng tôi đã cùng Thầy bước vào cuộc hành trình tìm về cội nguồn lịch sử bằng một chuyến đi vô cùng hấp dẫn. Và đó chỉ là ngày đầu tiên.

Cứ như vậy hết ngày này sang ngày khác, tuần này sang tuần khác chúng tôi đã tìm ra đủ mọi cách để tái hiện lịch sử – khi thì biến bàn ghế thành con tàu Nina, Pinta và Santa Maria để cùng Christophe Columbus băng qua những cơn sóng dữ tìm đến Châu Mỹ, khi thì cả lớp chia thành hai đạo quân Nam – Bắc để đánh nhau trong cuộc nội chiến bằng những khẩu súng giấy do chúng tôi tự chế tạo. Một hôm khác, chúng tôi hóa trang thành những nghị sĩ để soạn thảo và ký tên vào bản tuyên ngôn độc lập và tôi hãnh diện khi được đóng vai John Adams.

Tôi đã học được rất nhiều điều trong môn của Thầy. Chúng tôi cũng phải đọc được một số sách và làm bài kiểm tra, nhưng vì tôi quá thích thú môn học này nên đã cố gắng làm tốt những việc mà trước đây tôi không hề làm. Tôi luôn trong chờ để được học môn này, không phải vì Thầy Kaplan trẻ tuổi, đẹp trai và “rất ngầu đời” mà vì Thầy thật sự là một giáo viên xuất sắc, biết tạo sự say mê học tập cho học sinh của mình. Tôi tôn trọng những lời dạy của Thầy và khi Thầy nói rằng mọi môn học đều quan trọng trong hành trình của cuộc sống, tôi đã cố gắng đi học đầy đủ các môn học khác và mỗi ngày tôi đều háo hức chờ đến giờ đi học.

Khỏi phải nói bạn cũng biết cha mẹ tôi mừng đến mức độ nào. Họ tự hỏi không biết ông Thầy giáo đó có ma lực gì mà khiến cho một đứa con gái ương ngạnh như tôi trở thành một học sinh gương mẫu. Tất cả phụ huynh học sinh và đồng nghiệp trong trường đều yêu mến Thầy Kaplan. Đặt biệt là tôi.

Do đó khi có tin đồn Thầy bị nhà trường sa thải đã không ai tin. Thầy Kaplan là giáo viên giỏi nhất ở trường chúng tôi. Tại sao người ta lại sa thải một giáo viên chỉ vì đã làm cho một môn lịch sử trở thành một môn học vô cùng sống động và dễ nhớ đối với học sinh, một giáo viên đã làm cho học sinh ngày càng say mê học tập hơn?

Tôi càng thất vọng hơn khi biết tin đồn này là có thật. Thầy Kaplan bị sa thải do đã không chịu đi theo lối mòn cứng nhắc. Điều quan trọng đối với hội đồng nhà trường không phải là chất lượng giảng dạy và phương pháp của Thầy không mang tính chính thống nên không được chấp nhận.

Là một người luôn lạc quan, Thầy Kaplan chấp nhận việc này một cách rất bình tĩnh. Thầy khuyên chúng tôi phải “chấp nhận thay đổi”, vì theo Thầy người nào không biết chấp nhận sẽ làm tổn thương đến người khác cũng như đến chính mình. dù những lời Thầy nói là đúng, nhưng chúng tôi cũng không can tâm ngồi nhìn Thầy ra đi, suy cho cùng chính Thầy cũng đã dạy rằng tổ tiên chúng tôi biết chiến đấu để giữ vững niềm tin của mình. Do đó, chúng tôi đã bàn định kế hoạch biểu tình vào ngày Thầy Kaplan ra đi. Những người tham gia đều phải hứa giữ bí mật nhưng rồi tin tức cũng lộ ra và Thầy hiệu trưởng cũng thông báo trên loa phóng thanh rằng học sinh nào tham gia vào cuộc biểu tình sẽ bị đuổi học.

Cuối cùng thì ngày đó cũng đến, khi chuông báo hết giờ vang lên, đám học sinh chúng tôi khoác tay nhau bước ra cổng trường và tập hợp thành hàng ở đó, học sinh các lớp dưới cũng tham gia. Thoáng chốc ngôi trường gần như không còn bóng một học sinh nào. Thầy Kaplan đã truyền cho chúng tôi lòng dũng cảm chấp nhận mọi việc để chiến đấu cho niềm tin của mình. Bất chấp những lời đe dọa chúng tôi đồng thanh hô vang: “Không được để Thầy Kaplan ra đi! Hãy giữ Thầy ở lại”.

Các bậc phụ huynh sau đó cũng kéo đến và thay vì la mắng con, họ đã cùng nắm tay nhau, tạo thành một hàng rào bao xung quanh và cùng hô vang theo chúng tôi. Thầy Kaplan xuất hiện ở cửa sổ nước mắt tuôn trào trên gương mặt, Thầy vẫy tay chào chúng tôi và nói cám ơn các em rồi bước khuất vào bên trong.

Bất chấp những nổ lực của chúng tôi Thầy Kaplan vẫn bị sa thải. Nhưng nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh và giới báo chí nên không học sinh nào trong trường bị đuổi học.

Thầy đến dạy trong một trường tư ở một tiểu ban khác, những trường học loại này ngày nay rất nổi tiếng. Khi nghe nói về một ngôi trường nào như thế. Tôi nghĩ ngay đến Thầy Kaplan. Và tôi vô cùng biết ơn người Thầy phi thường, tận tụy đã chấp nhận rủi ro sử dụng mọi kiến thức, sự sáng tạo và tính hài hước để mang đến cho những học sinh vốn thờ ơ với việc học như tôi món quà quý nhất của đời học sinh: niềm vui thích và say mê trong học tập
Người Thắp Sáng Ước Mơ – Kỳ Thư Tổng Hợp & Biên Dịch

BÀI LÀM

Đại ý bài “Người Tạo Dựng Niềm Tin” Nói về đức tùy thuận chấp nhận mọi sự thay đổi của Thầy giáo Kaplan đ thực hiện”.
Các con muốn phân đoạn thì phải gạch đít những từ quan trọng trong bài, khi gạch đít xong chúng ta xem những từ nào chỉ cho đức hạnh gì hay thiếu đức hạnh gì? Như trong bài này các con nên gạch đít những từ sau đây: quậy phá nổi tiếng, thường bỏ dở giữa chừng các môn học, có bị cấm túc, kỷ luật hay bị đuổi học. Thì chúng ta biết ngay người học sinh lười biếng không chăm học hành, vì thế phân đoạn này là đoạn.

1 – “Năm mười bốn tuổi, tôi chẳng làm được trò trống gì, ngoại trừ việc quậy phá nổi tiếng trong trường. Tôi thường bỏ dở giữa chừng các môn học mà chẳng thèm quan tâm đến việc có bị cấm túc, kỷ luật hay bị đuổi học hay không”.
Đáp án: THIẾU ĐỨC HIẾU HỌC Ý HÀNH.

2 – “Tất cả những điều đó hoàn toàn thay đổi khi tôi đươcj học với Thầy Kaplan. Trẻ tuổi đẹp trai Thầy đứng dựa vào tấm bản, aops sơ mi cổ bé, tay đút trong túi quần jeans, như thế chẳng quan tâm đến bát kỳ thứ gì trên đời này. Dưới mái tóc vàng mềm mại, đôi mắt ánh lên màu xanh thép đầy cương nghị của Thầy lại nói lên điều ngược lại. Ông Thầy có dáng vẻ “ngầu đời” này có cái nhìn như muốn nói: “Đừng có mà lộn xộn với tôi đấy!”.
Đáp án: ĐỨC NGHIÊM NGHỊ THÂN HÀNH Ý HÀNH.

3 – “Hơi thích thú và phần e dè, tôi nghĩ có lé phải đàng hoàng trong lớp học này.
“Chào các em” Thầy lên tiếng và bước dọc theo lối đi giữa hai hàng ghế “toi tên là Kaplan và chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện một chuyến đi dài.”
Có cái gì đó cồn lên trong bụng,tôi tự hỏi không biết mình bị sao nữa và rồi chợt nhận ra đó là cảm giác thích thú. Thầy bước nhanh quay lại bàn làm việc. Tôi mỉm cười hy vọng rằng đây sẽ là một môn học hấp dẫn.
Đột nhiên, Thầy nhảy phắt lên đứng trên bàn.
“Các em nghe đây”, Thầy nói với cả lớp bằng một giọng đầy nhiệt quyết, “tôi không nói về trường học. Đây là việc học tập và niềm vui trong công việc, nếu các em tìm thấy niềm vui trong học tập chắc chắn các em sẽ học tốt”.
Đáp án: ĐỨC KHUYẾN HỌC KHẨU HÀNH

4 –“Tôi nói các em đấy”, Thầy tiếp tục nhảy từ trên bàn xuống đất, nhẹ nhàng như một con báo. Và em nữa”, Thầy vừa nói, chỉ vào từng học sinh và lập lại những từ này.
Khi ngón tay của Thầy chỉ đến tôi, tôi chợt thấy tim ngừng lại một nhịp. Xưa nay tôi chưa bao giờ cho rằng học là một niềm vui. Và cũng chưa bao giờ nghĩ rằng tôi có thể học được.
Và rồi một giọng thì thầm, Thầy nói tiếp “lịch sử là một điều bí mật và chúng ta là một phần trong bí mật đó”.
Lớp học im lặng như tờ, thậm chí có thể nghe được tiếng vỗ cánh của một con ruồi khi nó bay ngang qua.
“Chúng ta sẽ không ngồi đây hôm nay nếu tổ tiên chúng ta không chiến đấu cho niềm tin của họ, cho độc lập của quốc gia. Chắc chắn chúng ta sẽ không phải là con người tự do”, Thầy tuyên bố bằng một giọng nghiêm túc đến mức độ tôi cảm thấy phải có nhiệm vụ phải lắng nghe thầy.
Thầy nắm chặt bàn tay giơ lên trước mặt, giọng rền vang: “Tất cả các em đều có một lịch sử. Chúng ta có trách nhiệm ghi nhớ những gì đã xãy ra và phải rút ra được bài học từ trong lịch sử”.
Tôi phải kiềm chế lắm mới khỏi phải hô to “quá đã”!
Đáp án: ĐỨC BIẾT ƠN TỔ QUỐC KHẨU HÀNH.

5 – “Bây giờ tôi sẽ đưa các em đi cùng tôi trong chuyến du hành dài ngày này. Các em đã sẵng sàng chưa? Nếu có đủ can đảm, hãy đứng dậy và đẩy hết bàn ghế ra hai bên”.
Đó là một lời thách thức. Thầy yêu cầu chúng tôi phải tích cực tham gia vào bài học, không đơn giản ngồi chờ cho hết giờ. Chỉ trong vài phút lớp học đã được dọn trống.
“Được rồi Thầy nói. “Giờ các em hãy nằm xuống đất và nhớ là phải nằm cho thật sát vào nhau”.
Lớp học nãy giờ im lặng, giờ đây vang lên đầy những tiếng cười khúc khích khi chúng tôi loay hoay nằm xuống bên nhau trên nền nhà. Tay đứa này đụng vào đứa kia, thậm chí có đứa còn đụng đầu nhau côm cốp, nhưng rồi cuối cùng cũng nằm thành một đám hỗn độn trên sàn nhà.
Thầy xoa cằm nhìn chúng tôi, như thể đang ngắm nhìn tác phẩm điêu khắc mới nhất của mình rồi nói: “tốt lắm, các em hãy nhích sát vào nhau chút nữa”.
Chúng tôi lại vừa rúc rích cười vừa nhích sát vào nhau hơn. Mặt dù khá thích thú, nhưng rồi chúng tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu vì chật chội và nóng bức, mồi hôi bắt đầu tuôn chảy trên người và không khí có vẻ ngột ngạt hơn khi cả đám chen chúc sát vào nhau trên sàn nhà.
“Tốt”, Thầy vừa nói vừa đi quanh chúng tôi. “bây giờ các em hãy tưởng tượng rằng mình đang bị xích vào nhau trong một căn phòng mà hầu như không thể đứng lên được, với một khuôn cửa sổ nhỏ bé tí xíu. Nhiệt độ nóng bức và không khí ngột ngạt đến nổi không thể thở được. Hãy tưởng tượng các em chỉ được cho ăn những thứ chỉ để dùng nuôi xúc vật vào cuối mỗi ngày nếu lúc đó chưa bị chết vì nóng, vì mùi hôi thúi và sự đánh đạp dã man. Hãy tưởng tượng rằng các em phải ngủ chồng lên nhau trên nền đất cứng, tệ hơn rất nhiều với những gì mà các em đang phải chịu đựng”.
“Hãy tưởng tượng về cơn ác mộng đó”, Thầy nói tiếp, đôi mắt ánh lên những tia căm phẫn.
Và Thầy nói bằng giọng nói của một người như đang hấp hối: “Đó là tình cảnh của những người Phi Châu bị chở dưới hầm tàu sang Mỹ. Để rồi khi đến nơi, họ bị đem bán giữa chợ như một bầy súc vật , và phải sẽ làm việc cho đến kiệt sức, chết đi trên các đồn điền. Các em đang diễn lại trong lớp này. Được rồi, các em đứng lên đi – đây là màn khởi đầu cho cơn ác mộng nô lệ triền miên trong lịch sử.”
Đáp án: MỘT BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC YÊU NƯỚC SỐNG ĐỘNG THÂN HÀNH KHẨU HÀNH

6 – “Tôi chợt hiểu ra: Thầy Kaplan đang giảng cho chúng tôi bài học về lịch sử – Bằng cách của riêng Thầy. Không phải bằng những cuốn sách dày cộp với câu chữ khô khan lạnh lùng, không phải bằng những lời rao giảng triền miên, sáo rỗng. Thầy đã thổi hồn vào bài học này làm cho nó trở nên sinh động và dẽ tiếp thu. Chúng tôi đã cùng Thầy bước vào cuộc hành trình tìm về cội nguồn lịch sử bằng một chuyến đi vô cùng hấp dẫn. Và đó chỉ là ngày đầu tiên.
Cứ như vậy hết ngày này sang ngày khác, tuần này sang tuần khác chúng tôi đã tìm ra đủ mọi cách để tái hiện lịch sử – khi thì biến bàn ghế thành con tàu Nina, Pinta và Santa Maria để cùng Christophe Columbus băng qua những cơn sóng dữ tìm đến Châu Mỹ, khi thì cả lớp chia thành hai đạo quân Nam – Bắc để đánh nhau trong cuộc nội chiến bằng những khẩu súng giấy do chúng tôi tự chế tạo. Một hôm khác, chúng tôi hóa trang thành những nghị sĩ để soạn thảo và ký tên vào bản tuyên ngôn độc lập và tôi hãnh diện khi được đóng vai John Adams”.
Đáp án: ĐỨC TRUYỀN ĐẠT BÀI HỌC VÀO CUỘC SỐNG

7 – “Tôi đã học được rất nhiều điều trong môn của Thầy. Chúng tôi cũng phải đọc được một số sách và làm bài kiểm tra, nhưng vì tôi quá thích thú môn học này nên đã cố gắng làm tốt những việc mà trước đây tôi không hề làm. Tôi luôn trong chờ để được học môn này, không phải vì Thầy Kaplan trẻ tuổi, đẹp trai và “rất ngầu đời” mà vì Thầy thật sự là một giáo viên xuất sắc, biết tạo sự say mê học tập cho học sinh của mình. Tôi tôn trọng những lời dạy của Thầy và khi Thầy nói rằng mọi môn học đều quan trọng trong hành trình của cuộc sống, tôi đã cố gắng đi học đầy đủ các môn học khác và mỗi ngày tôi đều háo hức chờ đến giờ đi học.
Khỏi phải nói bạn cũng biết cha mẹ tôi mừng đến mức độ nào. Họ tự hỏi không biết ông Thầy giáo đó có ma lực gì mà khiến cho một đứa con gái ương ngạnh như tôi trở thành một học sinh gương mẫu. Tất cả phụ huynh học sinh và đồng nghiệp trong trường đều yêu mến Thầy Kaplan. Đặt biệt là tôi.”
Đáp án: ĐỨC CHĂM HỌC Ý HÀNH THÂN HÀNH

8 – “Do đó khi có tin đồn Thầy bị nhà trường sa thải đã không ai tin. Thầy Kaplan là giáo viên giỏi nhất ở trường chúng tôi. Tại sao người ta lại sa thải một giáo viên chỉ vì đã làm cho một môn lịch sử trở thành một môn học vô cùng sống động và dễ nhớ đối với học sinh, một giáo viên đã làm cho học sinh ngày càng say mê học tập hơn?
Tôi càng thất vọng hơn khi biết tin đồn này là có thật. Thầy Kaplan bị sa thải do đã không chịu đi theo lối mòn cứng nhắc. Điều quan trọng đối với hội đồng nhà trường không phải là chất lượng giảng dạy và phương pháp của Thầy không mang tính chính thống nên không được chấp nhận.”
Đáp án: THIẾU ĐỨC SÁNG TẠO TRUYỀN ĐẠT BÀI HỌC SỐNG ĐỘNG

9 – “Là một người luôn lạc quan, Thầy Kaplan chấp nhận việc này một cách rất bình tĩnh. Thầy khuyên chúng tôi phải “chấp nhận thay đổi”, vì theo Thầy người nào không biết chấp nhận sẽ làm tổn thương đến người khác cũng như đến chính mình”,
Đáp án: ĐỨC CHẤP NHẬN TÙY THUẬN KHẨU HÀNH

10 – “Dù những lời Thầy nói là đúng, nhưng chúng tôi cũng không can tâm ngồi nhìn Thầy ra đi, suy cho cùng chính Thầy cũng đã dạy rằng tổ tiên chúng tôi biết chiến đấu để giữ vững niềm tin của mình. Do đó, chúng tôi đã bàn định kế hoạch biểu tình vào ngày Thầy Kaplan ra đi. Những người tham gia đều phải hứa giữ bí mật nhưng rồi tin tức cũng lộ ra và Thầy hiệu trưởng cũng thông báo trên loa phóng thanh rằng học sinh nào tham gia vào cuộc biểu tình sẽ bị đuổi học.
Cuối cùng thì ngày đó cũng đến, khi chuông báo hết giờ vang lên, đám học sinh chúng tôi khoác tay nhau bước ra cổng trường và tập hợp thành hàng ở đó, học sinh các lớp dưới cũng tham gia. Thoáng chốc ngôi trường gần như không còn bóng một học sinh nào. Thầy Kaplan đã truyền cho chúng tôi lòng dũng cảm chấp nhận mọi việc để chiến đấu cho niềm tin của mình. Bất chấp những lời đe dọa chúng tôi đồng thanh hô vang: “Không được để Thầy Kaplan ra đi! Hãy giữ Thầy ở lại”.
Các bậc phụ huynh sau đó cũng kéo đến và thay vì la mắng con, họ đã cùng nắm tay nhau, tạo thành một hàng rào bao xung quanh và cùng hô vang theo chúng tôi. Thầy Kaplan xuất hiện ở cửa sổ nước mắt tuôn trào trên gương mặt, Thầy vẫy tay chào chúng tôi và nói cám ơn các em rồi bước khuất vào bên trong.
Bất chấp những nổ lực của chúng tôi Thầy Kaplan vẫn bị sa thải. Nhưng nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh và giới báo chí nên không học sinh nào trong trường bị đuổi học.”
Đáp án: ĐỨC DŨNG CẢM THÂN HÀNH KHẨU HÀNH

11 – “Thầy đến dạy trong một trường tư ở một tiểu ban khác, những trường học loại này ngày nay rất nổi tiếng. Khi nghe nói về một ngôi trường nào như thế. Tôi nghĩ ngay đến Thầy Kaplan. Và tôi vô cùng biết ơn người Thầy phi thường, tận tụy đã chấp nhận rủi ro sử dụng mọi kiến thức, sự sáng tạo và tính hài hước để mang đến cho những học sinh vốn thờ ơ với việc học như tôi món quà quý nhất của đời học sinh: niềm vui thích và say mê trong học tập”.
Đáp án: ĐỨC BIẾT ƠN Ý HÀNH



(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1) 

1 comment:

  1. Tôi rất cám ơn tác giả trang web này. Tôi rất ngưỡng mộ và rất vui nếu được biết tác giả này là ai? email của tôi là: thiennhancn2@gmail.com. Trân trọng
    Giáo Pháp Nguyên Thủy

    ReplyDelete