Saturday, 30 March 2013

Bài 18: QUẤN TÓC, NGỪNG ĂN

Vào đầu thời xuân thu, nhà Chu thống nhất được thiên hạ, mở ra một giai đoạn thịnh trị trên toàn đất nước Trung Quốc. Chu Vũ Vương lên ngôi được hai năm thì qua đời, để lại mọi cơ nghiệp to lớn cho con trai mình. Lúc đó, con trai của Vũ Vương là Thành Vương, vẫn còn nằm trong nôi, tất cả mọi việc triều chính đều đặt lên vai Chu Công Đán, em trai của Chu Vũ Vương.

Chu Công một mặt phải tiêu diệt một số thế lực tàn dư của triều Thương, một mặt cũng cố và xây dựng bộ máy Nhà nước. Ông suốt ngày bận rộn xử lý mọi công việc, ngay đến cả thời gian để gội đầu cũng không có. Ông luôn đãi ngộ hiền sĩ, tiếp thu lời khuyên của mọi người, không hề tỏ ý chán nản. Một lần, khi buông tóc vào trong thau nước để gội đầu, Chu Công cảm thấy tất cả mọi sự mệt mỏi đang dần dần tan biến, được dùng nước ấm làm cho tinh thần dễ chịu mà thật sự thoải mái.

Ông đang mơ màng thì nghe thấy có cận thần bên ngoài vào bẩm báo: “Bên ngoài có người xin vào yết kiến, nói là đến để phản ánh tình hình có liên quan đến các nước chư hầu”.

Chu Công vội nói: “Mau mau ra mời, ta sẽ ra ngay”. Nói rồi ông liền chải gọn tóc và quấn tóc lên, ra tiếp khách. Vị khách này kể qua tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của các nước chư hầu phương Đông và cung cấp một số tin tức đáng tin cậy của các nước chư hầu cho Chu Công biết để xử lý. Chu Công khi tiễn khách đi rồi liền lập tức chép lại. Sau khi chép xong, ông mới phát hiện ra rằng tóc vẫn chưa gội xong. Do vậy, ông lại tiếp tục buông tóc xuống thau nước bắt đầu gội lại nhưng vừa được một chút thì lại nghe có người vào bẩm báo: “Lại có người muốn vào được tiếp kiến, nói là có ý kiến liên quan tới việc trị nước, ngày có muốn gặp không?. Chu Công không hề do dự nói: “ Gặp! Gặp chứ! Mời vào, mời vào ngay đi”, rồi lại vuốt tóc lên, đi ra bên ngoài tiếp khách.

Người này đến trình bày tác dụng của âm nhạc trong phương diện thay đổi phong tục tập quán, kiến nghị với Chu Công thu nhập và tập hợp lại các bài dân ca của các dân tộc, để có thể hiểu được những tình cảm mà nhân dân gửi gắm vào những bài dân ca đó vừa phát triển văn hóa. Điều đó đã khiến cho Chu Công cảm thấy rất có ích. Trong khi Chu Công và vị khách nói chuyện với nhau thì những giọt nước trên tóc không ngớt chảy xuống mặt. Chu Công chốc chốc lại lấy tay lau những giọt nước ấy.

Vị khách thấy Chu Công luôn luôn bận rộn như vậy thì không nói chuyện lâu hơn, mấy lần muốn cáo từ ra về. Bởi vì thời tiết lạnh, lại không có khăn lau tóc ướt nên Chu Công chỉ làm việc được một chốc thì những giọt nước ấy lạnh làm da thịt ông buốt nhói, khiến Chu Công nhớ mình chưa gội xong. Khi tiễn khách xong, ông vội vàng quay lại chậu nước, chưa kịp nghe lại có người vào bẩm báo: “Có người từ nơi xa đến nói về chuyện lũ lụt, đang đứng ngoài phòng khách”. Chu Công lại một lần nữa phải ra tiếp khách.

Có một lần, Chu Công đang ăn cơm, bữa cơm ngày hôm nay rất ngon, thịt dê quay mùi thơm ngon nhưng khi vừa ăn được mấy miếng thì có người vào bẩm báo: “Có người từ Tây Nhung đến nói là có việc muốn xin được gặp”. Chu Công vội bỏ miếng thịt dê quay đang gắp dỡ xuống bát, vội vàng cùng người hầu đi ra tiếp khách. Hai người nói chuyện với nhau rất lâu.

Khi vị khách đi khỏi Chu Công mới cảm thấy trong bụng mình đang cồn cào thì mới nghĩ rằng mình đang ăn dở dang bữa cơm và liền quay vào bàn ăn. Lúc ấy, cơm canh đều đã nguội lạnh hết cả. Mấy người hầu mang thức ăn đi hâm lại cho nóng, từng mùi thơm ngon của thức ăn cứ theo nhau đưa vào bàn ăn. Tức thì ở bên ngoài lại có người muốn gặp. Chu Công đành phải bỏ bát đũa xuống bàn và ra ngoài tiếp khách. Cứ như vậy bữa ăn của ông nhiều lần dở dang, thức ăn cứ nấu rồi lại hâm, hương vị thơm ngon cũng không còn hấp dẫn nữa, có khi đang làm việc hay bàn luận một vấn đề nào đó thì cũng quên luôn cả việc ăn uống.

I. ĐẠI Ý BÀI NÀY LÀ ĐỨC LỄ LÒNG CUNG KÍNH TÔN TRỌNG.

II. PHÂN ĐOẠN và ĐÁP ÁN: có 22 đoạn.

1. Vào đầu thời xuân thu, nhà Chu thống nhất được thiên hạ, mở ra một giai đoạn thịnh trị trên toàn đất nước Trung Quốc.
- ĐỨC YÊU THƯƠNG QUÊ HƯƠNG THÂN, Ý HÀNH.
2. Chu Vũ Vương lên ngôi được hai năm thì qua đời, để lại mọi cơ nghiệp to lớn cho con trai mình. Lúc đó, con trai của Vũ Vương là Thành Vương, vẫn còn nằm trong nôi, tất cả mọi việc triều chính đều đặt lên vai Chu Công Đán, em trai của Chu Vũ Vương.
- ĐỨC TRÁCH NHIỆM VÀ BỔN PHẬN THÂN, Ý HÀNH ĐỐI VỚI TỔ QUỐC.
3. Chu Công một mặt phải tiêu diệt một số thế lực tàn dư của triều Thương.
- ĐỨC BẢO VỆ TỔ QUỐC THÂN, Ý HÀNH.
4. Một mặt cũng cố và xây dựng bộ máy Nhà nước.
- ĐỨC XÂY DỰNG TỔ QUỐC THÂN Ý HÀNH.
5. Ông suốt ngày bận rộn xử lý mọi công việc, ngay đến cả thời gian để gội đầu cũng không có.
- ĐỨC CẦN LAO THÂN, Ý HÀNH.
6. Ông luôn đãi ngộ hiền sĩ.
- ĐỨC ĐÃI NGỘ THÂN HÀNH.
7. Tiếp thu lời khuyên của mọi người, không hề tỏ ý chán nản.
- ĐỨC TIẾP THU Ý HÀNH.
8. Một lần, khi buông tóc vào trong thau nước để gội đầu, Chu Công cảm thấy tất cả mọi sự mệt mỏi đang dần dần tan biến, được dùng nước ấm làm cho tinh thần dễ chịu mà thật sự thoải mái.
- ĐỨC THƯ GIẢN THÂN, Ý HÀNH.
9. Ông đang mơ màng thì nghe thấy có cận thần bên ngoài vào bẩm báo: “Bên ngoài có người xin vào yết kiến, nói là đến để phản ánh tình hình có liên quan đến các nước chư hầu”.
Chu Công vội nói: “Mau mau ra mời, ta sẽ ra ngay”.
- ĐỨC LỄ TÔN TRỌNG KHẨU HÀNH.
10. Nói rồi ông liền chải gọn tóc và quấn tóc lên, ra tiếp khách.
- ĐỨC LỄ TÔN TRỌNG HIẾU KHÁCH THÂN HÀNH.
11. Vị khách này kể qua tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của các nước chư hầu phương Đông và cung cấp một số tin tức đáng tin cậy của các nước chư hầu cho Chu Công biết để xử lý. Chu Công khi tiễn khách đi rồi liền lập tức chép lại.
- ĐỨC CẦN LAO THÂN HÀNH.
12. Sau khi chép xong, ông mới phát hiện ra rằng tóc vẫn chưa gội xong.
- ĐỨC QUÊN MÌNH VÌ NGƯỜI Ý HÀNH.
13. Do vậy, ông lại tiếp tục buông tóc xuống thau nước bắt đầu gội lại nhưng vừa được một chút thì lại nghe có người vào bẩm báo: “Lại có người muốn vào được tiếp kiến, nói là có ý kiến liên quan tới việc trị nước, ngày có muốn gặp không?. Chu Công không hề do dự nói: “ Gặp! Gặp chứ! Mời vào, mời vào ngay đi”.
- ĐỨC SỐT SẮNG TÔN KÍNH NGƯỜI KHẨU HÀNH.
14. Rồi lại vuốt tóc lên, đi ra bên ngoài tiếp khách. Người này đến trình bày tác dụng của âm nhạc trong phương diện thay đổi phong tục tập quán, kiến nghị với Chu Công thu nhập và tập hợp lại các bài dân ca của các dân tộc, để có thể hiểu được những tình cảm mà nhân dân gửi gắm vào những bài dân ca đó vừa phát triển văn hóa. Điều đó đã khiến cho Chu Công cảm thấy rất có ích.
- ĐỨC LẮNG NGHE Ý HÀNH.
15. Trong khi Chu Công và vị khách nói chuyện với nhau thì những giọt nước trên tóc không ngớt chảy xuống mặt. Chu Công chốc chốc lại lấy tay lau những giọt nước ấy.
- ĐỨC QUÊN MÌNH VÌ NGƯỜI THÂN HÀNH.
16. Vị khách thấy Chu Công luôn luôn bận rộn như vậy thì không nói chuyện lâu hơn, mấy lần muốn cáo từ ra về.
- ĐỨC LỊCH SỰ CÁO TỪ KHẨU HÀNH.
17. Bởi vì thời tiết lạnh, lại không có khăn lau tóc ướt nên Chu Công chỉ làm việc được một chốc thì những giọt nước ấy lạnh làm da thịt ông buốt nhói, khiến Chu Công nhớ mình chưa gội xong.
- ĐỨC QUÊN MÌNH VÌ NGƯỜI Ý HÀNH.
18. Khi tiễn khách xong, ông vội vàng quay lại chậu nước, chưa kịp nghe lại có người vào bẩm báo: “Có người từ nơi xa đến nói về chuyện lũ lụt, đang đứng ngoài phòng khách”. Chu Công lại một lần nữa phải ra tiếp khách.
- ĐỨC LỄ CUNG KÍNH TÔN TRỌNG NGƯỜI THÂN HÀNH.
19. Có một lần, Chu Công đang ăn cơm, bữa cơm ngày hôm nay rất ngon, thịt dê quay mùi thơm ngon nhưng khi vừa ăn được mấy miếng thì có người vào bẩm báo: “Có người từ Tây Nhung đến nói là có việc muốn xin được gặp”. Chu Công vội bỏ miếng thịt dê quay đang gắp dỡ xuống bát, vội vàng cùng người hầu đi ra tiếp khách.
- ĐỨC LỄ CUNG KÍNH TÔN TRỌNG NGƯỜI THÂN HÀNH.
20. Hai người nói chuyện với nhau rất lâu. Khi vị khách đi khỏi Chu Công mới cảm thấy trong bụng mình đang cồn cào thì mới nghĩ rằng mình đang ăn dở dang bữa cơm và liền quay vào bàn ăn.
- ĐỨC LỄ TÔN KÍNH QUÊN MÌNH VÌ NGƯỜI THÂN HÀNH
21. Lúc ấy, cơm canh đều đã nguội lạnh hết cả. Mấy người hầu mang thức ăn đi hâm lại cho nóng, từng mùi thơm ngon của thức ăn cứ theo nhau đưa vào bàn ăn. Tức thì ở bên ngoài lại có người muốn gặp. Chu Công đành phải bỏ bát đũa xuống bàn và ra ngoài tiếp khách.
- ĐỨC LỄ TÔN KÍNH QUÊN MÌNH VÌ NGƯỜI THÂN HÀNH
22. Cứ như vậy bữa ăn của ông nhiều lần dở dang, thức ăn cứ nấu rồi lại hâm, hương vị thơm ngon cũng không còn hấp dẫn nữa, có khi đang làm việc hay bàn luận một vấn đề nào đó thì cũng quên luôn cả việc ăn uống.
- ĐỨC LỄ QUÊN MÌNH VÌ TRÁCH NHIỆM BỔN PHẬN QUÊ HƯƠNG TỔ QUỐC.





(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1) 

No comments:

Post a Comment