Khi mọi người tập hợp đông đủ, ông nói: “Đây là bức tranh tôi mời vẽ, rất mong mọi người chỉ bảo”. Mọi người đều ngẩng đầu lên bức tranh. Trong bức tranh hiện lên hình ảnh người phụ nữ khỏang 30 đến 40 tuổi, mặt rất mãn nguyện. Bộ tóc dài xõa đến ngực. Tay phải của người phụ nữ vén tóc, tay trái cầm một con dao, như muốn cắt đi mái tóc đẹp của mình. Xem xong, mọi người đều nói: “Thật tuyệt! Đường nét sinh động, khuôn mặt với dáng vẻ tự nhiên. Chỉ có ngòi bút của ngài mới vẽ được như vậy…”.
Cái quan trọng nhất khi vẽ người là đôi mắt. Đôi mắt sẽ diễn tả được hầu hết nội tâm của con người. Cứ thử nhìn đôi mắt của người phụ nữ, ta thấy ở trong đó toát lên sự mãn nghuyện, không một chút vướng bận khi cắt đi mái tóc của mình!”, một người bạn của Hà Chừng đưa ra một nhận xét tinh tế. Có người lại bảo: “Ngài hãy kể rõ nguồn gốc của bức tranh này cho chúng tôi biết với!”.
Hà Chừng liền kể lại: “Một hôm, tôi đến nhà anh bạn họ Đào. Gia cảnh nhà anh ấy cũng rất nghèo. Nhưng anh ta say mê học vẽ tranh nên mọi thứ trong nhà đều được bán đi hết để phục vụ giấy mực. Hôm đó đã đến bữa, anh ta mời tôi ở lại ăn cơm. Phần vì đường xa, phần vì nể tình anh em qua lại, tôi đã nhận lời. Trong bữa ăn tôi thấy đầy đủ, căn vặn hỏi mãi mới vỡ lẽ. Vợ anh cắt tóc bán lấy tiền để chuẩn bị cho bữa cơm này. Từ lúc đó trong lòng tôi trào dâng một mạch cảm xúc, thôi thúc tôi hoàn thành bừc họa này”.
Nghe xong mọi người đều cất tiếng than vãn, đồng cảm với nhân vật trong tranh, thầm phục bàn tay tài hoa của Hà Chừng. Bỗng nhiên một đứa bé cất tiếng; “Bức tranh này chưa đúng, cần phải sửa lại”. Mọi người đều ngạc nhiên . Lời của cậu bé như cắt đứt dòng cảm xúc của mọi người. Tất cả đều quay lại nhìn cậu bé. Đó là một cậu bé khoảng độ 14, 15, tuổi mặt mũi khôi ngô, tên là Nhạc Trụ. Thường ngày cậu, cậu bé này thích xem Hà Chừng vẽ tranh, có lúc tự mình cầm bút vẽ những gì cậu thích. Hà Chừng rất yêu mến cậu, có lúc còn dạy cho cậu vẽ nữa.
Mọi người thì tức giận, nhưng Hà Chừng lại niềm nở hỏi: “ Cháu bé! Cháu thấy bức tranh kia có chỗ nào chưa đạt?” .Nhạc Trụ đưa mắt ngây thơ nhìn Hà Chừng. Cháu cảm thấy hối hận đã làm cho chú phải hổ thẹn trước mọi người, nhưng sự việc đã đến nước này thì không thể không nói: “Nếu xét theo lời kể của chú gia cảnh họ Đào nghèo túng, nhưng người phụ nữ trong tranh đeo một cây trâm quý. Tại sao phu nhân họ Đào lại không đem bán đi mà cắt tóc làm gì?”.
Mọi người đều bậc cười: “Cái thằng ngốc nguếch? Thế nào là hội họa. Hội họa phải cách điệu chứ…..”. Giữa tiếng bàn tán của mọi người, Hà Chừng bình tĩnh suy nghĩ những lời của Nhạc Trụ rồi nhìn lại bức tranh. Ông cảm thấy có cái gì không ổn. Một lúc sau, ông cất tiếng nói: “Đúng vậy, chính hiện thực một gia đình nghèo túng có lối sống thanh cao đã thúc đẩy tôi vẽ bức tranh này. Tôi không thể tô hồng hay bôi đen hiện thực. Điều cậu bé nói chính là sự chưa ổn trong bức tranh này. Tôi xin sửa lại…”. Hà Chừng lấy bút sửa lại bức tranh. Sau đó, ông quay lại tìm Nhạc Trụ để hỏi ý kiến, nhưng chú đã bỏ ra ngòai từ lúc nào.
Một danh họa vĩ đại như Hà Chừng mà vẫn miệt mài học hỏi, không tự cho mình là giỏi, luôn luôn lắng nghe ý kiến của người khác, kể cả cậu bé 14, 15 tuổi. Đức Khổng Tử có nói một câu: “Cần mẫn và chăm học, không được coi thường kẻ thấp hơn mình”. Ở đây, Hà Chừng đã cư xử đúng theo lời nói đó.
I. Đại ý bài này nói về Đức Lễ tôn trọng ý kiến của người khác.
II. Bài này chia ra làm 19 đoạn.
III. Bài này có 19 đức.
1. Hà Chừng một danh họa của Nhà Nguyên, những tranh vẽ của ông có sắc màu ảo diệu, trở thành những tác phẩm vô giá trong nền hội họa Trung Quốc.
ĐỨC LỄ TÔN KÍNH GIỚI THIỆU MỘT DANH HỌA TRUNG QUỐC Ý HÀNH.
2. Một lần ông mất thời gian dài để vẽ một bức tranh. Vẽ xong, ông cảm thấy mãn nguyện, liền mời bạn bè xa gần đến xem tranh. Khi mọi người tập hợp đông đủ, ông nói: “Đây là bức tranh tôi mời vẽ, rất mong mọi người chỉ bảo”. Mọi người đều ngẩng đầu lên bức tranh.
ĐỨC LỄ TÔN KÍNH Ý KIẾN CỦA MỌI NGƯỜI KHẨU HÀNH.
3. Trong bức tranh hiện lên hình ảnh người phụ nữ khỏang 30 đến 40 tuổi, mặt rất mãn nguyện. Bộ tóc dài xõa đến ngực. Tay phải của người phụ nữ vén tóc, tay trái cầm một con dao, như muốn cắt đi mái tóc đẹp của mình. Xem xong, mọi người đều nói: “Thật tuyệt! Đường nét sinh động, khuôn mặt với dáng vẻ tự nhiên. Chỉ có ngòi bút của ngài mới vẽ được như vậy…”.
ĐỨC LỄ TÔN KÍNH TÁN THÁN KHẨU HÀNH.
4. Cái quan trọng nhất khi vẽ người là đôi mắt. Đôi mắt sẽ diễn tả được hầu hết nội tâm của con người.
ĐỨC NHẬN XÉT KHẨU, Ý HÀNH.
5. Cứ thử nhìn đôi mắt của người phụ nữ, ta thấy ở trong đó toát lên sự mãn nguyện, không một chút vướng bận khi cắt đi mái tóc của mình!”, một người bạn của Hà Chừng đưa ra một nhận xét tinh tế.
ĐỨC NHẬN XÉT KHẨU, Ý HÀNH.
6. Có người lại bảo: “Ngài hãy kể rõ nguồn gốc của bức tranh này cho chúng tôi biết với!”.
ĐỨC TÌM HIỂU KHẨU HÀNH.
7. Hà Chừng liền kể lại: “Một hôm, tôi đến nhà anh bạn họ Đào. Gia cảnh nhà anh ấy cũng rất nghèo. Nhưng anh ta say mê học vẽ tranh nên mọi thứ trong nhà đều được bán đi hết để phục vụ giấy mực.
ĐỨC HIẾU HỌC KHẨU HÀNH.
8. Hôm đó đã đến bữa, anh ta mời tôi ở lại ăn cơm. Phần vì đường xa, phần vì nể tình anh em qua lại, tôi đã nhận lời. Trong bữa ăn tôi thấy đầy đủ, căn vặn hỏi mãi mới vỡ lẽ. Vợ anh cắt tóc bán lấy tiền để chuẩn bị cho bữa cơm này.
ĐỨC LỄ TÔN KÍNH VÀ QUÝ TRỌNG BẠN BÈ.
9. Từ lúc đó trong lòng tôi trào dâng một mạch cảm xúc, thôi thúc tôi hoàn thành bừc họa này”.
ĐỨC LỄ TÔN TRỌNG QUÝ KÍNH TÌNH BẠN.
10. Nghe xong mọi người đều cất tiếng than vãn, đồng cảm với nhân vật trong tranh, thầm phục bàn tay tài hoa của Hà Chừng.
ĐỨC TÁN THÁN Ý HÀNH.
11. Bỗng nhiên một đứa bé cất tiếng; “Bức tranh này chưa đúng, cần phải sửa lại”.
ĐỨC THẰNG THẮN KHẨU HÀNH.
12. Mọi người đều ngạc nhiên . Lời của cậu bé như cắt đứt dòng cảm xúc của mọi người. Tất cả đều quay lại nhìn cậu bé. Đó là một cậu bé khoảng độ 14, 15, tuổi mặt mũi khôi ngô, tên là Nhạc Trụ. Thường ngày cậu, cậu bé này thích xem Hà Chừng vẽ tranh, có lúc tự mình cầm bút vẽ những gì cậu thích. Hà Chừng rất yêu mến cậu, có lúc còn dạy cho cậu vẽ nữa.
Mọi người thì tức giận, nhưng Hà Chừng lại niềm nở hỏi: “ Cháu bé! Cháu thấy bức tranh kia có chỗ nào chưa đạt?” .
ĐỨC KHIÊM HẠ TÔN KÍNH Ý CỦA NGƯỜI KHÁC.
13. Nhạc Trụ đưa mắt ngây thơ nhìn Hà Chừng. Cháu cảm thấy hối hận đã làm cho chú phải hổ thẹn trước mọi người, nhưng sự việc đã đến nước này thì không thể không nói:
ĐỨC HỒI HẬN KHẨU HÀNH.
14. “Nếu xét theo lời kể của chú gia cảnh họ Đào nghèo túng, nhưng người phụ nữ trong tranh đeo một cây trâm quý. Tại sao phu nhân họ Đào lại không đem bán đi mà cắt tóc làm gì?”.
ĐỨC CHÁNH TRỰC KHẨU HÀNH CHỈ THẲNG CÁI SAI.
15. Mọi người đều bậc cười: “Cái thằng ngốc nguếch? Thế nào là hội họa. Hội họa phải cách điệu chứ…..”.
THIẾU ĐỨC NHÌN NHẬN CÁI SAI KHẨU HÀNH.
16. Giữa tiếng bàn tán của mọi người, Hà Chừng bình tĩnh suy nghĩ những lời của Nhạc Trụ rồi nhìn lại bức tranh. Ông cảm thấy có cái gì không ổn. Một lúc sau, ông cất tiếng nói: “Đúng vậy, chính hiện thực một gia đình nghèo túng có lối sống thanh cao đã thúc đẩy tôi vẽ bức tranh này. Tôi không thể tô hồng hay bôi đen hiện thực. Điều cậu bé nói chính là sự chưa ổn trong bức tranh này. Tôi xin sửa lại…”.
ĐỨC NHÌN NHẬN CÁI SAI Ý HÀNH, KHẨU HÀNH.
17. Hà Chừng lấy bút sửa lại bức tranh. Sau đó, ông quay lại tìm Nhạc Trụ để hỏi ý kiến, nhưng chú đã bỏ ra ngòai từ lúc nào.
ĐỨC LỄ TÔN KÍNH Ý KIẾN CỦA NGƯỜI KHÁC.
18. Một danh họa vĩ đại như Hà Chừng mà vẫn miệt mài học hỏi, không tự cho mình là giỏi, luôn luôn lắng nghe ý kiến của người khác, kể cả cậu bé 14, 15 tuổi.
ĐỨC LỄ KHIÊM HẠ TÔN TRỌNG Ý KIẾN CỦA NGƯỜI KHÁC.
19. Đức Khổng Tử có nói một câu: “Cần mẫn và chăm học, không được coi thường kẻ thấp hơn mình”. Ở đây, Hà Chừng đã cư xử đúng theo lời nói đó.
ĐỨC LỄ TÔN TRỌNG HỌC HỎI Ý KIẾN NGƯỜI KHÁC
(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1)
No comments:
Post a Comment