Bạn Xtacdi của con không bao giờ than phiền về Thầy giáo cả, bố tin chắc như vậy, “Thầy giáo đang trong cơn nóng nảy”, con đã nói như vậy với một giọng hằn học. Con hãy nghĩ xem, biết bao lần chính con, con đã nóng nảy. Và nóng nảy với ai? Với bố con, với mẹ con. Nghĩa là đối với những người mà những cử chỉ nóng nảy ấy là những tội lỗi lớn. Thầy giáo của con, đôi khi cũng có nhiều lý do để nóng nảy. Đã nhiều năm rồi, Thầy phải mệt nhọc nhiều với đám trẻ và Thầy có gặp được vài trẻ ngoan với Thầy, yêu mến Thầy, còn số đông thì là những kẻ bạc bẽo, lạm dụng lòng tốt mà không hề đếm xỉa đến những nỗi nhọc nhằn của Thầy; buồn thay, tất cả học sinh các con đều đem cho Thầy nhiều điều khổ tâm hơn là sự hài lòng. Người hiền lành nhất trên trái đất này, mà ở vào địa vị Thầy, cũng không thể kìm được cơn nỗi nóng. Giá con biết đã bao lần Thầy giáo tuy đau ốm mà Thầy vẫn lên lớp, vì bệnh của Thầy chưa thật trầm trọng để Thầy có thể nghĩ dạy? Thầy bực mình bởi vì Thầy đau, và nỗi đau lòng lớn đối với Thầy là thấy học trò biết như vậy mà cứ lạm dụng. Hãy kính trọng và yêu mến Thầy giáo của con, con ạ! Con phải yêu mến Thầy, bởi vì bố yêu mến Thầy và kính trọng Thầy; con phải yêu mến Thầy, vì Thầy đã hiến cả cuộc đời cho hạnh phúc của biết bao trẻ em mà họ thì sẽ quên Thầy. Hãy yêu mến Thầy vì Thầy mở mang và soi sáng trí thông minh cho con, và nâng cao tâm hồn của con lên. Sau này khi con đã thành người lớn, mà cả bố lẫn Thầy con đều không còn trên đời này nữa, thì những kỷ niệm của Thầy giáo sẽ hiện ra luôn luôn trong trí nhớ của con bên cạnh kỷ niệm của bố; và bây giờ con thấy không, có những nét đau đớn và mệt nhọc trên khuôn mặt đẹp của Thầy sẽ làm cho con phiền muộn, dù đã ba mươi năm qua. Lúc ấy con sẽ tự thẹn, con sẽ hối hận là đã không yêu mến Thầy, vì Thầy là một thành viên trong đại gia đình giáo giới ở khắp nơi trên toàn thế giới, dạy dỗ hằng nghìn trẻ em đang lớn lên cùng với con. Bố sẽ không hãnh diện chút nào về tình yêu mến của con đối với bố, nếu con không có tình yêu mến như vậy đối với những ai đã có công ơn đối với con mà trong số những người đó, thì Thầy giáo con là người thứ nhất sau bố mẹ con. Con hãy yêu mến Thầy giáo như một người bố, yêu mến Thầy khi Thầy vuốt ve con, và cả những lúc Thầy rầy la con; khi Thầy công bằng và cả khi con cho rằng Thầy không công bằng; hãy yêu mến Thầy khi Thầy vui, và càng yêu mến Thầy khi Thầy buồn; và con hãy nói đến tiếng “Thầy” với tấm lòng luôn luôn tôn kính, bởi vì, sau tiếng “bố” thì tiếng đó là danh vị cao quý nhất, dịu dàng nhất mà một con người có thể tặng cho một người khác.
(Bố của con – Những tấm lòng cao cả, trang 91.)
BÀI LÀM
I. Đại ý bài này nói về người cha dạy con phải hết lòng biết ơn Thầy giáo (Đức tri ân)
II. Bài này có 20 đoạn.
III. Bài này có 20 đức.
1. Gửi Enrico! Bạn Xtacdi của con không bao giờ than phiền về Thầy giáo cả, bố tin chắc như vậy.
ĐỨC BẰNG LÒNG KHẨU HÀNH.
2. “Thầy giáo đang trong cơn nóng nảy”, con đã nói như vậy với một giọng hằn học.
THIẾU ĐỨC LY SÂN KHẨU HÀNH.
3. Con hãy nghĩ xem, biết bao lần chính con, con đã nóng nảy. Và nóng nảy với ai? Với bố con, với mẹ con. Nghĩa là đối với những người mà những cử chỉ nóng nảy ấy là những tội lỗi lớn.
THIẾU ĐỨC NHẪN NHỤC Ý HÀNH, KHẨU HÀNH.
4. Thầy giáo của con, đôi khi cũng có nhiều lý do để nóng nảy.
THIẾU ĐỨC LY SÂN Ý HÀNH.
5. Đã nhiều năm rồi, Thầy phải mệt nhọc nhiều với đám trẻ và Thầy có gặp được vài trẻ ngoan với Thầy, yêu mến Thầy.
ĐỨC TRI ÂN Ý HÀNH.
6. Còn số đông thì là những kẻ bạc bẽo.
THIẾU ĐỨC TRI ÂN Ý HÀNH.
7. Lạm dụng lòng tốt.
THIẾU ĐỨC LY THAM Ý HÀNH.
8. Mà không hề đếm xỉa đến những nỗi nhọc nhằn của Thầy;
THIẾU ĐỨC TRI ÂN Ý HÀNH.
9. Buồn thay, tất cả học sinh các con đều đem cho Thầy nhiều điều khổ tâm hơn là sự hài lòng.
THIẾU ĐỨC KHÔNG LÀM KHỔ NGƯỜI Ý HÀNH.
10. Người hiền lành nhất trên trái đất này, mà ở vào địa vị Thầy, cũng không thể kìm được cơn nỗi nóng.
THIẾU ĐỨC KHAM NHẪN Ý HÀNH.
11. Giá con biết đã bao lần Thầy giáo tuy đau ốm mà Thầy vẫn lên lớp, vì bệnh của Thầy chưa thật trầm trọng để Thầy có thể nghĩ dạy?
ĐỨC CỐ GẮNG TRÁCH NHIỆM Ý HÀNH, THÂN HÀNH.
12. Thầy bực mình bởi vì Thầy đau, và nỗi đau lòng lớn đối với Thầy là thấy học trò biết như vậy mà cứ lạm dụng.
THIẾU ĐỨC BUÔNG XẢ Ý HÀNH.
13. Hãy kính trọng và yêu mến Thầy giáo của con, con ạ! Con phải yêu mến Thầy, bởi vì bố yêu mến Thầy và kính trọng Thầy;
ĐỨC LỄ CUNG KÍNH TÔN TRỌNG VÀ YÊU THƯƠNG KHẨU HÀNH.
14. Con phải yêu mến Thầy, vì Thầy đã hiến cả cuộc đời cho hạnh phúc của biết bao trẻ em mà họ thì sẽ quên Thầy. Hãy yêu mến Thầy vì Thầy mở mang và soi sáng trí thông minh cho con, và nâng cao tâm hồn của con lên.
ĐỨC HY SINH CAO CẢ CHO NHỮNG THẾ HỆ NGÀY NAY Ý HÀNH, THÂN HÀNH.
15. Sau này khi con đã thành người lớn, mà cả bố lẫn Thầy con đều không còn trên đời này nữa.
CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG Ý HÀNH.
16. Thì những kỷ niệm của Thầy giáo sẽ hiện ra luôn luôn trong trí nhớ của con bên cạnh kỷ niệm của bố; và bây giờ con thấy không, có những nét đau đớn và mệt nhọc trên khuôn mặt đẹp của Thầy sẽ làm cho con phiền muộn, dù đã ba mươi năm qua.
HỒI ỨC NHỮNG KỶ NIỆM Ý HÀNH.
17. Lúc ấy con sẽ tự thẹn, con sẽ hối hận là đã không yêu mến Thầy, vì Thầy là một thành viên trong đại gia đình giáo giới ở khắp nơi trên toàn thế giới, dạy dỗ hằng nghìn trẻ em đang lớn lên cùng với con.
ĐỨC HỐI HẬN ĂN NĂN Ý HÀNH.
18. Bố sẽ không hãnh diện chút nào về tình yêu mến của con đối với bố, nếu con không có tình yêu mến như vậy đối với những ai đã có công ơn đối với con mà trong số những người đó, thì Thầy giáo con là người thứ nhất sau bố mẹ con.
THIẾU ĐỨC TRI ÂN KHÔNG XỨNG ĐÁNG LÀM NGƯỜI Ý HÀNH.
19. Con hãy yêu mến Thầy giáo như một người bố, yêu mến Thầy khi Thầy vuốt ve con, và cả những lúc Thầy rầy la con; khi Thầy công bằng và cả khi con cho rằng Thầy không công bằng; hãy yêu mến Thầy khi Thầy vui, và càng yêu mến Thầy khi Thầy buồn;
ĐỨC YÊU THƯƠNG CHA, MẸ VÀ THẦY GIÁO Ý HÀNH.
20. Và con hãy nói đến tiếng “Thầy” với tấm lòng luôn luôn tôn kính, bởi vì, sau tiếng “bố” thì tiếng đó là danh vị cao quý nhất, dịu dàng nhất mà một con người có thể tặng cho một người khác.
ĐỨC LỄ CUNG KÍNH TÔN TRỌNG THẦY GIÁO Ý HÀNH.
IV. Giải trình án: Các con hãy dựa theo đáp án mà giải trình thành một bài luận văn về đạo đức bản thân, gia đình và xã hội. Cuối cùng là phần kết luận để áp dụng đạo đức và đời sống hằng ngày thì mới mong ly dục ly ác pháp; thì mới mong tâm bất động trước ác pháp và các cảm thọ; thì mới mong tâm thanh thản an lạc và vô sự. Nhờ đó các con mới triển khai tri kiến giải thoát của mình. Cuối cùng các con mới biết tri ân người đứng lớp hay người trưởng đoàn dạy rất vất vả và khó khăn muôn vàn mới có được Tăng đoàn như ngày hôm nay. Chúc Tăng đoàn các con đoàn kết và yêu thương nhau để xứng đáng là những người con Phật “BIẾT THƯƠNG YÊU, BIẾT TRI ÂN, BIẾT CUNG KÍNH VÀ TÔN TRỌNG LẪN NHAU”.
(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1)
No comments:
Post a Comment