Cô đã để ý đến Teddy từ năm học trước và nhận thấy cậu bé này dường như không hòa hợp được với bạn bè cùng lớp. Quần áo của nó lúc nào cũng luộm thuộm, bàn tay cáu bẩn và mái tóc thì rối tung như chưa bao giờ được chải, tính tình của nó rất gàn bướng. Cho đến một hôm cô Thompson không chịu nổi nữa, đành phải dánh một dấu chéo cực lớn bằng bút đỏ trên bài làm của nó và ghi điểm 0 trên đó.
Nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải ghi nhận xét về thành tích học tập và tính tình của từng học sinh vào cuối năm. Cô Thompson để hồ sơ của Teddy lại sau cùng. Tuy nhiên, khi xem hồ sơ của nó, cô đã vô cùng ngạc nhiên.
Cô giáo dạy lớp một viết: “Teddy là một học sinh thông minh, tính tình vui vẻ, cháu làm bài cẩn thận và ngoan ngoãn. Nói chung, mọi người đều yêu mến cháu”. Cô giáo lớp hai viết: “Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu mến, nhưng cháu đang gặp khó khăn vì mẹ bệnh nặng, cuộc sống gia đình cháu rất túng thiếu”. Cô giáo lớp 3 viết: “Cái chết của mẹ đã ảnh hưởng nặng nề đến cháu. Cháu cố gắng học nhưng cha cháu thì lại không mấy quan tâm. Nếu không có biện pháp hỗ trợ, cuộc sống gia đình sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của cháu”. Cô giáo dạy lớp 4 của Teddy nhận xét: “Teddy trở nên trầm lặng, ít nói và không quan tâm đến việc học. Cháu không có bạn và đôi khi ngủ gục trong lớp.
Đến lúc đó, cô Thompson mới hiểu ra vấn đề, cô cảm thấy hổ thẹn vì những suy nghĩ của mình trước đây. Lễ giáng sinh năm ấy, học sinh nào cũng mang đến cho cô những món quà gói bằng giấy màu rực rỡ, thắt nơ xinh xắn, chỉ trừ có Teddy. Món quà của nó được gói vụng về bằng một tờ giấy màu nâu dày cộp, loại giấy dùng để gói hàng tạp hóa. Cô Thompson nhẹ nhàn mở gói giấy ra giữa các món quà rực rỡ khác. Một vài học sinh trong lớp bắt đầu cười nhạo Teddy khi thấy một chiếc vòng đeo tay bằng đá giả kim cương, đã bị rơi mất vài hạt cùng với một chai nước hoa chỉ còn lại một phần tư. Nhưng cô nhanh chóng dập tắt tiếng cười đó bằng cách nói với Teddy rằng chiếc vòng đó rất đẹp. Cô đeo nó vào tay và vẩy một ít nước hoa lên áo.
Hôm đó, sau giờ học Teddy nán lại lớp để nói với cô rằng: “Cô ơi! Hôm nay cô có mùi giống hệt mẹ con hồi trước”. Sau khi học sinh ra về hết, cô đã ngồi lại lặng lẽ khóc một mình. Ngày hôm đó cô đã hiểu ra rằng nhiệm vụ của người giáo viên không chỉ là dạy đọc, dạy viết hay dạy làm toán mà là dạy dỗ, uốn nắn chúng trở thành người có ích cho đời.
Từ đó cô ngày càng quan tâm đến Teddy nhiều hơn. Càng được cô khuyến khích nó càng tiếp thu bài học nhanh hơn. Đến cuối năm, Teddy đã trở thành trong những học sinh giỏi nhất lớp. Dù nói với học sinh rằng cô yêu mến tất cả như nhau nhưng rõ ràng Teddy đã trở thành “học trò cưng” của cô tự lúc nào.
Một năm sau, có một lá thư gửi đến nhà cô đó là thư của Teddy, nó nói rằng: “Cô là cô giáo tốt nhất mà nó gặp trong đời. Sáu năm sau cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy báo cho cô biết: “Đã tốt nghiệp trung học đứng thứ ba trong lớp và với nó cô vẫn là cô giáo tốt nhất. Bốn năm sau, cô lại nhận thêm lá thư nữa, Teddy nói rằng: “Dù cuộc đời đôi lúc rất khó khăn, nhưng nó vẫn tiếp tục đi học và sắp tốt nghiệp đại học hạng ưu. Nó cam đoan với cô rằng cô vẫn là cô giáo tốt nhất của nó trong suốt cuộc đời”.
Bốn năm nữa trôi qua và trong lá thư lần này Teddy giải thích rằng nó đã lấy được bằng cử nhân và quyết định học thêm chút nữa. Nó vẫn nói rằng cô là cô giáo tốt nhất và là người yêu mến nhất nhưng chữ ký cuối thư đã dài hơn nhiều – tiến sĩ y khoa Theodore F.Stoddard.
Câu chuyện không dừng lại ở đó. Trong mùa xuân năm ấy, cô Thompson còn nhận thêm một lá thư nữa. Teddy kể với cô rằng nó đã gặp được người con gái nó yêu và sẽ lập gia đình, rằng bố nó đã mất cách đó vài năm nên cô Thompson có vui lòng ngồi vào vị trí cha mẹ chú rể giúp nó không. Lẽ dĩ nhiên, cô Thompson không từ chối cô mang đúng chiếc vòng đá củ kỷ, đã bị rơi mất mấy hạt và xịt chai nước hoa của mẹ Teddy mà nó đã tặng cho cô vào mùa giáng sinh năm xưa để đi dự đám cưới nó.
Chàng tiến sĩ ôm chàm lấy cô giáo yêu dấu và thì thầm vào tai cô: “Cảm ơn cô đã tin tưởng nơi con. Cảm ơn cô đã làm cho con hiểu được khả năng và sức mạnh của mình”.
Nước mắt chảy tràng trên gương mặt, cô Thompson thì thầm vào tai đứa học trò cũ: “Con nói sai rồi Teddy. Chính con mới là người đã dạy cho cô biết rằng cô có thể tạo ra sự khác biệt. Trước khi gặp con, cô thật sự chưa hiểu hết nghĩa cao đẹp của nghề dạy học”.
(Người Thắp Sáng Ước Mơ)
BÀI LÀM
ĐẠI Ý: Bài này nói về Đức Hiếu Sinh của cô giáo Thompson đối với học trị của mình.
1 – “Cô tên là Thompson. Ngay hôm đầu tiên đứng trước mặt đám học trò lớp năm, cô đã nói dối một điều. Cũng như hầu hết các giáo viên khác, cô nói với đám học trò của mình rằng cô thương yêu hết tất cả như nhau. Sâu trong đáy lòng cô biết điều đó là không thành thật vì ngồi lặng lẽ ngay bàn đầu là một cậu bé trai, tên nó là Teddy Sloddrad và cô thấy khó lòng mà yêu thương được nó.”
Đáp án: THIẾU ĐỨC THÀNH THẬT KHẨU HÀNH.
2 – “Cô đã để ý đến Teddy từ năm học trước và nhận thấy cậu bé này dường như không hòa hợp được với bạn bè cùng lớp. Quần áo của nó lúc nào cũng luộm thuộm, bàn tay cáu bẩn và mái tóc thì rối tung như chưa bao giờ được chải, tính tình của nó rất gàn bướng. Cho đến một hôm cô Thompson không chịu nổi nữa, đành phải dánh một dấu chéo cực lớn bằng bút đỏ trên bài làm của nó và ghi điểm 0 trên đó.”
Đáp án: NỔI BẤT HẠNH CỦA BÉ TEDDY (Nhân quả)
3 – “Nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải ghi nhận xét về thành tích học tập và tính tình của từng học sinh vào cuối năm. Cô Thompson để hồ sơ của Teddy lại sau cùng. Tuy nhiên, khi xem hồ sơ của nó, cô đã vô cùng ngạc nhiên.
Cô giáo dạy lớp một viết: “Teddy là một học sinh thông minh, tính tình vui vẻ, cháu làm bài cẩn thận và ngoan ngoản. Nói chung, mọi người đều yêu mến cháu”. Cô giáo lớp hai viết: “Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu mến”.
Đáp án: ĐỨC NHÂN HẬU (“THÔNG MINH SIÊNG NĂNG CẨN THẬN NGOAN HIỀN VUI TÍNH HỌC HÀNH” Ý HÀNH).
4 – “Nhưng cháu đang gặp khó khăn vì mẹ bệnh nặng, cuộc sống gia đình cháu rất túng thiếu”. Cô giáo lớp 3 viết: “Cái chết của mẹ đã ảnh hưởng nặng nề đến cháu. Cháu cố gắng học nhưng cha cháu thì lại không mấy quan tâm. Nếu không có biện pháp hỗ trợ, cuộc sống gia đình sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của cháu”. Cô giáo dạy lớp 4 của Teddy nhận xét: “Teddy trở nên trầm lặng, ít nói và không quan tâm đến việc học. Cháu không có bạn và đôi khi ngủ gục trong lớp.
Đến lúc đó, cô Thompson mới hiểu ra vấn đề, cô cảm thấy hổ thẹn vì những suy nghĩ của mình trước đây. Lễ giáng sinh năm ấy, học sinh nào cũng mang đến cho cô những món quà gói bằng giấy màu rực rỡ, thắt nơ xinh xắn, chỉ trừ có Teddy. Món quà của nó được gói vụng về bằng một tờ giấy màu nâu dày cộp, loại giấy dùng để gói hàng tạp hóa”
Đáp án: NỔI BẤT HẠNH XẢY RA DO NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO TIỀN KIẾP.
5 – “Co Thompson nhẹ nhàn mở gói giấy ra giữa các món quà rực rỡ khác. Một vài học sinh trong lớp bắt đầu cười nhạo Teddy khi thấy một chiếc vòng đeo tay bằng đá giả kim cương, đã bị rơi mất vài hạt cùng với một chai nước hoa chỉ còn lại một phần tư. Nhưng cô nhanh chóng dập tắt tiếng cười đó bằng cách nói với Teddy rằng chiếc vòng đó rất đẹp. Cô đeo nó vào tay và vẩy một ít nước hoa lên áo".
Đáp án: ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH THÂN HÀNH.
6 – “Hôm đó, sau giờ học Teddy nán lại lớp để nói với cô rằng: “Cô ơi! Hôm nay cô có mùi giống hệt mẹ con hồi trước”. Sau khi học sinh ra về hết, cô đã ngồi lại lặng lẽ khóc một mình”.
Đáp án: ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH THÂN HÀNH.
7 – “Ngày hôm đó cô đã hiểu ra rằng nhiệm vụ của người giáo viên không chỉ là dạy đọc, dạy viết hay dạy làm toán mà là dạy dỗ, uốn nắn chúng trở thành người có ích cho đời”.
Đáp án: GIÁO ĐỨC HIẾU SINH Ý HÀNH.
8 – “Từ đó cô ngày càng quan tâm đến Teddy nhiều hơn. Càng được cô khuyến khích nó càng tiếp thu bài học nhanh hơn. Đến cuối năm, Teddy đã trở thành trong những học sinh giỏi nhất lớp. Dù nói với học sinh rằng cô yêu mến tất cả như nhau nhưng rõ ràng Teddy đã trở thành “học trò cưng” của cô tự lúc nào”.
Đáp án: THIẾU ĐỨC HIẾU SINH CÔNG BẰNG KHẨU HÀNH.
9 – “Một năm sau, có một lá thư gửi đến nhà cô đó là thư của Teddy, nó nói rằng: “Cô là cô giáo tốt nhất mà nó gặp trong đời. Sáu năm sau cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy báo cho cô biết: “Đã tốt nghiệp trung học đứng thứ ba trong lớp và với nó cô vẫn là cô giáo tốt nhất. Bốn năm sau, cô lại nhận thêm lá thư nữa, Teddy nói rằng: “Dù cuộc đời đôi lúc rất khó khăn, nhưng nó vẫn tiếp tục đi học và sắp tốt nghiệp đại học hạng ưu. Nó cam đoan với cô rằng cô vẫn là cô giáo tốt nhất của nó trong suốt cuộc đời”.
Bốn năm nữa trôi qua và trong lá thư lần này Teddy giải thích rằng nó đã lấy được bằng cử nhân và quyết định học thêm chút nữa. Nó vẫn nói rằng cô là cô giáo tốt nhất và là người yêu mến nhất nhưng chữ ký cuối thư đã dài hơn nhiều – tiến sĩ y khoa Theodore F.Stoddard”.
Đáp án: ĐỨC HIẾU SINH TRI ƠN Ý HÀNH.
10 – “Câu chuyện không dừng lại ở đó. Trong mùa xuân năm ấy, cô Thompson còn nhận thêm một lá thư nữa. Teddy kể với cô rằng nó đã gặp được người con gái nó yêu và sẽ lập gia đình, rằng bố nó đã mất cách đó vài năm nên cô Thompson có vui lòng ngồi vào vị trí cha mẹ chú rể giúp nó không. Lẽ dĩ nhiên, cô Thompson không từ chối cô mang đúng chiếc vòng đá củ kỷ, đã bị rơi mất mấy hạt và xịt chai nước hoa của mẹ Teddy mà nó đã tặng cho cô vào mùa giáng sinh năm xưa để đi dự đám cưới nó”.
Đáp án: ĐỨC TỪ MẪU HIẾU SINH (Thay thế như cha mẹ)
11 – “Chàng tiến sĩ ôm chàm lấy cô giáo yêu dấu và thì thầm vào tai cô: “Cảm ơn cô đã tin tưởng nơi con. Cảm ơn cô đã làm cho con hiểu được khả năng và sức mạnh của mình”.
Đáp án: ĐỨC TRI ÂN KHẨU HÀNH.
12 – “Nước mắt chảy tràng trên gương mặt, cô Thompson thì thầm vào tai đứa học trò cũ: “Con nói sai rồi Teddy. Chính con mới là người đã dạy cho cô biết rằng cô có thể tạo ra sự khác biệt. Trước khi gặp con, cô thật sự chưa hiểu hết nghĩa cao đẹp của nghề dạy học”.
Đáp án: ĐỨC GIÁC NGỘ NGHỀ DẠY HỌC.
Nghĩa của từ
1- Nhân hậu là người ăn ở có đức hạnh sau trước đầu đủ.
Nhân hậu của Bác Hồ là nhân hậu của Nho Gio chứ không phải nhân hậu của Phật giáo.
2- Bình đẳng khác với công bằng: (Nằm trong bức thư thứ 2)
21 - Bình đẳng là sự sống ngang bằng như nhau
22 Công bằng là sự phán xét đúng đắn không sai, phân minh rõ ràng.
23 - Sáng suốt là tiếng Việt
- Minh mẫn là tiếng Hán
- Giác ngộ là hiểu rõ một điều gì mà từ lâu chưa hiểu
24 - Cô Thompson là tượng trưng cho đức hiếu sinh trong nghành giáo dục, nhưng đối với ngành nghề nào đều áp dụng đức hiếu sinh ấy sẽ tốt cả.
Bài làm ngắn gọn không dài dòng nhưng phải đầy đủ ý nghĩa mới đúng. Thì nên nhắm vào bản thân, gia đình, xã hội.
(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1)
No comments:
Post a Comment