Saturday, 30 March 2013

Bài 23: KHÔNG PHẢI MẸ MÀ NHƯ MẸ

Năm 1968, tôi vào học lớp 8 trường cấp III Ý Yên, Nam Định, hồi ấy cả huyện chỉ có một trường cấp III. Nhà tôi ở cuối huyện cách trường quãng 10 km. Đường xá lúc ấy rất xấu, phương tiện giao thông không có, máy bay Mỹ vẫn còn đánh phá ác liệt, nên học sinh nhà xa bắt buộc phải đi học trọ. Tôi trọ ở làng Tống Xá, Yên Xá.

Bác chủ nhà tôi ở tên là Tân. Chúng tôi gọi theo tên bác trai. Lúc ấy bác trai đang còn ở chiến trường, bác gái ở nhà nuôi đàn con, cũng tầm tuổi tôi. Ở đây đã xảy ra một sự kiện thật đặc biệt với tôi.

Đó là vào cuối tháng 3-1971, lúc đang chuẩn bị thi hết năm cuối cấp phổ thông. Tôi nhớ mình đang học thì đột nhiên đau quặn bụng, đi hoài nhiều lần với nhiều máu lầy nhầy. Khi tan học, tôi đưa chiếc xe đạp (loại xe thường gọi là xe thiếu nhi Liên Xô mà hồi đó mỗi lớp có vài học sinh được trường ưu tiên cấp phiếu mua theo tiêu chuẩn) cho một anh bạn cùng lớp và cùng xã, nhờ về báo tin ngay cho bố mẹ tôi, nhân có xe cậu ra rũ một anh bạn khác rông thằng ra thành phố Nam Định chơi. Ai dè cậu bạn là một kẻ ham chơi. Tôi về nhà trọ đợi hết nước, hết cái chả thấy bố mẹ mình lên. Mà bệnh lỵ amib diễn biến rất nhanh, chỉ một buổi chiều tôi đi ngoài tới cả chục lần, sức lực cạn kiệt.

Sẩm tối, bác Tân mới ở đồng về thấy tôi nằm im lìm ở góc nhà mặt xanh nhợt, toàn thân toát mồ hôi lạnh, bác hốt hoảng đỡ tôi dậy và khi biết sự tình, bác quyết định đưa tôi ngay tới bệnh viện huyện.

Trời đêm tối om không trăng sao, không dám cầm theo đèn vì sợ máy bay, bác cõng tôi băng đồng, có chỗ phải lội nước ì oạp đến bệnh viện, thấy bệnh nhân nằm la liệt mới biết đang có một dịch lỵ Amib lớn trong vùng. Tôi tím tái và rung lên vì lạnh mắt lờ đờ, không còn hơi sức để đi ra ngoài hố xí bệnh viện được. Hộ lý phải bẻ vạt giường, đặt thúng tro phía dưới để tôi đi ngoài liên tục xuống đấy. Phòng tôi nằm còn bốn bệnh nhân nữa và đều bị nặng trong thời gian tôi nằm điều trị có hai người nặng quá đã chết.

Bác Tân chăm lo cho tôi thật chu đáo. Đêm hôm đó bác ở lại trông tôi. Xin gạo nấu cháo ngay tại bệnh viện, rồi bác nằm cạnh truyền hơi ấm cho tôi. Tôi run cầm cập như giữa mùa lạnh. Nếu ai chứng kiến cảnh tượng khoa lây của bệnh viện Ý Yên lúc đó thì rất hãi hùng. Những bệnh nhân nom chẳng khác gì các hình nhân, gầy tóp, mất hết thần sắc. Nhà vệ sinh thì trắng xóa vôi. Bác Tân bỏ qua tất cả ngay cả khi bác biết rằng mình rất có thể bị lây bệnh. Bác nói, bác coi cháu như thằng Tạo con bác. Cháu còn khổ hơn nó vì phải trọ học một mình! Yên tâm, nhà cháu chưa ai lên thì bác còn ở đây với cháu…” Giọng của bác lúc ấy sao thân thương, trìu mến như giọng mẹ tôi vậy!

Mãi tối hôm sau khi tôi đã sắp ngủ thì nghe thấy tiếng xe đạp dựng lạch cạch ở ngoài. Bố tôi xuất hiện với khuôn mặt thật khó tả: vừa kinh hoàng khi chứng kiến tình trạng tôi lúc đó vừa cảm kích trước tấm lòng bác chủ nhà mà con mình trọ học, lúc ấy cả hai bố con đều ràng rụa nước mắt.

Gia đình bác Hoàng Thanh Tân đã trở nên thân thiết với gia đình tôi. Lần nào về thăm trường cũ tôi đều ghé thăm bác. Bác đã có cháu nội hiện học ở Hà Nội và vừa rồi tôi đã nhận cháu về thực tập ở cơ quan tôi để có điều kiện giúp đỡ cháu. Tôi luôn nghĩ việc làm của bác ngày xưa là một nghĩa cử mà tôi phải ghi sâu vào tâm khảm. Đó là những kỹ niệm sâu sắc trong những năm học thời thơ ấu của tôi. Đó cũng là một nét đẹp nhân văn của con người VN.
(Tiến sĩ Phạm Văn Tình – Viện ngôn ngữ học, Hà Nội - Báo tuổi trẻ- thứ năm 30-8-2007)

I. Đại ý bài này nói về đức hiếu sinh đa hướng.
II. Phân đoạn: bài này chia làm 15 đoạn.
III. Đáp án: bài này có 15 đức.

1. Năm 1968, tôi vào học lớp 8 trường cấp III Ý Yên, Nam Định, hồi ấy cả huyện chỉ có một trường cấp III. Câu này dạy đạo đức gì? - THIẾU ĐỨC MINH MẪN THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH VÀ Ý HÀNH. MỘT ĐẤT NƯỚC TRƯỜNG HỌC CHƯA PHÁT TRIỂN LÀ MỘT ĐẤT NƯỚC CHẬM TIẾN.

2. Nhà tôi ở cuối huyện cách trường quãng 10 km. Đường xá lúc ấy rất xấu, phương tiện giao thông không có, máy bay Mỹ vẫn còn đánh phá ác liệt, nên học sinh nhà xa bắt buộc phải đi học trọ. Tôi trọ ở làng Tống Xá, Yên Xá. Câu này dạy đạo đức gì? - THIẾU ĐỨC LY THAM THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH VÀ Ý HÀNH. MỘT ĐẤT NƯỚC BỊ CHIẾN TRANH LÀ DO NHÂN DÂN NƯỚC ĐÓ SỐNG TRONG NHÂN QUẢ CƯỚP NƯỚC KHÁC (Việt Nam chiếm nước Chiêm Thành và Chơn Lạp)

3. Bác chủ nhà tôi ở tên là Tân. Chúng tôi gọi theo tên bác trai. Lúc ấy bác trai đang còn ở chiến trường, bác gái ở nhà nuôi đàn con, cũng tầm tuổi tôi. Câu này dạy đạo đức gì? - DO NGHIỆP LY GIÁN, THIẾU ĐỨC XUM HỌP THÂN HÀNH.

4. Ở đây đã xảy ra một sự kiện thật đặc biệt với tôi.
Đó là vào cuối tháng 3-1971, lúc đang chuẩn bị thi hết năm cuối cấp phổ thông. Tôi nhớ mình đang học thì đột nhiên đau quặn bụng, đi hoài nhiều lần với nhiều máu lầy nhầy. Câu này dạy đạo đức gì? - DO NGHIỆP SÁT SINH, THIẾU ĐỨC HIẾU SINH.

5. Khi tan học, tôi đưa chiếc xe đạp (loại xe thường gọi là xe thiếu nhi liên xô mà hồi đó mỗi lớp có vài học sinh được trường ưu tiên cấp phiếu mua theo tiêu chuẩn) cho một anh bạn cùng lớp và cùng xã, nhờ về báo tin ngay cho bố mẹ tôi. Ai dè cậu bạn là một kẻ ham chơi, nhân có xe cậu ra rũ một anh bạn khác rông thằng ra thành phố Nam Định chơi. Câu này dạy đạo đức gì? - NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO THIẾU ĐỨC NHIỆT TÌNH.

6. Tôi về nhà trọ đợi hết nước, hết cái chả thấy bố mẹ mình lên. Mà bệnh lỵ amib diễn biến rất nhanh, chỉ một buổi chiều tôi đi ngoài tới cả chục lần, sức lực cạn kiệt. Câu này dạy đạo đức gì? - NHÂN QUẢ NGHỆP BÁO TRONG CÔ ĐƠN.

7. Sẩm tối, bác Tân mới ở đồng về thấy tôi nằm im lìm ở góc nhà mặt xanh nhợt, toàn thân toát mồ hôi lạnh, bác hốt hoảng đỡ tôi dậy và khi biết sự tình, bác quyết định đưa tôi ngay tới bệnh viện huyện. Câu này dạy đạo đức gì? - ĐỨC HIẾU SINH Ý HÀNH, THÂN HÀNH.

8. Trời đêm tối om không trăng sao, không dám cầm theo đèn vì sợ máy bay, bác cõng tôi băng đồng, có chỗ phải lội nước ì oạp đến bệnh viện. Câu này dạy đạo đức gì? - ĐỨC DŨNG CẢM HIẾU SINH THÂN HÀNH.

9. Thấy bệnh nhân nằm la liệt mới biết đang có một dịch lỵ Amib lớn trong vùng. Tôi tím tái và rung lên vì lạnh mắt lờ đờ, không còn hơi sức để đi ra ngoài hố xí bệnh viện được. Hộ lý phải bẻ vạt giường, đặt thúng tro phía dưới để tôi đi ngoài liên tục xuống đấy. Phòng tôi nằm còn bốn bệnh nhân nữa và đều bị nặng trong thời gian tôi nằm điều trị có hai người nặng quá đã chết. Câu này dạy đạo đức gì? - ĐỨC DŨNG CẢM TRƯỚC NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO SÁT SINH.

10. Bác Tân chăm lo cho tôi thật chu đáo. Đêm hôm đó bác ở lại trông tôi. Xin gạo nấu cháo ngay tại bệnh viện, rồi bác nằm cạnh truyền hơi ấm cho tôi. Tôi run cầm cập như giữa mùa lạnh. Câu này dạy đạo đức gì? - ĐỨC TẬN TỤY HIẾU SINH Ý HÀNH, THÂN HÀNH.

11. Nếu ai chứng kiến cảnh tượng khoa lây của bệnh viện Ý Yên lúc đó thì rất hãi hùng. Những bệnh nhân nom chẳng khác gì các hình nhân, gầy tóp, mất hết thần sắc. Nhà vệ sinh thì trắng xóa vôi. Bác Tân bỏ qua tất cả ngay cả khi bác biết rằng mình rất có thể bị lây bệnh. - ĐỨC HIẾU SINH DŨNG CẢM Ý HÀNH.

12. Bác nói, bác coi cháu như thằng Tạo con bác. Cháu còn khổ hơn nó vì phải trọ học một mình! Yên tâm, nhà cháu chưa ai lên thì bác còn ở đây với cháu…” Giọng của bác lúc ấy sao thân thương, trìu mến như giọng mẹ tôi vậy! Câu này dạy đạo đức gì? - ĐỨC HIẾU SINH NHIỆT TÂM KHẨU HÀNH.

13. Mãi tối hôm sau khi tôi đã sắp ngủ thì nghe thấy tiếng xe đạp dựng lạch cạch ở ngoài. Bố tôi xuất hiện với khuôn mặt thật khó tả: vừa kinh hoàng khi chứng kiến tình trạng tôi lúc đó vừa cảm kích trước tấm lòng bác chủ nhà mà con mình trọ học, lúc ấy cả hai bố con đều ràng rụa nước mắt. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC TRI ÂN CẢM KÍCH HIẾU SINH Ý HÀNH, THÂN HÀNH.

14. Gia đình bác Hoàng Thanh Tân đã trở nên thân thiết với gia đình tôi. Lần nào về thăm trường cũ tôi đều ghé thăm bác. Bác đã có cháu nội hiện học ở Hà Nội và vừa rồi tôi đã nhận cháu về thực tập ở cơ quan tôi để có điều kiện giúp đỡ cháu. Câu này dạy đạo đức gì? - ĐỨC TRI ÂN BÁO ĐÁP THÂN HÀNH.

15. Tôi luôn nghĩ việc làm của bác ngày xưa là một nghĩa cử mà tôi phải ghi sâu vào tâm khảm. Đó là những kỹ niệm sâu sắc trong những năm học thời thơ ấu của tôi. Đó cũng là một nét đẹp nhân văn của con người VN. Câu này dạy đạo đức gì?
- ĐỨC THÂM ÂN Ý HÀNH NHÂN VĂN VIỆT NAM.



(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1) 

No comments:

Post a Comment