Người thanh niên nhận ra ông già thông thái, liền chạy đến. Ông đưa cho anh một chiếc thìa canh bảo anh ta múc hai giọt dầu. Sau đó đi ra ngoài thành, ông ta dặn dò người thanh niên không được để rơi một giọt. Khi người thanh niên trở lại, ông già thấy quả nhiên không rơi một giọt nào. Thế nhưng khi ông ta hỏi, người thanh niên thấy gì trên đường đi thì người thanh niên lắc đầu chẳng thấy có một ấn tượng gì.
Ông già lại bắt anh đi một vòng nữa, lần này anh ta vừa đi vừa chú ý từng lá cây ngọn cỏ ở trong thành. Sau khi người thanh niên quay về, kể rất tỉ mỉ những gì anh đã thấy ở trên đường, nhưng thấy trong chiếc thìa chẳng còn giọt dầu nào.
Lúc này ông già thông thái mới nói: “Hạnh phúc thật sự là anh có thể thấy khắp thế giới, nhưng không bao giờ được quên hai giọt dầu trên tay anh”.
Phan Hà Sơn (Biên soạn) 206 câu chuyện triết lý trong cuộc sống.
Lời Thầy dạy:
1/ Khi phân đoạn các tu sinh phải hiểu rõ chủ đề nói về đạo đức gì?
Nếu phân ra nhiều quá thì lạc chủ đề, còn nếu tổng hợp nhiều quá thì mất hành động đạo đức của chủ đề. Cho nên khi làm bài phải nắm vững và hiểu rõ chủ đề rồi mới phân câu.
Ø Tổng hợp câu do cùng một nghĩa đạo đức.
Ø Phân chia câu do khác nghĩa đạo đức.
Chứ không được làm đại, muốn tổng hợp hay muốn chia ra theo ý mình thì không được mà phải theo sát chủ đề của giới luật đó mà chia ra thì mới đúng.
2/ Người học đạo đức rất cẩn thận và kỷ lưỡng khi phân đoạn, phải thấy bỏ từ nào và lấy từ nào, phải biết tổng hợp đức chính và đức phụ, phải biết phân đoạn thành đức độc lập. Khi phân đoạn là đã lập đức trong đầu rồi mới phân đoạn.
II. Gạch dưới những từ quan trọng, phân tích những cụm từ này thuộc NHÂN QUẢ gì? ĐỨC gì? HẠNH gì? THÂN, KHẨU, Ý HÀNH ở câu nào, cụm từ nào?
III. Phân đoạn:
IV. Đáp án:
BÀI LÀM
I- Đại ý bài này nói về ĐỨC CẨN THẬN CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC
II- Bài này có sáu đoạn
III- Bài này có sáu đức
1- Một thanh niên muốn có được bí quyết “HẠNH PHÚC” của ông già thông thái. Thế là anh ta không ngại vượt qua trăm sông ngàn núi, vượt qua sa mạc mênh mông, Câu này dạy đạo đức gì?
Đáp án: ĐỨC KIÊN TRÌ Ý HÀNH, THÂN HÀNH.
vvv
2- cuối cùng cũng đến được nơi ở của ông già thông thái. Sau khi vào thành, anh thấy cảnh làm ăn buôn bán tấp nập, mọi người nói chuyện trên đường. Ở giữa quảng trường đội nhạc giao hưởng đang tấu lên những giai điệu du dương, lại còn có cả một bàn bài thức ăn ngon vật lạ. Câu này dạy đạo đức gì?
Đáp án: NHỮNG VẬT CHẤT CÁM DỖ.
vvv
3- Người thanh niên nhận ra ông già thông thái, liền chạy đến. Ông đưa cho anh một chiếc thìa canh bảo anh ta múc hai giọt dầu. Sau đó đi ra ngoài thành, ông ta dặn dò người thanh niên không được để rơi một giọt. Câu này dạy đạo đức gì?
Đáp án: ĐỨC THẬN TRỌNG Ý HÀNH, THÂN HÀNH.
vvv
4- Khi người thanh niên trở lại, ông già thấy quả nhiên không rơi một giọt nào. Thế nhưng khi ông ta hỏi, người thanh niên thấy gì trên đường đi thì người thanh niên lắc đầu chẳng thấy có một ấn tượng gì. Câu này dạy đạo đức gì?
Đáp án: THIẾU ĐỨC CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC Ý HÀNH, THÂN HÀNH.
vvv
5- Ông già lại bắt anh đi một vòng nữa, lần này anh ta vừa đi vừa chú ý từng lá cây ngọn cỏ ở trong thành. Sau khi người thanh niên quay về, kể rất tỉ mỉ những gì anh đã thấy ở trên đường, nhưng thấy trong chiếc thìa chẳng còn giọt dầu nào. Câu này dạy đạo đức gì?
Đáp án: THIẾU ĐỨC CẨN THẬN Ý HÀNH, THÂN HÀNH.
vvv
6- Lúc này ông già thông thái mới nói: “Hạnh phúc thật sự là anh có thể thấy khắp thế giới, nhưng không bao giờ được quên hai giọt dầu trên tay anh”. Câu này dạy đạo đức gì?
Đáp án: Sự bình an hạnh phúc có được là do ĐỨC CẨN THẬN CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC Ý HÀNH, THÂN HÀNH.
(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1)
No comments:
Post a Comment