Đã 11 năm nay hình ảnh 2 cô bé cõng nhau
trên lưng rồi trên xe đã làm cho mọi người vô cùng khâm phục. Đó là em
Đỗ thị Hường 17 tuổi, hiện đang học lớp 12c4 và em Nguyễn thị Ngân, 19
tuổi, học sinh lớp 12A3 trường PTTH Yên Lạc 2, tỉnh Vĩnh Phúc.
Cái duyên đưa đẩy hai người bạn này đến
với nhau từ năm học lớp 2. Vào một buổi tan trường. Hường thấy một cô
bạn gái bé nhỏ đang ngồi chờ người nhà đến đón nhưng chờ hoài không
thấy, sợ quá cô bạn ấy bật khóc. Hường đã cõng bạn về nhà. Lúc ấy Hường
thấy thương bạn quá và chỉ nghĩ giúp bạn một vài lần thôi, không ngờ
tình bạn của Hường – đã gắn bó hơn 11 năm nay.
Dù mưa hay nắng suốt 4 năm học ở bậc
tiểu học, Hường đã đi bộ đến nhà Ngân rồi cõng bạn đến trường. Đến khi
lên cấp 2 thì mẹ Hường sắm cho chiếc xe đạp đi học và Hường đã dùng
chiếc xe đạp ấy để cùng bạn đến trường. Có một điều khá lý thú là gia
đình em không ai hay biết chuyện này suốt 10 năm qua.
Ông Đỗ văn Quý bố của Hường cho biết:
“Chúng tôi đi làm bên xóm bên, nghe bà con nói đứa con gái học lớp 11
nhà Ông thường qua bên này chở một con bé tật nguyền đến trường ấy. Tôi
rất ngạc nhiên, về nhà hỏi cháu và bàn bạc với gia đình sửa sang lại
chiếc xe cho chắc kẻo chở té con nhà người ta”.
Cứ như thế hai cô gái trở thành đôi bạn
cùng tiến trong học tập, bạn tâm tình và như hai chị em trong một gia
đình. Từ khi học lớp 9, Hường đã phải ra đồng lao động như đang làm lúa,
tra đỗ... Ngân tâm sự: “Điều em quý nhất ở Hường là đức tính cần cù,
chịu khó, nhân hậu và tốt bụng, sẵn sàng chia sẻ với mọi người tất cả
mọi điều”.
Một tình bạn gắn bó với 11 năm không thể
không có lúc mâu thuẫn, giận hờn nhưng khi cùng nhau vượt qua những khó
khăn trong cuộc sống thì chính những điều ấy đã đem lại cho Hường, Ngân
một chân giá trị của tình bạn.
(HỒNG ĐÀO)
NHỮNG CÂU HỎI
Câu hỏi 1: “Hường thấy một cô
bạn gái bé nhỏ đang ngồi chờ người nhà đến đón, nhưng chờ hoài không
thấy, sợ quá cô bạn ấy bật khóc. Hường đã cõng bạn về nhà”. Đoạn này chỉ
rõ có hai đức hiếu sinh. Vậy đức hiếu sinh ý hành ở đọan nào? Đức hiếu
sinh thân hành ở đoạn nào?”
Trả lời câu 1: Đạo đức hiếu sinh ý hành ở đoạn: “Hường thấy một cô bạn gái bé nhỏ đang ngồi chờ người nhà đến đón, nhưng chờ hoài không thấy, sợ quá cô bạn ấy bật khóc”. Khi
nhìn thấy cảnh cô bạn gái bé nhỏ chờ đợi, sợ, khóc nên ý suy nghĩ rất
thương bạn. Ý tư duy suy nghĩ rất thương bạn, đó là đức hiếu sinh ý hành
thương người của cháu Hường.
Đạo đức hiếu sinh thân hành ở đoạn này: “Hường đã cõng bạn về nhà”. Hành
động cõng bạn là hành động thương người, đó là đạo đức hiếu sinh thân
hành thương người tật nguyền của cháu Huờng. Quý học viên học bài này sẽ
hiểu rõ đạo đức hiếu sinh ý hành, khẩu hành và thân hành một cách dễ
dàng không có khó khăn. Phải không quý vị?
Câu hỏi 2: “Dù mưa hay nắng
suốt 4 năm học ở bậc tiểu học, Hường đã đi bộ đến nhà Ngân rồi cõng bạn
đến trường” Đoạn này đạo đức hiếu sinh thân hành ở đâu? Đạo đức nhân quả
ở đâu?”
Trả lời câu 2: Đạo đức hiếu sinh
thân hành là một tình thương hiếm có trên đời này giữa hai cháu bé học
sinh thật đáng ca ngợi. Suốt bốn năm trời cõng bạn dù mưa hay nắng vẫn
không bỏ nhau, rồi tiếp tục cho đến 11 năm. Tình thương ấy làm cho mọi
người xúc động.
Bất cứ chúng ta làm một điều gì giúp
người khác không tính hơn thiệt đều xuất phát từ lòng yêu thương yêu đức
hiếu sinh. Hai cháu bé này có duyên nhân quả trong tiền kiếp, “chị ngã em nâng, lá lành đùm lá rách”. Vì thế, hiện nay trong tình thương gắn bó suốt 11 năm vẫn giúp nhau vượt khó.
Nhân quả thường tương ưng, nếu một hành
động thiện sẽ tương ưng với những người thiện và gặp nhau giúp nhau
trong tình thương dù gian khổ không bỏ nhau. Còn nếu một hành động ác
như: giết hại, chửi mắng, mạ lị, mạt sát, nói xấu, nói li gián, nói vu
khống v.v... sẽ tương ưng gặp những người ác trong hiện kiếp hoặc kiếp
sau là những người xa lạ hoặc những người thân trong gia đình như: vợ
chồng, con cái, cha mẹ, anh chị em v.v... cãi cọ rầy rà chửi mắng nhau
có khi chém giết nhau, nói xấu nhau cũng do từ nhân quả trước mà hiện
tại phải trả vay, thiện thì thương nhau, ác thì ghét nhau thù hận.
Cho nên người hiểu luật nhân quả rất sợ
những hành động thân làm những điều ác; miệng nói những lời hung dữ, ý
gian xảo nói không thật, nói xấu, nói lời li gián chia rẽ; ý suy nghĩ
những điều ác, hoặc tính toán hại người bằng mưu này cách kia v.v... Khi
hiểu rõ lý nhân quả quý Phật tử hãy cẩn thận khi suy nghĩ, khi nói, khi
làm điều gì đều phải cân nhắc suy nghĩ kỹ lưỡng rồi mới làm, mới nói
thì nhân quả không tác động làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng
sinh.
Cho nên muốn ngăn ác diệt ác pháp thì
phải tư duy suy nghĩ kỹ lưỡng để thực hiện đức hiếu sinh. Khi đức hiếu
sinh tăng trưởng trong lòng thì tất cả ác pháp đều bị diệt sạch. Tất cả
ác pháp đều bị diệt sạch thì trong tâm chỉ còn duy nhất là lòng yêu
thương. Bởi vậy lòng yêu thương là pháp xả tâm đệ nhất.
Hành động nhân quả đều phóng xuất từ
trường. Nhân ác thì phóng xuất từ trường ác; nhân thiện thì phóng xuất
từ trường thiện, nhưng từ trường gồm có hai:
1- Từ trường phóng xuất theo duyên nhân quả nghiệp báo hiện tại.
2- Từ trường phóng xuất theo duyên nhân quả nghiệp báo cận tử nghiệp.
Chủ đề của bài học này là dạy về đạo đức
nhân bản - nhân quả hiếu sinh hiện tại nghiệp báo. Cho nên học viên
phải trả lời ngay chủ đề là phải theo từ trường phóng xuất theo duyên
nhân quả nghiệp báo hiện tại mà trả lời là không sai. Còn nếu trả lời
theo duyên nhân quả nghiệp báo cận tử nghiệp là sai, là lạc đề .
Học viên trước khi trả lời phải xem lại
chủ đề của bài học rồi xác định nhân quả của chủ đề thuộc loại gì? Hiện
tại nghiệp báo hay cận tử nghiệp báo. Cho nên bài này học viên nào trả
lời theo từ trường phóng xuất duyên nhân quả nghiệp báo cận tử thì không
đúng chủ đề. Không đúng chủ đề là trả lời câu hỏi là sai, cần phải hiểu
rõ chủ đề của bài rồi mới trả lời.
(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1)
No comments:
Post a Comment