Saturday, 30 March 2013

Bài 2: ĐƯỢC VÀ MẤT

Có một người đánh cá bắt được một con rùa biển. Ông ta đối xử với nó như con của mình. Thế nhưng con rùa biển không ăn uống và cũng không động đậy. Lúc nào nước mắt nó cũng giàn giụa. Con rùa van xin người đánh cá và nói: - Trái tim tôi ở biển cả, nơi đó có nhà của tôi, có niềm vui của tôi. Xin ông hãy thả tôi ra.

Nhưng người đánh cá không thể thả nó được bởi vì ông rất yêu nó. Một thời gian sau, thấy con rùa yêu quý của mình ngày càng tiều tụy, người đánh cá đau lòng, và quyết định thả nó về với biển.

Một năm sau, vào một ngày nọ, bỗng nhiên ông ta nghe có tiếng gõ cửa, mở cửa ra ông thấy đó chính là con rùa mà ông thả.

Người đánh cá liền hỏi: - Mầy đã có hạnh phúc rồi, lại còn trở lại đây làm gì?

Con rùa liền đáp: “Hạnh phúc của tôi là do ông mang lại, tôi không thể quên ơn đó.”

Người đánh cá nói: “Thôi mày đi đi, chỉ cần hạnh phúc là được rồi, từ sau không cần phải đến thăm tao nữa.”

Con rùa biển lưu luyến không muốn rời xa ông. Và một tháng sau người đánh cá thấy con rùa quay lại.

PHÂN ĐOẠN:

1. “Có một người đánh cá bắt được một con rùa biển. Ông ta đối xử với nó như con của mình.” Câu này dạy đạo đức gì?
2. “Thế nhưng con rùa biển không ăn uống và cũng không động đậy. Lúc nào nước mắt nó cũng giàn giụa. Con rùa van xin người đánh cá và nói:- Trái tim tôi ở biển cả, nơi đó có nhà của tôi, có niềm vui của tôi. Xin ông hãy thả tôi ra.” Câu này dạy đạo đức gì?
3. “Nhưng người đánh cá không thể thả nó được bởi vì ông rất yêu nó.” Câu này dạy đạo đức gì?
4. “Một thời gian sau, thấy con rùa yêu quý của mình ngày càng tiều tụy, người đánh cá đau lòng, và quyết định thả nó về với biển.” Câu này dạy đạo đức gì?
5. “Một năm sau, vào một ngày nọ, bỗng nhiên ông ta nghe có tiếng gõ cửa, mở cửa ra ông thấy đó chính là con rùa mà ông thả. Người đánh cá liền hỏi:- Mầy đã có hạnh phúc rồi, lại còn trở lại đây làm gì? Con rùa liền đáp: “Hạnh phúc của tôi là do ông mang lại, tôi không thể quên ơn đó.” Câu này dạy đạo đức gì?
6. “Người đánh cá nói: “Thôi mày đi đi, chỉ cần hạnh phúc là được rồi, từ sau không cần phải đến thăm tao nữa.” Câu này dạy đạo đức gì?
7. “Con rùa biển lưu luyến không muốn rời xa ông. Và một tháng sau người đánh cá thấy con rùa quay lại.” Câu này dạy đạo đức gì?

ĐÁP ÁN:

1. ĐỨC HIẾU SINH NHẤT HƯỚNG THÂN HÀNH.
2. ĐỨC HIẾU SINH QUÊ HƯƠNG Ý HÀNH, KHẨU HÀNH.
3. ĐỨC HIẾU SINH CHIẾM HỮU Ý HÀNH.
4. ĐỨC HIẾU SINH ĐA HƯỚNG Ý HÀNH, THÂN HÀNH.
5. ĐỨC HIẾU SINH KHÔNG QUÊN ƠN THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH.
 
6. ĐỨC HIẾU SINH VÌ NGƯỜI KHẨU HÀNH.
7. ĐỨC HIẾU SINH ÂN NGHĨA Ý HÀNH, THÂN HÀNH.


GIẢI TRÌNH ÁN:



1. Trong tình thương yêu của con người chỉ có tình thương con là thương nhiều, như vậy người đánh cá thương con rùa nhiều lắm.
2. Khi rời xa quê hương không ai lại không nhớ nhà, nhớ nơi chôn nhao cắt rún. Chính con rùa này cũng vậy, nhớ biển cả, nhớ nhà của nó.
3. Lòng thương yêu của con người phần đông là lòng yêu thương chiếm hữu, vì thế lòng thương yêu ấy thường làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. Người đánh cá cũng vậy, vì lòng thương yêu chiếm hữu nên ông không thả con rùa.
4. Lòng yêu thương đa hướng là lòng yêu thương cao cả không chiếm hữu cho riêng cho mình. Vì sự an vui hạnh phúc người đánh cá thả con rùa về biển.
5. Chứng tỏ lòng biết ơn, đó là sự thăm viếng. Một năm sau con rùa trở về thăm người đánh cá.
6. Lòng yêu thương vì hạnh phúc của mọi người và mọi loài vật là lòng yêu thương cao cả. Người đánh cá vì hạnh phúc của con rùa.
7. Ân nghĩa là một điều ghi khắc mãi trong tim của mọi loài làm sao quên được, chỉ có những người vong ân bội nghĩa mới quên mà thôi. Con rùa cũng không quên ơn người đánh cá.
 

Mời các bạn đọc tiếp bài "Đừng Hướng Tình Thương Vào Một Chỗ" hoặc bài "Chú Bé Ném Sao Biển"

No comments:

Post a Comment