Saturday, 30 March 2013

Bài 47: CHIẾC MẶT NẠ

Ngày xưa có 1 ông vua rất độc ác , ông ko hiểu được lòng dân cũng như quan quân trong triều.

Trong 1 thời gian dài ông phải đích thân cầm quân đi đánh dẹp những cuộc nổi loạn chống lại mình. Cho đến 1 buổi sáng thức dậy, ông cảm thấy mệt mỏi và nỗi cô đơn xâm chiếm cùng cực tâm hồn. Là 1 bậc đế vương nhưng ông ko thể thấy hạnh phúc, đi đến đâu cũng chỉ có ánh mắt oán hận dõi theo. Ông ao ước có 1 cuộc sống yên bình trong việc trị vì dân chúng như những vị vua khác. Tuyệt vọng nhà vua cho gọi pháp sư của vương quốc đến. Sau khi nghe tâm tư của nhà vua, pháp sư tâu:

- "Thần có thể giúp bệ hạ , nhưng bệ hạ phải chuẩn bị tinh thần làm theo mọi hướng dẫn của thần".

Nhà vua đồng ý. Pháp sư thưa:
- "Xin bệ hạ cho thần ba ngày để chuẩn bị, thần sẽ dân lên bệ hạ 1 món quà!"
Ba ngày trôi qua, đúng như lời giao hẹn, pháp sư dân lên vua 1 chiếc mặt nạ.

Chiếc mặt nạ giống y như khuôn mặt của nhà vua, duy nhất chỉ có 1 sự khác biệt: đường nét trên chiếc mặt nạ lại tươi vui, hoà nhã khác hẳn với khuôn mặt của nhà vua lúc nào cũng nghiêm nghị cau có của ông. Nhà vua tỏ ra ko hài lòng:

- "Ta ko thể đeo chiếc mặt nạ này được. Chiếc mặt nạ này ko phải là khuôn mặt thật của ta, sẽ ko có ai nhận ra ta nữa! Ta sẽ bị chôn vùi và dân chúng sẽ giữ mãi lòng oán hận đối với ta."

Vị pháp sư ôn tồn:
- "Nếu bệ hạ muốn thần giúp bệ hạ phải luôn đeo chiếc mặt nạ này."

Nhà vua miễn cưỡng đồng ý. Đúng như lời vị pháp sư từ khi đeo chiếc mặt nạ với những nét phúc hậu, nhà vua dần nhận được sự yêu mến lẫn kính trọng của triều đình và thần dân. Nhận thấy điều đó nhà vua rất hài lòng và dần cách cai trị của ông cũng có những chuyển biến tích cực. Ông đã quan tâm đời sống của nhân dân, biết lắng nghe nguyện vọng của họ và giảm hẳn việc binh đao. Chẳng bao lâu đất nước trở nên thịnh trị. Nhưng sâu thẳm trong nhà vua cũng có nỗi buồn phiền. Ông cảm thấy mình vẫn chưa được nhìn nhận như chính con người mình.

Ông nghĩ tất cả những điều ông đạt được là nhờ chiếc mặt nạ phép thuật mà thôi! Trước đây ông cũng mong muốn tạo 1 đất nước thanh bình nhưng không tài nào có được! Vương quốc càng an lạc thái bình, dân chúng càng yêu quý tôn thờ nhà vua, nỗi khổ càng xâm chiếm tâm hồn ông. Nhà vua ko thôi dằn vặt và cuối cùng ông quyết định mời vị pháp sư đến và nói:

-" Ta rất cám ơn ngươi đã cho ta sự thay đổi nhờ đó mà cả vương quốc có ngày hôm nay. Nhưng ta cảm thấy ko thể tiếp tục lừa mọi người ....Ta quyết định sẽ ko mang chiếc mặt nạ này nữa."

Nhận thấy những thay đổi tích cực trong tính cách của nhà vua suốt thời gian qua, vị pháp sư đồng ý với quyết định ấy. Nhà vua đứng trước gương, ngại ngùng chờ vị pháp sư từ từ tháo bỏ chiếc mặt nạ ra - chiếc mặt nạ mà từ nó, vương quốc cũng như nội tâm của ông đã có những biến đổi tốt hơn. Có phần lúng túng khi biết rằng giờ đây ông phải mở to mắt ra để nhận lại bộ mặt thật của mình. Nhưng ngạc nhiên thay, nhà vua ko thấy gương mặt cũ của mình mà thay vào đó là 1 khuôn mặt tươi sáng thậm chí còn tươi hơn cả chiếc mặt nạ kia!


-----------------------------------------------------------------------------------------------

ĐẠI Ý: của bài này nói về lòng yêu thương sẽ chuyển hóa được nhân quả.

Bài này được chia làm:  9 đoạn.

Đoạn 1: "Ngày xưa có 1 ông vua rất độc ác , ông ko hiểu được lòng dân cũng như quan quân trong triều. Trong 1 thời gian dài ông phải đích thân cầm quân đi đánh dẹp những cuộc nổi loạn chống lại mình. 

Đoạn này nói về vị vua THIẾU ĐỨC HIẾU SINH THƯƠNG YÊU DÂN Ý HÀNH, THÂN HÀNH.

Đoạn 2: "Cho đến 1 buổi sáng thức dậy, ông cảm thấy mệt mỏi và nỗi cô đơn xâm chiếm cùng cực tâm hồn. Là 1 bậc đế vương nhưng ông ko thể thấy hạnh phúc, đi đến đâu cũng chỉ có ánh mắt oán hận dõi theo.

NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO DO SỐNG THIẾU ĐỨC HIẾU SINH THƯƠNG YÊU DÂN.

Đoạn 3: "Ông ao ước có 1 cuộc sống yên bình trong việc trị vì dân chúng như những vị vua khác.

Đây là ĐỨC HIẾU SINH Ý HÀNH.

Đoạn 4: "Tuyệt vọng nhà vua cho gọi pháp sư của vương quốc đến. Sau khi nghe tâm tư của nhà vua, pháp sư tâu:

- "Thần có thể giúp bệ hạ , nhưng bệ hạ phải chuẩn bị tinh thần làm theo mọi hướng dẫn của thần".

Nhà vua đồng ý. Pháp sư thưa:
- "Xin bệ hạ cho thần ba ngày để chuẩn bị, thần sẽ dân lên bệ hạ 1 món quà!"
Ba ngày trôi qua, đúng như lời giao hẹn, pháp sư dân lên vua 1 chiếc mặt nạ.

Chiếc mặt nạ giống y như khuôn mặt của nhà vua, duy nhất chỉ có 1 sự khác biệt: đường nét trên chiếc mặt nạ lại tươi vui, hoà nhã khác hẳn với khuôn mặt của nhà vua lúc nào cũng nghiêm nghị cau có của ông.
"


ĐỨC MUỐN CHUYỂN ĐỔI NHÂN QUẢ Ý HÀNH.

Đoạn 5: "Nhà vua tỏ ra ko hài lòng:

- "Ta ko thể đeo chiếc mặt nạ này được. Chiếc mặt nạ này ko phải là khuôn mặt thật của ta, sẽ ko có ai nhận ra ta nữa! Ta sẽ bị chôn vùi và dân chúng sẽ giữ mãi lòng oán hận đối với ta."


THIẾU ĐỨC TỰ TIN KHẨU HÀNH.

Đoạn 6: "Vị pháp sư ôn tồn:
- "Nếu bệ hạ muốn thần giúp bệ hạ phải luôn đeo chiếc mặt nạ này."

Nhà vua miễn cưỡng đồng ý. Đúng như lời vị pháp sư từ khi đeo chiếc mặt nạ với những nét phúc hậu, nhà vua dần nhận được sự yêu mến lẫn kính trọng của triều đình và thần dân. Nhận thấy điều đó nhà vua rất hài lòng và dần cách cai trị của ông cũng có những chuyển biến tích cực. Ông đã quan tâm đời sống của nhân dân, biết lắng nghe nguyện vọng của họ và giảm hẳn việc binh đao.
Chẳng bao lâu đất nước trở nên thịnh trị.

ĐỨC HIẾU SINH THƯƠNG YÊU DÂN Ý HÀNH, THÂN HÀNH.

Đoạn 7: "Nhưng sâu thẳm trong nhà vua cũng có nỗi buồn phiền. Ông cảm thấy mình vẫn chưa được nhìn nhận như chính con người mình.

Ông nghĩ tất cả những điều ông đạt được là nhờ chiếc mặt nạ phép thuật mà thôi! Trước đây ông cũng mong muốn tạo 1 đất nước thanh bình nhưng không tài nào có được! Vương quốc càng an lạc thái bình, dân chúng càng yêu quý tôn thờ nhà vua, nỗi khổ càng xâm chiếm tâm hồn ông.
"


THIẾU ĐỨC TỰ TIN SẼ THAY ĐỔI ĐƯỢC ĐẤT NƯỚC.

Đoạn 8:  "Nhà vua ko thôi dằn vặt và cuối cùng ông quyết định mời vị pháp sư đến và nói:

-" Ta rất cám ơn ngươi đã cho ta sự thay đổi nhờ đó mà cả vương quốc có ngày hôm nay. Nhưng ta cảm thấy ko thể tiếp tục lừa mọi người ....Ta quyết định sẽ ko mang chiếc mặt nạ này nữa."


ĐỨC ĐỐI DIỆN HIỆN THỰC KHẨU HÀNH.

Đoạn 9: "Nhận thấy những thay đổi tích cực trong tính cách của nhà vua suốt thời gian qua, vị pháp sư đồng ý với quyết định ấy. Nhà vua đứng trước gương, ngại ngùng chờ vị pháp sư từ từ tháo bỏ chiếc mặt nạ ra - chiếc mặt nạ mà từ nó, vương quốc cũng như nội tâm của ông đã có những biến đổi tốt hơn. Có phần lúng túng khi biết rằng giờ đây ông phải mở to mắt ra để nhận lại bộ mặt thật của mình. Nhưng ngạc nhiên thay, nhà vua ko thấy gương mặt cũ của mình mà thay vào đó là 1 khuôn mặt tươi sáng thậm chí còn tươi hơn cả chiếc mặt nạ kia!"

ĐỨC CHUYÊN HÓA NHÂN QUẢ DO LÒNG YÊU THƯƠNG DÂN.

(Bài này do tác giả blog tự phân tích và chia đoạn) 

(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1) 

Bài 46: THIÊN ĐÀNG VÀ ĐỊA NGỤC


“Có một người đi tham quan Thiên đàng và Địa ngục. Trước tiên anh ta tới Địa ngục. Ở đó anh ta thấy một cảnh tượng lạ lùng: Trước mắt mọi người có rất nhiều món ăn ngon, nhưng không ai ăn được. Cho dù họ ngồi bên bàn rượu, nhưng người nào cũng còn da bọc xương, mặt mày ủ rũ.

Anh lại phát hiện ở cánh tay phải mỗi người buộc một cái đĩa, cánh tay trái buộc một con dao, chuôi dao và đĩa dài độ 4 phân, làm cho họ không thể nào ăn được, vì vậy mà ai cũng bị đói.

Tiếp đó anh ta lại đến Thiên đàng. Cảnh tượng ở đây cũng chẳng có gì khác, chuôi dao và đĩa cũng dài 4 phân, nhưng những cư dân Thiên đàng đều ca hát, nói cười vui vẻ.

Anh ta nghi hoặc nhưng cuối cùng cũng tìm ra được câu trả lời. Đó là ở Địa ngục mọi người đều muốn gắp cho mình ăn, vì thế mà không ai ăn được, còn ở Thiên đàng thì mọi người đều gắp cho người ngồi đối diện với mình và cũng được người ngồi đối diện gắp lại, vì vậy mọi người cùng giúp đỡ lẫn nhau nên ai nấy đều có thể ăn uống rất vui vẻ.”

Đọc câu chuyện này quí vị nghĩ sao về nhân quả? Nếu mọi người hiểu biết về nhân quả thì nên sống vì mọi người, sống vì mọi người thì cuộc sống của chúng ta là Thiên đàng quý vị ạ! Sống vì mọi người rất hạnh phúc, tại sao vậy? Vì mọi người có an vui thì sự an vui của mình mới lâu dài.

Nhìn lại cuộc sống của chúng ta hiện giờ như thế nào? Hầu hết mọi người chỉ biết nói nhân quả nhưng chưa thật sống với nhân quả. Cho nên cuộc sống của loài người trên thế gian là Địa ngục, vì con người chỉ biết sống vì mình, chớ không vì người khác, vì vậy mà sự xung đột và chiến tranh thường xảy ra khắp trên thế giới không nước này thì nước khác. Đó là sống phi nhân quả nên loài người phải chịu mọi khổ đau cũng chính nhân quả mình làm mình chịu.



Do sống trong ác pháp quá nhiều cho nên con người tưởng tượng ra có thế giới thiên đàng và địa ngục. Đâu ai ngờ thiên đàng và địa ngục ở ngay từng suy nghĩ, lời nói và việc làm của chính chúng ta. Nếu như những suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta mang lợi ích, niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, cho người và cho muôn loài vật thì đó chính là thiên đàng. Ngược lại, chính là địa ngục.



(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1) 

Bài 45: MƯỜI MỘT NĂM CÕNG BẠN ĐẾN TRƯỜNG

Đã 11 năm nay hình ảnh 2 cô bé cõng nhau trên lưng rồi trên xe đã làm cho mọi người vô cùng khâm phục. Đó là em Đỗ thị Hường 17 tuổi, hiện đang học lớp 12c4 và em Nguyễn thị Ngân, 19 tuổi, học sinh lớp 12A3 trường PTTH Yên Lạc 2, tỉnh Vĩnh Phúc.
Cái duyên đưa đẩy hai người bạn này đến với nhau từ năm học lớp 2. Vào một buổi tan trường. Hường thấy một cô bạn gái bé nhỏ đang ngồi chờ người nhà đến đón nhưng chờ hoài không thấy, sợ quá cô bạn ấy bật khóc. Hường đã cõng bạn về nhà. Lúc ấy Hường thấy thương bạn quá và chỉ nghĩ giúp bạn một vài lần thôi, không ngờ tình bạn của Hường – đã gắn bó hơn 11 năm nay.
Dù mưa hay nắng suốt 4 năm học ở bậc tiểu học, Hường đã đi bộ đến nhà Ngân rồi cõng bạn đến trường. Đến khi lên cấp 2 thì mẹ Hường sắm cho chiếc xe đạp đi học và Hường đã dùng chiếc xe đạp ấy để cùng bạn đến trường. Có một điều khá lý thú là gia đình em không ai hay biết chuyện này suốt 10 năm qua.
Ông Đỗ văn Quý bố của Hường cho biết: “Chúng tôi đi làm bên xóm bên, nghe bà con nói đứa con gái học lớp 11 nhà Ông thường qua bên này chở một con bé tật nguyền đến trường ấy. Tôi rất ngạc nhiên, về nhà hỏi cháu và bàn bạc với gia đình sửa sang lại chiếc xe cho chắc kẻo chở té con nhà người ta”.
Cứ như thế hai cô gái trở thành đôi bạn cùng tiến trong học tập, bạn tâm tình và như hai chị em trong một gia đình. Từ khi học lớp 9, Hường đã phải ra đồng lao động như đang làm lúa, tra đỗ... Ngân tâm sự: “Điều em quý nhất ở Hường là đức tính cần cù, chịu khó, nhân hậu và tốt bụng, sẵn sàng chia sẻ với mọi người tất cả mọi điều”.
Một tình bạn gắn bó với 11 năm không thể không có lúc mâu thuẫn, giận hờn nhưng khi cùng nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống thì chính những điều ấy đã đem lại cho Hường, Ngân một chân giá trị của tình bạn.
(HỒNG ĐÀO)
NHỮNG CÂU HỎI
Câu hỏi 1: “Hường thấy một cô bạn gái bé nhỏ đang ngồi chờ người nhà đến đón, nhưng chờ hoài không thấy, sợ quá cô bạn ấy bật khóc. Hường đã cõng bạn về nhà”. Đoạn này chỉ rõ có hai đức hiếu sinh. Vậy đức hiếu sinh ý hành ở đọan nào? Đức hiếu sinh thân hành ở đoạn nào?”
Trả lời câu 1: Đạo đức hiếu sinh ý hành ở đoạn: “Hường thấy một cô bạn gái bé nhỏ đang ngồi chờ người nhà đến đón, nhưng chờ hoài không thấy, sợ quá cô bạn ấy bật khóc”. Khi nhìn thấy cảnh cô bạn gái bé nhỏ chờ đợi, sợ, khóc nên ý suy nghĩ rất thương bạn. Ý tư duy suy nghĩ rất thương bạn, đó là đức hiếu sinh ý hành thương người của cháu Hường.
Đạo đức hiếu sinh thân hành ở đoạn này: “Hường đã cõng bạn về nhà”. Hành động cõng bạn là hành động thương người, đó là đạo đức hiếu sinh thân hành thương người tật nguyền của cháu Huờng. Quý học viên học bài này sẽ hiểu rõ đạo đức hiếu sinh ý hành, khẩu hành và thân hành một cách dễ dàng không có khó khăn. Phải không quý vị?
Câu hỏi 2: “Dù mưa hay nắng suốt 4 năm học ở bậc tiểu học, Hường đã đi bộ đến nhà Ngân rồi cõng bạn đến trường” Đoạn này đạo đức hiếu sinh thân hành ở đâu? Đạo đức nhân quả ở đâu?”
Trả lời câu 2: Đạo đức hiếu sinh thân hành là một tình thương hiếm có trên đời này giữa hai cháu bé học sinh thật đáng ca ngợi. Suốt bốn năm trời cõng bạn dù mưa hay nắng vẫn không bỏ nhau, rồi tiếp tục cho đến 11 năm. Tình thương ấy làm cho mọi người xúc động.
Bất cứ chúng ta làm một điều gì giúp người khác không tính hơn thiệt đều xuất phát từ lòng yêu thương yêu đức hiếu sinh. Hai cháu bé này có duyên nhân quả trong tiền kiếp, “chị ngã em nâng, lá lành đùm lá rách”. Vì thế, hiện nay trong tình thương gắn bó suốt 11 năm vẫn giúp nhau vượt khó.
Nhân quả thường tương ưng, nếu một hành động thiện sẽ tương ưng với những người thiện và gặp nhau giúp nhau trong tình thương dù gian khổ không bỏ nhau. Còn nếu một hành động ác như: giết hại, chửi mắng, mạ lị, mạt sát, nói xấu, nói li gián, nói vu khống v.v... sẽ tương ưng gặp những người ác trong hiện kiếp hoặc kiếp sau là những người xa lạ hoặc những người thân trong gia đình như: vợ chồng, con cái, cha mẹ, anh chị em v.v... cãi cọ rầy rà chửi mắng nhau có khi chém giết nhau, nói xấu nhau cũng do từ nhân quả trước mà hiện tại phải trả vay, thiện thì thương nhau, ác thì ghét nhau thù hận.
Cho nên người hiểu luật nhân quả rất sợ những hành động thân làm những điều ác; miệng nói những lời hung dữ, ý gian xảo nói không thật, nói xấu, nói lời li gián chia rẽ; ý suy nghĩ những điều ác, hoặc tính toán hại người bằng mưu này cách kia v.v... Khi hiểu rõ lý nhân quả quý Phật tử hãy cẩn thận khi suy nghĩ, khi nói, khi làm điều gì đều phải cân nhắc suy nghĩ kỹ lưỡng rồi mới làm, mới nói thì nhân quả không tác động làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sinh.
Cho nên muốn ngăn ác diệt ác pháp thì phải tư duy suy nghĩ kỹ lưỡng để thực hiện đức hiếu sinh. Khi đức hiếu sinh tăng trưởng trong lòng thì tất cả ác pháp đều bị diệt sạch. Tất cả ác pháp đều bị diệt sạch thì trong tâm chỉ còn duy nhất là lòng yêu thương. Bởi vậy lòng yêu thương là pháp xả tâm đệ nhất.
Hành động nhân quả đều phóng xuất từ trường. Nhân ác thì phóng xuất từ trường ác; nhân thiện thì phóng xuất từ trường thiện, nhưng từ trường gồm có hai:
1- Từ trường phóng xuất theo duyên nhân quả nghiệp báo hiện tại.
2- Từ trường phóng xuất theo duyên nhân quả nghiệp báo cận tử nghiệp.
Chủ đề của bài học này là dạy về đạo đức nhân bản - nhân quả hiếu sinh hiện tại nghiệp báo. Cho nên học viên phải trả lời ngay chủ đề là phải theo từ trường phóng xuất theo duyên nhân quả nghiệp báo hiện tại mà trả lời là không sai. Còn nếu trả lời theo duyên nhân quả nghiệp báo cận tử nghiệp là sai, là lạc đề .
Học viên trước khi trả lời phải xem lại chủ đề của bài học rồi xác định nhân quả của chủ đề thuộc loại gì? Hiện tại nghiệp báo hay cận tử nghiệp báo. Cho nên bài này học viên nào trả lời theo từ trường phóng xuất duyên nhân quả nghiệp báo cận tử thì không đúng chủ đề. Không đúng chủ đề là trả lời câu hỏi là sai, cần phải hiểu rõ chủ đề của bài rồi mới trả lời.

(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1) 

Bài 44: PHẬT Ở ĐÂU ?

image
Cả nhà tôi đi chùa Hương, bé Ớt nhà tôi 11 tuổi, một trẻ con thành thị điển hình chỉ biết gắn chặt với màn hình vi tính và những điệu nhảy hip-hop hiển nhiên ậm ạch khi vừa phải leo núi vừa chen chúc…
Bé hỏi luôn: “Mẹ ơi mình phải leo núi thế này để làm gì?”. Tôi trả lời không cần suy nghĩ: “Để đi lễ Phật con ạ”. 
Bé lại hỏi: “Phật ở đâu hả mẹ?”. Ngẫm nghĩ một lúc, tôi chọn câu trả lời cho có vẻ gần gũi một chút: “Phật trong tim mình con ạ. Khi con phải lựa chọn giữa hai việc tốt và xấu, mà con dám chọn việc tốt để làm, cho dù khó khăn, thì khi ấy con đã có Phật ở trong mình.” Bé Ớt vẫn không buông tha: “Phật ở trong tim mình rồi thì việc gì mình phải leo lên đây cho khổ hả mẹ?”


Câu hỏi của bé làm tôi suy nghĩ nhiều về hành động đi lễ chùa của mình. Tôi sẽ cầu gì khi chắp tay cúi mình trước tượng Phật? “Con cầu xin cho cả nhà con được khoẻ mạnh, hạnh phúc, ăn gia làm nên, các cháu ngoan, học giỏi, con viết được những tiểu thuyết hay...” – toàn những điều có lợi cho bản thân mình. Tôi nhìn ra những người đang chen chúc cúi đầu lầm rầm khấn vái xung quanh và tự hỏi: họ xin được hoá giải tội lỗi, thăng quan tiến chức, có nhiều tiền của, nhà lầu xe hơi, đi nước ngoài nước trong hay cầu cho kẻ thù khuynh gia bại sản??? 


Tôi lại hỏi mình: mình giảng giải cho con như thế về Phật, nhưng liệu mình có làm được như thế? Tại sao mình đi chùa Hương lễ Phật tới 2 lần? Với thời gian ấy, với chi phí ấy để đi lễ chùa, giá như mình bỏ ra để tặng, để chăm sóc cho một cháu bé mồ côi, cho một người già không nơi nương tựa, thì có hữu ích hơn không, tâm mình sẽ thanh thản, lòng mình thoả mãn hơn không?


Một lần, tôi vào miền Trung, cầy cục tìm vào tận nhà anh Lê Nuôi, người từng một thời là chồng của nghệ sỹ Lê Vân. Anh có một biệt thự tuyệt đẹp ven sông, và ngôi biệt thự này không bao giờ đóng cửa, bất cứ người nào dù quen biết anh hay người lạ, đều có thể vào nhà anh tá túc, ở chơi, thức ăn có trong tủ lạnh, tự nấu, tự ăn, ở rồi đi tự do như nhà mình. Có lẽ vì cái tình hiếm có đó của anh, mà ngôi biệt thự dù không có bảo vệ, dù mở cửa thông thoáng đêm ngày, nhưng không bao giờ mất trộm. 


Trong khuôn viên biệt thự, anh trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật, nhiều đồ lưu niệm đẹp đẽ và giá trị, người nào đến ở, nếu thích có thể lấy đi để giữ làm của riêng, nhưng không được lấy đi bán. Cũng có người đến lấy đi, nhưng lại có người khác mang đến tặng anh những thứ khác, và ngôi biệt thự góc nào ta cũng có thể ngắm say sưa, vì những món đồ,  những điều đẹp đẽ ngự trị... 


Trò chuyện với Lê Nuôi, tôi thấy anh vô cùng bức xúc về chuyện có những nhà thờ, những chùa chiền giờ đây mọc lên trên khắp đất nước chúng ta, xây cao to đẹp đẽ với số tiền lên tới hàng chục tỷ mỗi ngôi chùa, nhưng tối đến thì lại khoá kỹ kín cổng cao tường, kẻ thất cơ lỡ vận không nhà không cửa chẳng vào được cửa Phật để tá túc, phải nằm ghé mái hiên lạnh lẽo bên ngoài! Vô lý lắm thay! Cửa chùa rộng mà lòng người lại hẹp!

Vậy thì Phật có ở chùa hay không?


(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1) 

Bài 43: SỰ HỔ THẸN

Hôm qua 9-10, Hiệp hội Phòng chống doping của Mỹ loan báo nữ VĐV điền kinh nổi tiếng Marion Jones đã trả lại năm chiếc huy chương (3 HCV, 2 HCĐ) mà cô giành được tại Thế vận hội Sydney 2000). Kênh truyền hình CNN của Mỹ đã đưa những hình ảnh tư liệu rất khó quên: Jones reo mừng sung sướng sau khi băng về đích đầu tiên ở đợt chạy chung kết nội dung 100m nữ tại Thế vận hội Sydney và cảnh cô nâng niu năm tấm huy chương trên bục danh dự để các nhà báo chụp hình. Nối tiếp sau hình ảnh này, CNN bình luận: “Đó chỉ là hình ảnh của quá khứ. Năm tấm huy chương nay đã không còn thuộc về Jones…”

Giới trẻ Mỹ từng xem “nữ hoàng tốc độ” Jones là thần tượng. Họ nhìn Jones như một con người biết vượt qua những khó khăn và thử thách khắc nghiệt nhất trong cuộc sống để vươn tới thành công.

Nhưng khi Jones rơi nước mắt thú nhận sử dụng doping, cả nước Mỹ thất vọng ê chề. Từ sự kính trọng, người hâm mộ chuyển cảm xúc qua sự khinh rẻ, tức giận. Không tức giận sao được khi tất cả đã bị Jones – một nhân vật được xem là mẫu mực trong thế giới thể thao – lừa gạt suốt một thời gian dài.

Tuy nhiên, nếu xét ở một góc độ khác, chúng ta cần phải khen ngợi sự dũng cảm của Jones. Nếu “nữ hoàng tốc độ” không dũng cảm thừa nhận những gì mình làm thì câu chuyện sử dụng doping của cô vẫn sẽ là tấm màng bí mật mà có thể vĩnh viễn không ai vén lên được bởi trước khi Jones thú nhận, người ta vẫn chưa tìm đủ bằng chứng kết tội cô.

Trong lịch sử thể thao thế giới đã có rất nhiều vụ tố cáo sử dụng chất kích thích nhưng đều khép lại vì không đủ chứng cứ kết tội. Trường hợp VĐV đua xe đạp nổi tiếng của Mỹ Lance Armstrong – người bảy lần liên tục chiến thắng ở giải xe đạp danh tiếng nhất thế giới Tour de France – là một ví dụ. Anh đã nhiều lần bị tố cáo sử dụng doping, nhưng mãi mãi được xem là huyền thoại thể thao thế giới vì không ai tìm ra chứng cứ thuyết phục kết tội anh. Mới đây nhất, nhà tân vô địch Tour de France người Mỹ Floyd Landis cũng chối bai bải chuyện anh dùng doping cho đến khi bị cấm thi đấu khi người ta tìm đủ chứng cứ kết tội anh.

Khi Jones thừa nhận dùng doping, cô biết mình sẽ đánh mất tất cả. Đó không chỉ là việc mất những tấm huy chương mà còn là danh dự, uy tín và sự nghiệp của một con người được cả thế giới biết đến. Jones cũng biết mình sẽ đối diện với một tương lai đầy khó khăn, đối diện với những ánh mắt kỳ thị và những con người từng đặt niềm tin rất nhiều ở cô. Jones chấp nhận mất tất cả vì như chính cô giải thích: “Đã xấu hổ với những gì tôi làm”.

Sự hổ thẹn của Jones rất đáng trân trọng vì nếu Jones không lên tiếng, thế giới thể thao sẽ có một “huyền thoại” được nhiều người kính trọng đi đến vinh quang bằng những liều doping. Câu chuyện doping của Jones từ phần mở đầu xấu xa lại có một đoạn kết có hậu. Thử hỏi cuộc đời này có bao nhiêu người can đảm thú nhận những bí mật xấu xa của mình để thế giới trở nên đẹp đẽ và công bằng hơn?
( DUY BÌNH-Báo tuổi trẻ số 278/2007 Thứ tư ngày 10-10-2007)

PHÂN ĐOẠN VÀ ĐÁP ÁN

1- Hôm qua 9-10, Hiệp hội Phòng chống doping của Mỹ loan báo nữ VĐV điền kinh nổi tiếng Marion Jones đã trả lại năm chiếc huy chương (3 HCV, 2 HCĐ) mà cô giành được tại Thế vận hội Sydney 2000). ĐỨC THÀNH THẬT THÂN HÀNH.

2- Kênh truyền hình CNN của Mỹ đã đưa những hình ảnh tư liệu rất khó quên: Jones reo mừng sung sướng sau khi băng về đích đầu tiên ở đợt chạy chung kết nội dung 100m nữ tại Thế vận hội Sydney và cảnh cô nâng niu năm tấm huy chương trên bục danh dự để các nhà báo chụp hình. ĐỨC HOAN HỶ KHẨU HÀNH

3- Nối tiếp sau hình ảnh này, CNN bình luận: “Đó chỉ là hình ảnh của quá khứ. Năm tấm huy chương nay đã không còn thuộc về Jones…” CÁC PHÁP ĐỀU VÔ THƯỜNG

4- Giới trẻ Mỹ từng xem “nữ hoàng tốc độ” Jones là thần tượng. Họ nhìn Jones như một con người biết vượt qua những khó khăn và thử thách khắc nghiệt nhất trong cuộc sống để vươn tới thành công. ĐỨC KHEN TẶNG VÀ CA NGỢI KHẨU HÀNH

5- Nhưng khi Jones rơi nước mắt thú nhận sử dụng doping, ĐỨC THÀNH THẬT KHẨU HÀNH

6- Cả nước Mỹ thất vọng ê chề. Từ sự kính trọng, người hâm mộ chuyển cảm xúc qua sự khinh rẻ, tức giận. MẤT ĐỨC TIN TƯỞNG Ý HÀNH

7- Không tức giận sao được khi tất cả đã bị Jones – một nhân vật được xem là mẫu mực trong thế giới thể thao – lừa gạt suốt một thời gian dài. THIẾU ĐỨC THƯƠNG YÊU VÀ THA THỨ Ý HÀNH

8- Tuy nhiên, nếu xét ở một góc độ khác, chúng ta cần phải khen ngợi sự dũng cảm của Jones. Nếu “nữ hoàng tốc độ” không dũng cảm thừa nhận những gì mình làm thì câu chuyện sử dụng doping của cô vẫn sẽ là tấm màng bí mật mà có thể vĩnh viễn không ai vén lên được bởi trước khi Jones thú nhận, người ta vẫn chưa tìm đủ bằng chứng kết tội cô. ĐỨC DŨNG CẢM THÀNH THẬT Ý HÀNH KHẨU HÀNH

9- Trong lịch sử thể thao thế giới đã có rất nhiều vụ tố cáo sử dụng chất kích thích nhưng đều khép lại vì không đủ chứng cứ kết tội. ĐỨC LÀM SÁNG TỎ Ý HÀNH

10- Trường hợp VĐV đua xe đạp nổi tiếng của Mỹ Lance Armstrong – người bảy lần liên tục chiến thắng ở giải xe đạp danh tiếng nhất thế giới Tour de France – là một ví dụ. Anh đã nhiều lần bị tố cáo sử dụng doping, nhưng mãi mãi được xem là huyền thoại thể thao thế giới vì không ai tìm ra chứng cứ thuyết phục kết tội anh. THIẾU ĐỨC THÀNH THẬT Ý HÀNH, KHẨU HÀNH

11- Mới đây nhất, nhà tân vô địch Tour de France người Mỹ Floyd Landis cũng chối bai bải chuyện anh dùng doping cho đến khi bị cấm thi đấu khi người ta tìm đủ chứng cứ kết tội anh. THIẾU ĐỨC THÀNH THẬT KHẨU HÀNH

12- Khi Jones thừa nhận dùng doping, cô biết mình sẽ đánh mất tất cả. Đó không chỉ là việc mất những tấm huy chương mà còn là danh dự, uy tín và sự nghiệp của một con người được cả thế giới biết đến. ĐỨC CAN ĐẢM THÀNH THẬT Ý HÀNH XẢ DANH LỢI VÀ SỰ NGHIỆP

13- Jones cũng biết mình sẽ đối diện với một tương lai đầy khó khăn, đối diện với những ánh mắt kỳ thị và những con người từng đặt niềm tin rất nhiều ở cô. Jones chấp nhận mất tất cả vì như chính cô giải thích: “Đã xấu hổ với những gì tôi làm”. ĐỨC XẤU HỔ VƯỢT QUA TẤT CẢ DANH LỢI VÀ SỰ NGHIỆP

14- Sự hổ thẹn của Jones rất đáng trân trọng vì nếu Jones không lên tiếng, thế giới thể thao sẽ có một “huyền thoại” được nhiều người kính trọng đi đến vinh quang bằng những liều doping. ĐỨC TRÂN TRỌNG THÀNH THẬT KHẨU HÀNH

15- Câu chuyện doping của Jones từ phần mở đầu xấu xa lại có một đoạn kết có hậu. ĐỨC CA NGỢI LÒNG THÀNH THẬT Ý HÀNH

16- Thử hỏi cuộc đời này có bao nhiêu người can đảm thú nhận những bí mật xấu xa của mình để thế giới trở nên đẹp đẽ và công bằng hơn? ĐỨC CAN ĐẢM THÀNH THẬT LÀ MỘT ĐỨC HẠNH TUYỆT VỜI



(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1) 

Bài 42: ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA CUỘC SỐNG

Tôi rất tin vào những phép mầu vì tôi đã chứng kiến rất nhiều điều kỳ diệu.

Còn nhớ một ngày nọ, có một bà lão đã 102 tuổi đến khám tại phòng mạch của tôi. Bà nói: “Phía dưới hàm răng giả của ta bị đau lắm. Ta đã nói với bác sĩ nha khoa riêng của ta rằng ta không sao, nhưng cậu ấy vẫn buộc ta đến gặp con”.

Bà đi cùng người con trai đã 80 tuổi của mình. Thỉnh thoảng ông định nói thêm cho rõ, nhưng bà luôn gạt phắt đi: “Thôi nào con trai”. Bà muốn tự mình nói với tôi.

Tôi phát hiện bà bị một khối u khá lớn trên vòm họng. Kiểm tra sinh thiết tiếp theo càng cũng cố thêm cho chuẩn đoán ấy – đó là một dạng ung thư đặc biệt nghiêm trọng.

Trong lần hẹn tái khám tiếp theo, tôi đã giải thích cho bà nghe rằng vấn đề rất nghiêm trọng. Bà ngồi xuống ghế, khẽ siết chặt bàn tay tôi và nói: “Ta biết con lo lắng cho ta. Nhưng ta vẫn khỏe mà”.

Tôi lại nghĩ khác. Sau rất nhiều nỗ lực của tôi cùng với sự hợp tác rất tốt của bà – vì bà muốn tôi vui – cuối cùng bà cũng đồng ý để tôi chuyển bà đến một bác sĩ chuyên khoa ung thư. Bà đến gặp ông nhưng đúng như tôi dự đoán bà đã từ chối điều trị.

Khoảng sáu tháng sau, bà lại đến phòng khám của tôi.
Tôi hỏi: “Bà thế nào rồi?”. Người con trai của bà vừa định trả lời, lập tức bị bà ngăn lại giống như lần trước.

“Ta khỏe lắm” Bà hỏi tôi: “Khi nào thì con mới bắt đầu điều trị chỗ đau dưới hàm răng giả của ta đây?”.

Tôi ấp úng trả lời bà: “Để con kiểm tra miệng của bà rồi chúng ta sẽ quyết định”. Tôi vẫn nghĩ rằng sẽ chẳng có cách nào cứu vãng được tình hình của bà.

Tôi không thể tin được vào mắt mình. Những khối u ngày nào từng bao phủ gần hết vòm họng của bà nay đã biến mất, chỉ còn một vài đóm đỏ lấm tấm trên vòm họng mà thôi.

Những chuyện lạ như thế này tôi cũng đã được biết qua nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy tận mắt. Tôi ngạc nhiên đến nổi không thốt nên được lời nào.

“Con thấy chưa? Ta đã nói là ta khỏe mà. Bà vừa nói vừa vỗ nhẹ vào bàn tay đang mang găng khử trùng của tôi.
Giờ đây tôi mới thật sự tin bà.

Đó là phép mầu đầu tiên tôi đã tận mắt chứng kiến. Kể từ đó về sau tôi còn chứng kiến nhiều trường hợp kỳ lạ khác nữa, bởi vì càng lúc tôi càng dễ nhận ra chúng. Thật ra đối với tôi phép mầu đơn giản là những sự kiện vẫn thường xãy ra mỗi ngày. Bất cứ khi nào tôi hít vô một hơi thở thật dài và sâu, tôi lại nghĩ tới điều kỳ diệu của cuộc sống. Bản thân mỗi con người đã là một điều kỳ diệu, vì qua họ, ta có thể hiểu rõ bản thân mình và trải lòng ra với mọi người. Ta còn có cơ hội được thể hiện lòng tốt của mình, có cơ hội được cống hiến và nhìn thấy những điều kỳ diệu của nhau.

Kể từ khi chứng kiến điều thần kỳ ấy, tôi dần hiểu ra rằng thời khắc và không gian mà điều kỳ diệu xuất hiện sẽ hoàn toàn do ta quyết định.
- Dane E. Smith (Vượt Lên Số Phận)

BÀI LÀM

I – Đại ý: Bài này nói về sự kỳ diệu của ý chí con người tự quyết định vận mạng của mình.
II – Phân đoạn: Bài này có 4 đoạn.

1- “Tôi rất tin vào những phép mầu vì tôi đã chứng kiến rất nhiều điều kỳ diệu.
Còn nhớ một ngày nọ, có một bà lão đã 102 tuổi đến khám tại phòng mạch của tôi. Bà nói: “Phía dưới hàm răng giả của ta bị đau lắm. Ta đã nói với bác sĩ nha khoa riêng của ta rằng ta không sao, nhưng cậu ấy vẫn buộc ta đến gặp con”.
Bà đi cùng người con trai đã 80 tuổi của mình. Thỉnh thoảng ông định nói thêm cho rõ, nhưng bà luôn gạt phắt đi: “Thôi nào con trai”. Bà muốn tự mình nói với tôi.”

2- “Tôi phát hiện bà bị một khối u khá lớn trên vòm họng. Kiểm tra sinh thiết tiếp theo càng cũng cố thêm cho chuẩn đoán ấy – đó là một dạng ung thư đặc biệt nghiêm trọng”.

3- “Trong lần hẹn tái khám tiếp theo, tôi đã giải thích cho bà nghe rằng vấn đề rất nghiêm trọng. Bà ngồi xuống ghế, khẽ siết chặt bàn tay tôi và nói: “Ta biết con lo lắng cho ta. Nhưng ta vẫn khỏe mà”.
Tôi lại nghĩ khác. Sau rất nhiều nỗ lực của tôi cùng với sự hợp tác rất tốt của bà – vì bà muốn tôi vui – cuối cùng bà cũng đồng ý để tôi chuyển bà đến một bác sĩ chuyên khoa ung thư. Bà đến gặp ông nhưng đúng như tôi dự đoán bà đã từ chối điều trị.
Khoảng sáu tháng sau, bà lại đến phòng khám của tôi.
Tôi hỏi: “Bà thế nào rồi?”. Người con trai của bà vừa định trả lời, lập tức bị bà ngăn lại giống như lần trước.
“Ta khỏe lắm” Bà hỏi tôi: “Khi nào thì con mới bắt đầu điều trị chỗ đau dưới hàm răng giả của ta đây?”.
Tôi ấp úng trả lời bà: “Để con kiểm tra miệng của bà rồi chúng ta sẽ quyết định”. Tôi vẫn nghĩ rằng sẽ chẳng có cách nào cứu vãng được tình hình của bà.
Tôi không thể tin được vào mắt mình. Những khối u ngày nào từng bao phủ gần hết vòm họng của bà nay đã biến mất, chỉ còn một vài đóm đỏ lấm tấm trên vòm họng mà thôi.
Những chuyện lạ như thế này tôi cũng đã được biết qua nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy tận mắt. Tôi ngạc nhiên đến nổi không thốt nên được lời nào.
“Con thấy chưa? Ta đã nói là ta khỏe mà. Bà vừa nói vừa vỗ nhẹ vào bàn tay đang mang găng khử trùng của tôi.
Giờ đây tôi mới thật sự tin bà”.

4- “Đó là phép mầu đầu tiên tôi đã tận mắt chứng kiến. Kể từ đó về sau tôi còn chứng kiến nhiều trường hợp kỳ lạ khác nữa, bởi vì càng lúc tôi càng dễ nhận ra chúng. Thật ra đối với tôi phép mầu đơn giản là những sự kiện vẫn thường xãy ra mỗi ngày. Bất cứ khi nào tôi hít vô một hơi thở thật dài và sâu, tôi lại nghĩ tới điều kỳ diệu của cuộc sống. Bản thân mỗi con người đã là một điều kỳ diệu, vì qua họ, ta có thể hiểu rõ bản thân mình và trải lòng ra với mọi người. Ta còn có cơ hội được thể hiện lòng tốt của mình, có cơ hội được cống hiến và nhìn thấy những điều kỳ diệu của nhau.
Kể từ khi chứng kiến điều thần kỳ ấy, tôi dần hiểu ra rằng thời khắc và không gian mà điều kỳ diệu xuất hiện sẽ hoàn toàn do ta quyết định.”

III – Đáp án: Bài này có 4 đức:

1- ĐỨC TỰ TIN
2- ĐỨC GIÁC NGỘ THÂN VÔ THƯỜNG
3- ĐỨC TỰ TIN TÍN LỰC
4- ĐỨC TỰ TIN Ý THỨC LỰC

IV- Giải trình án:



ĐỨC THỨ NHẤT: ĐỨC TỰ TIN
Có ai tin rằng cơ thể của chúng ta có một sức mạnh đề kháng chống lại các mô bệnh trên thân một cách tuyệt vời không? Có ai tin rằng ý thức của chúng ta có một nội lực đẩy lùi tất cả những bệnh khổ trên thân mà không cần phải uống thuốc thang, đi bác sĩ hay nằm bệnh viện không?



Điều này, phần đông mọi người chưa có ai nghĩ đến và tin tưởng, nhưng với một số người rất ít, họ đã chứng kiến được những điều kỳ diệu của cơ thể cũng như tác giả (bác sĩ) trong bài “Điều kỳ diệu của cuộc sống”


Một bác sĩ đã từng chứng kiến trên lâm sàng bệnh nhân những điều kỳ lạ do cơ thể con người đề kháng chống lại các mô bệnh một cách kỳ diệu như phép mầu: “Tôi rất tin vào những phép mầu vì tôi đã chứng kiến rất nhiều điều kỳ diệu”.


Đúng vậy, cơ thể con người là một bộ máy rất hoàn hảo nhất, nó có đầy đủ nội lực để chống lại bất cứ một loại vi trùng hay vi khuẩn nào tác động xăm chiếm vào bản thân của nó. Nhưng với điều kiện tinh thần người ấy phải dũng mãnh không sợ hãi, gan dạ trước những bệnh nan y, những cơn bệnh đau nhức cực ác khiến cho người ta phải lăng lộn rên la, nhưng lúc ấy với những người có tín lực nơi thân mình có một sức mạnh vĩ đại sẽ đẩy lùi tất cả những bệnh khổ. Với lòng tin ấy tạo nên một ý chí sắt đá quyết liệt ngút ngàn không hề giao động tâm trước những cơn bệnh ngặt ngèo, họ thản nhiên bất động xem thường những bệnh nan y, những cơn đau ác liệt thì cơ thể họ mới có một sức đề kháng mạnh mẽ chống lại những mô bệnh một cách thần kỳ, nhưng ngược lại những người có tinh thần yếu đuối quá sợ hãy, không gan dạ thì bệnh nhẹ trở thành bệnh nặng, bệnh thường trở thành bệnh nan y, bệnh tình không đáng kể trở thành bệnh tình hiểm nghèo. Bởi vì tinh thần yếu đuối, ý chí không gan dạ sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Cho nên từ cơ thể có một sức mạnh vĩ đại thì lại bị yếu kém như cây sậy, chỉ một cơn gió thoảng qua đều bị ngã rạp.


Hình ảnh bà lão 102 tuổi đến bác sĩ nha khoa để trị răng, nhưng bác sĩ nha khoa lại phát hiện và nghi ngờ bà cụ bị bệnh ung thư trong miệng nên khuyên bà đến một bác sĩ khác chuyên xét nghiệm để chuẩn đoán và xác định bệnh cho rõ ràng, nhưng bà cương quyết mạnh mẽ nói: “Ta không sao”. Đó là một lòng tin mạnh mẽ vào cơ thể của mình không bao giờ có bệnh, chỉ là bệnh đau răng thường mà thôi. Chúng ta hãy đọc lại đoạn văn này sẽ thấy bà cụ dũng cảm: “Còn nhớ một ngày nọ, có một bà lão đã 102 tuổi đến khám tại phòng mạch của tôi. Bà nói: “Phía dưới hàm răng giả của ta bị đau lắm. Ta đã nói với bác sĩ nha khoa riêng của ta rằng ta không sao, nhưng cậu ấy vẫn buộc ta đến gặp con”.


Bà đi cùng người con trai đã 80 tuổi của mình. Thỉnh thoảng ông định nói thêm cho rõ, nhưng bà luôn gạt phắt đi: “Thôi nào con trai”. Bà muốn tự mình nói với tôi”. Đúng là một bà cụ gan dạ ý chí dũng cảm không hề sợ hãy những bệnh nan y, chỉ tin chắc vào cơ thể mình không có bệnh, nên quyết liệt từ chối các bác sĩ, không chịu chữa trị. Hành động gan dạ như bà cụ thật là hiếm thấy trên xã hội này. Đó mới chính là tín lực tức là lòng tin bất di bất dịch.


Lòng tin quá mãnh liệt khiến cho bệnh ung thư của bà không phát triển được và bị triệt tiêu thật là tuyệt vời. Lòng tin là một phép mầu nó sẽ giúp chúng ta vượt qua số phận, vượt qua những sự gian nan thử thách của cuộc đời; lòng tin sẽ giúp chúng ta làm nên những việc phi thường; lòng tin sẽ giúp chúng ta làm chủ nhân quả luân hồi; lòng tin là một thần lực mà không có một sức mạnh nào hơn được.


ĐỨC THỨ HAI: ĐỨC GIÁC NGỘ THÂN VÔ THƯỜNG
Cơ thể con người là một khối vừa tinh thần và vật chất do năm uẩn hợp lại tạo thành:
1- Sắc uẩn (Sắc uẩn gồm có đất, nước, gió, lửa tạo thành thân người, sự hoạt động của thân người gồm có mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý)
2- Thọ uẩn (Các cảm nhận khổ hay lạc thuộc về tinh thần và vật chất)
3- Tưởng uẩn (Tưởng uẩn là sự hoạt động trong giấc mộng khi mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý ngưng nghỉ không tiếp xúc sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) nữa.
4- Hành uẩn (Hành uẩn là sự hoạt động của cơ thể về vật chất cũng như về tinh thần)
5- Thức uẩn (Thức uần là phần hiểu biết phi về không gian và thời gian nó thuộc về tuệ Tam Minh)



Như trên đã nói năm uẩn này là cơ thể con người, nhưng nó vô thường từ lúc sinh ra cho đến già chết thường thay đổi liên tục và bệnh tật thường sinh ra trong cơ thể con người, những sự kiện xảy ra như vậy đều là hiện tượng của sự vô thường. Vì thế bác sĩ đã phát hiện trong vòng họng của bà một dạng ung thư đặc biệt: “Tôi phát hiện bà bị một khối u khá lớn trên vòm họng. Kiểm tra sinh thiết tiếp theo càng cũng cố thêm cho chuẩn đoán ấy – đó là một dạng ung thư đặc biệt nghiêm trọng”. Cho nên những bệnh trong thân người đều là do sự vô thường thay đổi của thân, nếu ai đã hiểu sự vô thường thay đổi của thân thì không còn lo lắng và sợ hãy, luôn luôn thản nhiên trước mọi sự vô thường thay đổi của nó. Tuy bà cụ này chưa thông suốt các pháp vô thường nhưng bà vẫn thản nhiên trước sự lo lắng của các bác sĩ về căn bệnh ung thư quái ác của bà. Bà chỉ đặt lòng tin vào cơ thể không đau ốm gì cả, khi đau nhức của bệnh ung thư trong vòng họng, bà chỉ nghĩ là đau răng. Đau răng là thứ bệnh thông thường không đáng kể.


Thân là một pháp cũng như các pháp khác trên thế gian này đều là vô thường, không có pháp nào là thường hằng bất di bất diệt. Vì thế, không có pháp náo là ta, là của ta, là bản ngã của ta, đó là lời xác định của đức Phật từ ngàn xưa đến nay vẫn còn một giá trị tuyệt đối, không ai giám phủ nhận. Vậy mà có một số kinh sách tưởng ngoại đạo dựng lên một vật thường hằng bất biến “BẢN THỂ VẠN HỮU” để chống đối lại thuyết vô thường vô ngã của Phật giáo, thật là mê mờ thiếu hiểu biết. Các pháp vô thường là một sự thật trong cuộc sống của loài người, không ai giám phủ nhận, chỉ có những người chịu ảnh hưởng mù quáng ảo tưởng của người xưa còn lạc hậu mê tín, nên họ mới xây dựng triết thuyết linh hồn thường hằng bất biến rồi bao nhiêu tôn giáo ra đời cũng dựa vào đó chấp nói theo lối mòn dựng lên các cõi Thiên Đàng, Cực Lạc, Niết Bàn v.v…


Sự truyền thừa sai lệch, không đúng sự thật đã ăn sâu vào tư tưởng của loài người, cho nên không thể một ngày, một bữa mà buông bỏ được “LINH HỒN, BẢN THỂ hay các cõi SIÊU HÌNH …”


Người chưa biết sống với “ĐỨC GIÁC NGỘ THÂN VÔ THƯỜNG” thì bao giờ cũng tin có thế giới siêu hình, có linh hồn, có Bản Thể Vạn Hữu v.v… Vì thế gặp tai nạn hay bệnh tật thì họ mất hết lòng tin, ý chí và nghị lực dũng mãnh cũng không còn, do đó bệnh nhẹ cũng trở thành bệnh nặng, bệnh nặng trở thành bệnh nặng hơn. Cho nên làm người chúng ta cần nên giác ngộ thân vô thường, đó là điều quan trọng nhất nó giúp chúng ta luôn luôn sống trong một cuộc sống bình an, yên ổn mà không có một ác pháp nào tác động được vào thân tâm.


ĐỨC THỨ BA: ĐỨC TỰ TIN TÍN LỰC
Tín lực là một lòng tin mạnh mẽ không có một điều gì làm lay chuyển và thay đổi được lòng tin ấy. Lòng tin mạnh mẽ ấy trở thành một sức mạnh vĩ đại, nó quyết định làm điều gì thì làm điều ấy đến tận cùng. Dù gặp bao nhiêu gian lao thử thách, khó khăn vô cùng, nó cũng vượt qua và không bao giờ lui bước. Tín lực làm thay đổi nhân quả của con người khi nó đặt lòng tin ấy đúng đối tượng. Bác sĩ đã khẳng định bà bị ung thư trong vòng họng, nhưng bà vẫn mạnh mẽ bảo: “Ta vẫn khỏe mà”. Dù bác sĩ bảo gì bà vẫn giữ lập trường ta vẫn khỏe mà và luôn luôn từ chối điều trị. Cuối cùng bác sĩ tái khám cứ ngỡ rằng không còn cách nào cứu chửa bệnh của bà nữa, nhưng nào ngờ tự cơ thể của bà đã có phép mầu đẩy lui bệnh ung thư trong vòng họng của bà đã tan biến. Thật là một điều kỳ diệu mà trong nghành y khoa không thể nào xác minh được. Phải không quý vị?



Chúng ta hãy đọc lại đoạn văn này thì sẽ rõ đức tin TÍN LỰC là một phép mầu kỳ diệu mà không có ai ngờ được: ““Trong lần hẹn tái khám tiếp theo, tôi đã giải thích cho bà nghe rằng vấn đề rất nghiêm trọng. Bà ngồi xuống ghế, khẽ siết chặt bàn tay tôi và nói: “Ta biết con lo lắng cho ta. Nhưng ta vẫn khỏe mà”.


Tôi lại nghĩ khác. Sau rất nhiều nỗ lực của tôi cùng với sự hợp tác rất tốt của bà – vì bà muốn tôi vui – cuối cùng bà cũng đồng ý để tôi chuyển bà đến một bác sĩ chuyên khoa ung thư. Bà đến gặp ông nhưng đúng như tôi dự đoán bà đã từ chối điều trị.

Khoảng sáu tháng sau, bà lại đến phòng khám của tôi.
Tôi hỏi: “Bà thế nào rồi?”. Người con trai của bà vừa định trả lời, lập tức bị bà ngăn lại giống như lần trước.


“Ta khỏe lắm” Bà hỏi tôi: “Khi nào thì con mới bắt đầu điều trị chỗ đau dưới hàm răng giả của ta đây?”.
Tôi ấp úng trả lời bà: “Để con kiểm tra miệng của bà rồi chúng ta sẽ quyết định”. Tôi vẫn nghĩ rằng sẽ chẳng có cách nào cứu vãng được tình hình của bà.


Tôi không thể tin được vào mắt mình. Những khối u ngày nào từng bao phủ gần hết vòm họng của bà nay đã biến mất, chỉ còn một vài đóm đỏ lấm tấm trên vòm họng mà thôi.


Những chuyện lạ như thế này tôi cũng đã được biết qua nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy tận mắt. Tôi ngạc nhiên đến nổi không thốt nên được lời nào.


“Con thấy chưa? Ta đã nói là ta khỏe mà. Bà vừa nói vừa vỗ nhẹ vào bàn tay đang mang găng khử trùng của tôi. Giờ đây tôi mới thật sự tin bà”.



Đức tự tin nơi bà cụ đã chuyển được nhân quả nơi thân của bà cụ. Một bệnh ung thư là một loại bệnh mà Đông, Tây y đã bó tay đầu hàng. Nhưng với tinh thần bất khuất của bà cụ đã chiến thắng bệnh ung thư quái ác với câu tác ý: “Ta khỏe mà” Với lòng tin không thay đổi luôn luôn lúc nào cụ cũng nói “Ta khỏe mà” vậy mà bệnh ung thư đã đẩy lùi làm cho vị bác sĩ này phải ngạc nhiên kinh dị.


Đúng là tín lực một lòng tin bất di bất dịch, một lòng tin ta là con người khỏe mạnh thì nó sẽ khỏe mạnh, tin ta đau ốm thì nó sẽ đau ốm. Lòng tin là một sức mạnh vĩ đại. Cho nên đạo Phật có ngũ lực nhưng trong ngũ lực lòng tin là đệ nhất nên gọi nó là TÍN LỰC. Người có lòng tin Phật pháp là phải hiểu rõ Phật pháp là chân lý, là pháp chân thật không hư tưởng, ảo tưởng như các pháp ngoại đạo, vì Phật pháp là một nội lực trong thân tâm của mỗi con người, nên tự lực nó, nó cứu khổ cho thân tâm mình ra khỏi nhà sinh tử luân hồi.


ĐỨC THỨ TƯ: Ý THỨC LỰC
Người ta không ngờ rằng ý thức của con người khi biết tập luyện đúng như lời Phật đã dạy thì sử dụng nó trở thành một năng lực diệu kỳ sai khiến thân tâm theo ý muốn của mình (Dục Như Ý Túc). Khi thân bị bệnh dù bất cứ loại bệnh gì, chỉ cần nhiếp tâm và an trú tâm trong trạng thái bất động thanh thản, an lạc và vô sự. Khi đã ở trong trạng thái đó liền hướng tâm tác ý về căn bệnh thì bệnh gì cũng sẽ triệt tiêu rất hiệu quả. Nếu người ấy có đầy đủ tín lực nữa thì pháp như lý tác ý trở thành một sức mạnh vĩ đại như cọp mọc sừng như rồng thêm cánh thì trên đời này không có việc gì khó khăn mà không làm được. Còn ngược lại tín lực và an trú tâm không đủ thì việc đẩy lui bệnh cũng trơ trơ. Cho nên pháp nhiếp tâm và an trú chỉ là một điểm tựa còn pháp hướng tâm và tín lực là cây đòn bẩy vững chắc, nếu pháp hướng tâm mà không có tín lực thì giống như cây đòn bẩy bằng thứ gỗ xấu tạp nhạp yếu ớt thì bẩy không nổi nhân quả nghiệp báo. Còn ngược lại có tín lực mà không dùng pháp hướng tâm thì cũng giống như chúng ta có cây gỗ tốt mà không biết dùng làm đòn bẩy thì tín lực cũng không làm nên việc gì cả.



Trong bài này chúng ta thấy rất rõ bà cụ vì lòng tin vào thân bà luôn luôn khỏe mạnh, không có bệnh gì xâm chiếm vào thân bà cụ được. Bà tin như vậy nên luôn luôn gặp bác sĩ là chỉ dùng một câu nói: “ Ta khỏe mà”. Ta khỏe mà đã trở thành pháp như lý tác ý. Trở thành pháp như lý tác ý thì vũ trụ này cũng sẽ bẫy được huống là bệnh tật trên thân con người: “Đó là phép mầu đầu tiên tôi đã tận mắt chứng kiến. Kể từ đó về sau tôi còn chứng kiến nhiều trường hợp kỳ lạ khác nữa, bởi vì càng lúc tôi càng dễ nhận ra chúng. Thật ra đối với tôi phép mầu đơn giản là những sự kiện vẫn thường xãy ra mỗi ngày. 

Bất cứ khi nào tôi hít vô một hơi thở thật dài và sâu, tôi lại nghĩ tới điều kỳ diệu của cuộc sống. Bản thân mỗi con người đã là một điều kỳ diệu, vì qua họ, ta có thể hiểu rõ bản thân mình và trải lòng ra với mọi người. Ta còn có cơ hội được thể hiện lòng tốt của mình, có cơ hội được cống hiến và nhìn thấy những điều kỳ diệu của nhau.


Kể từ khi chứng kiến điều thần kỳ ấy, tôi dần hiểu ra rằng thời khắc và không gian mà điều kỳ diệu xuất hiện sẽ hoàn toàn do ta quyết định.”


Đạo Phật dạy chúng ta tu tập từ TÍN LỰC 
trong chánh tín, chứ không phải TÍN LỰC trong mê tín, cho đến pháp NHƯ LÝ TÁC Ý với mục đích là rèn luyện nội lực thân tâm con người để có TỨ THẦN TÚC. Nhờ TỨ THẦN TÚC chúng ta mới làm chủ nhân quả tức là làm chủ bốn sự khổ đau trên thân: SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT và chấm dứt LUÂN HỒI.


Bài học trên đây là một sự nhắc nhở và tạo dựng cho các tu sinh một niềm tin bất diệt vào những pháp mà Phật đã chỉ dạy trong các kinh nguyên thủy để sự quyết tâm của tu sinh ngày một tiến bộ hơn nhiều trong đường làm chủ sinh tử.

(Kỳ sau các tu sinh sẽ làm bài “SỨC MẠNH” một bài học tuyệt vời trong cuộc sống hằng ngày)




(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1) 

BÀI 41: Ý NGHĨA CAO ĐẸP CỦA NGHỀ GIÁO

Cô tên là Thompson. Ngay hôm đầu tiên đứng trước mặt đám học trò lớp năm, cô đã nói dối một điều. Cũng như hầu hết các giáo viên khác, cô nói với đám học trò của mình rằng cô thương yêu hết tất cả như nhau. Sâu trong đáy lòng cô biết điều đó là không thành thật vì ngồi lặng lẽ ngay bàn đầu là một cậu bé trai, tên nó là Teddy Sloddrad và cô thấy khó lòng mà yêu thương được nó.

Cô đã để ý đến Teddy từ năm học trước và nhận thấy cậu bé này dường như không hòa hợp được với bạn bè cùng lớp. Quần áo của nó lúc nào cũng luộm thuộm, bàn tay cáu bẩn và mái tóc thì rối tung như chưa bao giờ được chải, tính tình của nó rất gàn bướng. Cho đến một hôm cô Thompson không chịu nổi nữa, đành phải dánh một dấu chéo cực lớn bằng bút đỏ trên bài làm của nó và ghi điểm 0 trên đó.

Nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải ghi nhận xét về thành tích học tập và tính tình của từng học sinh vào cuối năm. Cô Thompson để hồ sơ của Teddy lại sau cùng. Tuy nhiên, khi xem hồ sơ của nó, cô đã vô cùng ngạc nhiên.

Cô giáo dạy lớp một viết: “Teddy là một học sinh thông minh, tính tình vui vẻ, cháu làm bài cẩn thận và ngoan ngoãn. Nói chung, mọi người đều yêu mến cháu”. Cô giáo lớp hai viết: “Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu mến, nhưng cháu đang gặp khó khăn vì mẹ bệnh nặng, cuộc sống gia đình cháu rất túng thiếu”. Cô giáo lớp 3 viết: “Cái chết của mẹ đã ảnh hưởng nặng nề đến cháu. Cháu cố gắng học nhưng cha cháu thì lại không mấy quan tâm. Nếu không có biện pháp hỗ trợ, cuộc sống gia đình sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của cháu”. Cô giáo dạy lớp 4 của Teddy nhận xét: “Teddy trở nên trầm lặng, ít nói và không quan tâm đến việc học. Cháu không có bạn và đôi khi ngủ gục trong lớp.

Đến lúc đó, cô Thompson mới hiểu ra vấn đề, cô cảm thấy hổ thẹn vì những suy nghĩ của mình trước đây. Lễ giáng sinh năm ấy, học sinh nào cũng mang đến cho cô những món quà gói bằng giấy màu rực rỡ, thắt nơ xinh xắn, chỉ trừ có Teddy. Món quà của nó được gói vụng về bằng một tờ giấy màu nâu dày cộp, loại giấy dùng để gói hàng tạp hóa. Cô Thompson nhẹ nhàn mở gói giấy ra giữa các món quà rực rỡ khác. Một vài học sinh trong lớp bắt đầu cười nhạo Teddy khi thấy một chiếc vòng đeo tay bằng đá giả kim cương, đã bị rơi mất vài hạt cùng với một chai nước hoa chỉ còn lại một phần tư. Nhưng cô nhanh chóng dập tắt tiếng cười đó bằng cách nói với Teddy rằng chiếc vòng đó rất đẹp. Cô đeo nó vào tay và vẩy một ít nước hoa lên áo.

Hôm đó, sau giờ học Teddy nán lại lớp để nói với cô rằng: “Cô ơi! Hôm nay cô có mùi giống hệt mẹ con hồi trước”. Sau khi học sinh ra về hết, cô đã ngồi lại lặng lẽ khóc một mình. Ngày hôm đó cô đã hiểu ra rằng nhiệm vụ của người giáo viên không chỉ là dạy đọc, dạy viết hay dạy làm toán mà là dạy dỗ, uốn nắn chúng trở thành người có ích cho đời.

Từ đó cô ngày càng quan tâm đến Teddy nhiều hơn. Càng được cô khuyến khích nó càng tiếp thu bài học nhanh hơn. Đến cuối năm, Teddy đã trở thành trong những học sinh giỏi nhất lớp. Dù nói với học sinh rằng cô yêu mến tất cả như nhau nhưng rõ ràng Teddy đã trở thành “học trò cưng” của cô tự lúc nào.

Một năm sau, có một lá thư gửi đến nhà cô đó là thư của Teddy, nó nói rằng: “Cô là cô giáo tốt nhất mà nó gặp trong đời. Sáu năm sau cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy báo cho cô biết: “Đã tốt nghiệp trung học đứng thứ ba trong lớp và với nó cô vẫn là cô giáo tốt nhất. Bốn năm sau, cô lại nhận thêm lá thư nữa, Teddy nói rằng: “Dù cuộc đời đôi lúc rất khó khăn, nhưng nó vẫn tiếp tục đi học và sắp tốt nghiệp đại học hạng ưu. Nó cam đoan với cô rằng cô vẫn là cô giáo tốt nhất của nó trong suốt cuộc đời”.

Bốn năm nữa trôi qua và trong lá thư lần này Teddy giải thích rằng nó đã lấy được bằng cử nhân và quyết định học thêm chút nữa. Nó vẫn nói rằng cô là cô giáo tốt nhất và là người yêu mến nhất nhưng chữ ký cuối thư đã dài hơn nhiều – tiến sĩ y khoa Theodore F.Stoddard.

Câu chuyện không dừng lại ở đó. Trong mùa xuân năm ấy, cô Thompson còn nhận thêm một lá thư nữa. Teddy kể với cô rằng nó đã gặp được người con gái nó yêu và sẽ lập gia đình, rằng bố nó đã mất cách đó vài năm nên cô Thompson có vui lòng ngồi vào vị trí cha mẹ chú rể giúp nó không. Lẽ dĩ nhiên, cô Thompson không từ chối cô mang đúng chiếc vòng đá củ kỷ, đã bị rơi mất mấy hạt và xịt chai nước hoa của mẹ Teddy mà nó đã tặng cho cô vào mùa giáng sinh năm xưa để đi dự đám cưới nó.

Chàng tiến sĩ ôm chàm lấy cô giáo yêu dấu và thì thầm vào tai cô: “Cảm ơn cô đã tin tưởng nơi con. Cảm ơn cô đã làm cho con hiểu được khả năng và sức mạnh của mình”.

Nước mắt chảy tràng trên gương mặt, cô Thompson thì thầm vào tai đứa học trò cũ: “Con nói sai rồi Teddy. Chính con mới là người đã dạy cho cô biết rằng cô có thể tạo ra sự khác biệt. Trước khi gặp con, cô thật sự chưa hiểu hết nghĩa cao đẹp của nghề dạy học”.
(Người Thắp Sáng Ước Mơ)

BÀI LÀM


ĐẠI Ý: Bài này nói về Đức Hiếu Sinh của cô giáo Thompson đối với học trị của mình.

1 – “Cô tên là Thompson. Ngay hôm đầu tiên đứng trước mặt đám học trò lớp năm, cô đã nói dối một điều. Cũng như hầu hết các giáo viên khác, cô nói với đám học trò của mình rằng cô thương yêu hết tất cả như nhau. Sâu trong đáy lòng cô biết điều đó là không thành thật vì ngồi lặng lẽ ngay bàn đầu là một cậu bé trai, tên nó là Teddy Sloddrad và cô thấy khó lòng mà yêu thương được nó.”
Đáp án: THIẾU ĐỨC THÀNH THẬT KHẨU HÀNH.

2 – “Cô đã để ý đến Teddy từ năm học trước và nhận thấy cậu bé này dường như không hòa hợp được với bạn bè cùng lớp. Quần áo của nó lúc nào cũng luộm thuộm, bàn tay cáu bẩn và mái tóc thì rối tung như chưa bao giờ được chải, tính tình của nó rất gàn bướng. Cho đến một hôm cô Thompson không chịu nổi nữa, đành phải dánh một dấu chéo cực lớn bằng bút đỏ trên bài làm của nó và ghi điểm 0 trên đó.”
Đáp án: NỔI BẤT HẠNH CỦA BÉ TEDDY (Nhân quả)

3 – “Nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải ghi nhận xét về thành tích học tập và tính tình của từng học sinh vào cuối năm. Cô Thompson để hồ sơ của Teddy lại sau cùng. Tuy nhiên, khi xem hồ sơ của nó, cô đã vô cùng ngạc nhiên.
Cô giáo dạy lớp một viết: “Teddy là một học sinh thông minh, tính tình vui vẻ, cháu làm bài cẩn thận và ngoan ngoản. Nói chung, mọi người đều yêu mến cháu”. Cô giáo lớp hai viết: “Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu mến”.
Đáp án: ĐỨC NHÂN HẬU (“THÔNG MINH SIÊNG NĂNG CẨN THẬN NGOAN HIỀN VUI TÍNH HỌC HÀNH” Ý HÀNH).

4 – “Nhưng cháu đang gặp khó khăn vì mẹ bệnh nặng, cuộc sống gia đình cháu rất túng thiếu”. Cô giáo lớp 3 viết: “Cái chết của mẹ đã ảnh hưởng nặng nề đến cháu. Cháu cố gắng học nhưng cha cháu thì lại không mấy quan tâm. Nếu không có biện pháp hỗ trợ, cuộc sống gia đình sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của cháu”. Cô giáo dạy lớp 4 của Teddy nhận xét: “Teddy trở nên trầm lặng, ít nói và không quan tâm đến việc học. Cháu không có bạn và đôi khi ngủ gục trong lớp.
Đến lúc đó, cô Thompson mới hiểu ra vấn đề, cô cảm thấy hổ thẹn vì những suy nghĩ của mình trước đây. Lễ giáng sinh năm ấy, học sinh nào cũng mang đến cho cô những món quà gói bằng giấy màu rực rỡ, thắt nơ xinh xắn, chỉ trừ có Teddy. Món quà của nó được gói vụng về bằng một tờ giấy màu nâu dày cộp, loại giấy dùng để gói hàng tạp hóa”
Đáp án: NỔI BẤT HẠNH XẢY RA DO NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO TIỀN KIẾP.

5 – “Co Thompson nhẹ nhàn mở gói giấy ra giữa các món quà rực rỡ khác. Một vài học sinh trong lớp bắt đầu cười nhạo Teddy khi thấy một chiếc vòng đeo tay bằng đá giả kim cương, đã bị rơi mất vài hạt cùng với một chai nước hoa chỉ còn lại một phần tư. Nhưng cô nhanh chóng dập tắt tiếng cười đó bằng cách nói với Teddy rằng chiếc vòng đó rất đẹp. Cô đeo nó vào tay và vẩy một ít nước hoa lên áo".
Đáp án: ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH THÂN HÀNH.

6 – “Hôm đó, sau giờ học Teddy nán lại lớp để nói với cô rằng: “Cô ơi! Hôm nay cô có mùi giống hệt mẹ con hồi trước”. Sau khi học sinh ra về hết, cô đã ngồi lại lặng lẽ khóc một mình”.
Đáp án: ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH THÂN HÀNH.

7 – “Ngày hôm đó cô đã hiểu ra rằng nhiệm vụ của người giáo viên không chỉ là dạy đọc, dạy viết hay dạy làm toán mà là dạy dỗ, uốn nắn chúng trở thành người có ích cho đời”.
Đáp án: GIÁO ĐỨC HIẾU SINH Ý HÀNH.

8 – “Từ đó cô ngày càng quan tâm đến Teddy nhiều hơn. Càng được cô khuyến khích nó càng tiếp thu bài học nhanh hơn. Đến cuối năm, Teddy đã trở thành trong những học sinh giỏi nhất lớp. Dù nói với học sinh rằng cô yêu mến tất cả như nhau nhưng rõ ràng Teddy đã trở thành “học trò cưng” của cô tự lúc nào”.
Đáp án: THIẾU ĐỨC HIẾU SINH CÔNG BẰNG KHẨU HÀNH.

9 – “Một năm sau, có một lá thư gửi đến nhà cô đó là thư của Teddy, nó nói rằng: “Cô là cô giáo tốt nhất mà nó gặp trong đời. Sáu năm sau cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy báo cho cô biết: “Đã tốt nghiệp trung học đứng thứ ba trong lớp và với nó cô vẫn là cô giáo tốt nhất. Bốn năm sau, cô lại nhận thêm lá thư nữa, Teddy nói rằng: “Dù cuộc đời đôi lúc rất khó khăn, nhưng nó vẫn tiếp tục đi học và sắp tốt nghiệp đại học hạng ưu. Nó cam đoan với cô rằng cô vẫn là cô giáo tốt nhất của nó trong suốt cuộc đời”.
Bốn năm nữa trôi qua và trong lá thư lần này Teddy giải thích rằng nó đã lấy được bằng cử nhân và quyết định học thêm chút nữa. Nó vẫn nói rằng cô là cô giáo tốt nhất và là người yêu mến nhất nhưng chữ ký cuối thư đã dài hơn nhiều – tiến sĩ y khoa Theodore F.Stoddard”.
Đáp án: ĐỨC HIẾU SINH TRI ƠN Ý HÀNH.

10 – “Câu chuyện không dừng lại ở đó. Trong mùa xuân năm ấy, cô Thompson còn nhận thêm một lá thư nữa. Teddy kể với cô rằng nó đã gặp được người con gái nó yêu và sẽ lập gia đình, rằng bố nó đã mất cách đó vài năm nên cô Thompson có vui lòng ngồi vào vị trí cha mẹ chú rể giúp nó không. Lẽ dĩ nhiên, cô Thompson không từ chối cô mang đúng chiếc vòng đá củ kỷ, đã bị rơi mất mấy hạt và xịt chai nước hoa của mẹ Teddy mà nó đã tặng cho cô vào mùa giáng sinh năm xưa để đi dự đám cưới nó”.
Đáp án: ĐỨC TỪ MẪU HIẾU SINH (Thay thế như cha mẹ)

11 – “Chàng tiến sĩ ôm chàm lấy cô giáo yêu dấu và thì thầm vào tai cô: “Cảm ơn cô đã tin tưởng nơi con. Cảm ơn cô đã làm cho con hiểu được khả năng và sức mạnh của mình”.
Đáp án: ĐỨC TRI ÂN KHẨU HÀNH.

12 – “Nước mắt chảy tràng trên gương mặt, cô Thompson thì thầm vào tai đứa học trò cũ: “Con nói sai rồi Teddy. Chính con mới là người đã dạy cho cô biết rằng cô có thể tạo ra sự khác biệt. Trước khi gặp con, cô thật sự chưa hiểu hết nghĩa cao đẹp của nghề dạy học”.
Đáp án: ĐỨC GIÁC NGỘ NGHỀ DẠY HỌC.

Nghĩa của từ
1- Nhân hậu là người ăn ở có đức hạnh sau trước đầu đủ.
Nhân hậu của Bác Hồ là nhân hậu của Nho Gio chứ không phải nhân hậu của Phật giáo.
2- Bình đẳng khác với công bằng: (Nằm trong bức thư thứ 2)
21 - Bình đẳng là sự sống ngang bằng như nhau
22 Công bằng là sự phán xét đúng đắn không sai, phân minh rõ ràng.
23 - Sáng suốt là tiếng Việt
- Minh mẫn là tiếng Hán
- Giác ngộ là hiểu rõ một điều gì mà từ lâu chưa hiểu
24 - Cô Thompson là tượng trưng cho đức hiếu sinh trong nghành giáo dục, nhưng đối với ngành nghề nào đều áp dụng đức hiếu sinh ấy sẽ tốt cả.
Bài làm ngắn gọn không dài dòng nhưng phải đầy đủ ý nghĩa mới đúng. Thì nên nhắm vào bản thân, gia đình, xã hội.



(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1) 

BÀI 40: NGƯỜI TẠO DỰNG NIỀM TIN

Năm mười bốn tuổi, tôi chẳng làm được trò trống gì, ngoại trừ việc quậy phá nổi tiếng trong trường. Tôi thường bỏ dở giữa chừng các môn học mà chẳng thèm quan tâm đến việc có bị cấm túc, kỷ luật hay bị đuổi học hay không

Tất cả những điều đó hoàn toàn thay đổi khi tôi đươcj học với Thầy Kaplan. Trẻ tuổi đẹp trai Thầy đứng dựa vào tấm bản, áo sơ mi cổ bé, tay đút trong túi quần jeans, như thế chẳng quan tâm đến bát kỳ thứ gì trên đời này. Dưới mái tóc vàng mềm mại, đôi mắt ánh lên màu xanh thép đầy cương nghị của Thầy lại nói lên điều ngược lại. Ông Thầy có dáng vẻ “ngầu đời” này có cái nhìn như muốn nói: “Đừng có mà lộn xộn với tôi đấy!” Hơi thích thú và phần e dè, tôi nghĩ có lé phải đàng hoàng trong lớp học này.

“Chào các em” Thầy lên tiếng và bước dọc theo lối đi giữa hai hàng ghế “toi tên là Kaplan và chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện một chuyến đi dài.”

Có cái gì đó cồn lên trong bụng,tôi tự hỏi không biết mình bị sao nữa và rồi chợt nhận ra đó là cảm giác thích thú. Thầy bước nhanh quay lại bàn làm việc. Tôi mỉm cười hy vọng rằng đây sẽ là một môn học hấp dẫn.

Đột nhiên, Thầy nhảy phắt lên đứng trên bàn.
“Các em nghe đây”, Thầy nói với cả lớp bằng một giọng đầy nhiệt quyết, “tôi không nói về trường học. Đây là việc học tập và niềm vui trong công việc, nếu các em tìm thấy niềm vui trong học tập chắc chắn các em sẽ học tốt”

–“Tôi nói các em đấy”, Thầy tiếp tục nhảy từ trên bàn xuống đất, nhẹ nhàng như một con báo. Và em nữa”, Thầy vừa nói, chỉ vào từng học sinh và lập lại những từ này.

Khi ngón tay của Thầy chỉ đến tôi, tôi chợt thấy tim ngừng lại một nhịp. Xưa nay tôi chưa bao giờ cho rằng học là một niềm vui. Và cũng chưa bao giờ nghĩ rằng tôi có thể học được.

Và rồi một giọng thì thầm, Thầy nói tiếp “lịch sử là một điều bí mật và chúng ta là một
phần trong bí mật đó”.
Lớp học im lặng như tờ, thậm chí có thể nghe được tiếng vỗ cánh của một con ruồi khi nó bay ngang qua.

“Chúng ta sẽ không ngồi đây hôm nay nếu tổ tiên chúng ta không chiến đấu cho niềm tin của họ, cho độc lập của quốc gia. Chắc chắn chúng ta sẽ không phải là con người tự do”, Thầy tuyên bố bằng một giọng nghiêm túc đến mức độ tôi cảm thấy phải có nhiệm vụ phải lắng nghe thầy.

Thầy nắm chặt bàn tay giơ lên trước mặt, giọng rền vang: “Tất cả các em đều có một lịch sử. Chúng ta có trách nhiệm ghi nhớ những gì đã xãy ra và phải rút ra được bài học từ trong lịch sử”.

Tôi phải kiềm chế lắm mới khỏi phải hô to “quá đã”!
“Bây giờ tôi sẽ đưa các em đi cùng tôi trong chuyến du hành dài ngày này. Các em đã sẵng sàng chưa? Nếu có đủ can đảm, hãy đứng dậy và đẩy hết bàn ghế ra hai bên”.

Đó là một lời thách thức. Thầy yêu cầu chúng tôi phải tích cực tham gia vào bài học, không đơn giản ngồi chờ cho hết giờ. Chỉ trong vài phút lớp học đã được dọn trống.
“Được rồi Thầy nói. “Giờ các em hãy nằm xuống đất và nhớ là phải nằm cho thật sát vào nhau”.

Lớp học nãy giờ im lặng, giờ đây vang lên đầy những tiếng cười khúc khích khi chúng tôi loay hoay nằm xuống bên nhau trên nền nhà. Tay đứa này đụng vào đứa kia, thậm chí có đứa còn đụng đầu nhau côm cốp, nhưng rồi cuối cùng cũng nằm thành một đám hỗn độn trên sàn nhà.

Thầy xoa cằm nhìn chúng tôi, như thể đang ngắm nhìn tác phẩm điêu khắc mới nhất của mình rồi nói: “tốt lắm, các em hãy nhích sát vào nhau chút nữa”.

Chúng tôi lại vừa rúc rích cười vừa nhích sát vào nhau hơn. Mặt dù khá thích thú, nhưng rồi chúng tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu vì chật chội và nóng bức, mồi hôi bắt đầu tuôn chảy trên người và không khí có vẻ ngột ngạt hơn khi cả đám chen chúc sát vào nhau trên sàn nhà.

“Tốt”, Thầy vừa nói vừa đi quanh chúng tôi. “bây giờ các em hãy tưởng tượng rằng mình đang bị xích vào nhau trong một căn phòng mà hầu như không thể đứng lên được, với một khuôn cửa sổ nhỏ bé tí xíu. Nhiệt độ nóng bức và không khí ngột ngạt đến nổi không thể thở được. Hãy tưởng tượng các em chỉ được cho ăn những thứ chỉ để dùng nuôi xúc vật vào cuối mỗi ngày nếu lúc đó chưa bị chết vì nóng, vì mùi hôi thúi và sự đánh đạp dã man. Hãy tưởng tượng rằng các em phải ngủ chồng lên nhau trên nền đất cứng, tệ hơn rất nhiều với những gì mà các em đang phải chịu đựng”.

“Hãy tưởng tượng về cơn ác mộng đó”, Thầy nói tiếp, đôi mắt ánh lên những tia căm phẫn.
Và Thầy nói bằng giọng nói của một người như đang hấp hối: “Đó là tình cảnh của những người Phi Châu bị chở dưới hầm tàu sang Mỹ. Để rồi khi đến nơi, họ bị đem bán giữa chợ như một bầy súc vật , và phải sẽ làm việc cho đến kiệt sức, chết đi trên các đồn điền. Các em đang diễn lại trong lớp này. Được rồi, các em đứng lên đi – đây là màn khởi đầu cho cơn ác mộng nô lệ triền miên trong lịch sử.”

Tôi chợt hiểu ra: Thầy Kaplan đang giảng cho chúng tôi bài học về lịch sử – Bằng cách của riêng Thầy. Không phải bằng những cuốn sách dày cộp với câu chữ khô khan lạnh lùng, không phải bằng những lời rao giảng triền miên, sáo rỗng. Thầy đã thổi hồn vào bài học này làm cho nó trở nên sinh động và dẽ tiếp thu. Chúng tôi đã cùng Thầy bước vào cuộc hành trình tìm về cội nguồn lịch sử bằng một chuyến đi vô cùng hấp dẫn. Và đó chỉ là ngày đầu tiên.

Cứ như vậy hết ngày này sang ngày khác, tuần này sang tuần khác chúng tôi đã tìm ra đủ mọi cách để tái hiện lịch sử – khi thì biến bàn ghế thành con tàu Nina, Pinta và Santa Maria để cùng Christophe Columbus băng qua những cơn sóng dữ tìm đến Châu Mỹ, khi thì cả lớp chia thành hai đạo quân Nam – Bắc để đánh nhau trong cuộc nội chiến bằng những khẩu súng giấy do chúng tôi tự chế tạo. Một hôm khác, chúng tôi hóa trang thành những nghị sĩ để soạn thảo và ký tên vào bản tuyên ngôn độc lập và tôi hãnh diện khi được đóng vai John Adams.

Tôi đã học được rất nhiều điều trong môn của Thầy. Chúng tôi cũng phải đọc được một số sách và làm bài kiểm tra, nhưng vì tôi quá thích thú môn học này nên đã cố gắng làm tốt những việc mà trước đây tôi không hề làm. Tôi luôn trong chờ để được học môn này, không phải vì Thầy Kaplan trẻ tuổi, đẹp trai và “rất ngầu đời” mà vì Thầy thật sự là một giáo viên xuất sắc, biết tạo sự say mê học tập cho học sinh của mình. Tôi tôn trọng những lời dạy của Thầy và khi Thầy nói rằng mọi môn học đều quan trọng trong hành trình của cuộc sống, tôi đã cố gắng đi học đầy đủ các môn học khác và mỗi ngày tôi đều háo hức chờ đến giờ đi học.

Khỏi phải nói bạn cũng biết cha mẹ tôi mừng đến mức độ nào. Họ tự hỏi không biết ông Thầy giáo đó có ma lực gì mà khiến cho một đứa con gái ương ngạnh như tôi trở thành một học sinh gương mẫu. Tất cả phụ huynh học sinh và đồng nghiệp trong trường đều yêu mến Thầy Kaplan. Đặt biệt là tôi.

Do đó khi có tin đồn Thầy bị nhà trường sa thải đã không ai tin. Thầy Kaplan là giáo viên giỏi nhất ở trường chúng tôi. Tại sao người ta lại sa thải một giáo viên chỉ vì đã làm cho một môn lịch sử trở thành một môn học vô cùng sống động và dễ nhớ đối với học sinh, một giáo viên đã làm cho học sinh ngày càng say mê học tập hơn?

Tôi càng thất vọng hơn khi biết tin đồn này là có thật. Thầy Kaplan bị sa thải do đã không chịu đi theo lối mòn cứng nhắc. Điều quan trọng đối với hội đồng nhà trường không phải là chất lượng giảng dạy và phương pháp của Thầy không mang tính chính thống nên không được chấp nhận.

Là một người luôn lạc quan, Thầy Kaplan chấp nhận việc này một cách rất bình tĩnh. Thầy khuyên chúng tôi phải “chấp nhận thay đổi”, vì theo Thầy người nào không biết chấp nhận sẽ làm tổn thương đến người khác cũng như đến chính mình. dù những lời Thầy nói là đúng, nhưng chúng tôi cũng không can tâm ngồi nhìn Thầy ra đi, suy cho cùng chính Thầy cũng đã dạy rằng tổ tiên chúng tôi biết chiến đấu để giữ vững niềm tin của mình. Do đó, chúng tôi đã bàn định kế hoạch biểu tình vào ngày Thầy Kaplan ra đi. Những người tham gia đều phải hứa giữ bí mật nhưng rồi tin tức cũng lộ ra và Thầy hiệu trưởng cũng thông báo trên loa phóng thanh rằng học sinh nào tham gia vào cuộc biểu tình sẽ bị đuổi học.

Cuối cùng thì ngày đó cũng đến, khi chuông báo hết giờ vang lên, đám học sinh chúng tôi khoác tay nhau bước ra cổng trường và tập hợp thành hàng ở đó, học sinh các lớp dưới cũng tham gia. Thoáng chốc ngôi trường gần như không còn bóng một học sinh nào. Thầy Kaplan đã truyền cho chúng tôi lòng dũng cảm chấp nhận mọi việc để chiến đấu cho niềm tin của mình. Bất chấp những lời đe dọa chúng tôi đồng thanh hô vang: “Không được để Thầy Kaplan ra đi! Hãy giữ Thầy ở lại”.

Các bậc phụ huynh sau đó cũng kéo đến và thay vì la mắng con, họ đã cùng nắm tay nhau, tạo thành một hàng rào bao xung quanh và cùng hô vang theo chúng tôi. Thầy Kaplan xuất hiện ở cửa sổ nước mắt tuôn trào trên gương mặt, Thầy vẫy tay chào chúng tôi và nói cám ơn các em rồi bước khuất vào bên trong.

Bất chấp những nổ lực của chúng tôi Thầy Kaplan vẫn bị sa thải. Nhưng nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh và giới báo chí nên không học sinh nào trong trường bị đuổi học.

Thầy đến dạy trong một trường tư ở một tiểu ban khác, những trường học loại này ngày nay rất nổi tiếng. Khi nghe nói về một ngôi trường nào như thế. Tôi nghĩ ngay đến Thầy Kaplan. Và tôi vô cùng biết ơn người Thầy phi thường, tận tụy đã chấp nhận rủi ro sử dụng mọi kiến thức, sự sáng tạo và tính hài hước để mang đến cho những học sinh vốn thờ ơ với việc học như tôi món quà quý nhất của đời học sinh: niềm vui thích và say mê trong học tập
Người Thắp Sáng Ước Mơ – Kỳ Thư Tổng Hợp & Biên Dịch

BÀI LÀM

Đại ý bài “Người Tạo Dựng Niềm Tin” Nói về đức tùy thuận chấp nhận mọi sự thay đổi của Thầy giáo Kaplan đ thực hiện”.
Các con muốn phân đoạn thì phải gạch đít những từ quan trọng trong bài, khi gạch đít xong chúng ta xem những từ nào chỉ cho đức hạnh gì hay thiếu đức hạnh gì? Như trong bài này các con nên gạch đít những từ sau đây: quậy phá nổi tiếng, thường bỏ dở giữa chừng các môn học, có bị cấm túc, kỷ luật hay bị đuổi học. Thì chúng ta biết ngay người học sinh lười biếng không chăm học hành, vì thế phân đoạn này là đoạn.

1 – “Năm mười bốn tuổi, tôi chẳng làm được trò trống gì, ngoại trừ việc quậy phá nổi tiếng trong trường. Tôi thường bỏ dở giữa chừng các môn học mà chẳng thèm quan tâm đến việc có bị cấm túc, kỷ luật hay bị đuổi học hay không”.
Đáp án: THIẾU ĐỨC HIẾU HỌC Ý HÀNH.

2 – “Tất cả những điều đó hoàn toàn thay đổi khi tôi đươcj học với Thầy Kaplan. Trẻ tuổi đẹp trai Thầy đứng dựa vào tấm bản, aops sơ mi cổ bé, tay đút trong túi quần jeans, như thế chẳng quan tâm đến bát kỳ thứ gì trên đời này. Dưới mái tóc vàng mềm mại, đôi mắt ánh lên màu xanh thép đầy cương nghị của Thầy lại nói lên điều ngược lại. Ông Thầy có dáng vẻ “ngầu đời” này có cái nhìn như muốn nói: “Đừng có mà lộn xộn với tôi đấy!”.
Đáp án: ĐỨC NGHIÊM NGHỊ THÂN HÀNH Ý HÀNH.

3 – “Hơi thích thú và phần e dè, tôi nghĩ có lé phải đàng hoàng trong lớp học này.
“Chào các em” Thầy lên tiếng và bước dọc theo lối đi giữa hai hàng ghế “toi tên là Kaplan và chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện một chuyến đi dài.”
Có cái gì đó cồn lên trong bụng,tôi tự hỏi không biết mình bị sao nữa và rồi chợt nhận ra đó là cảm giác thích thú. Thầy bước nhanh quay lại bàn làm việc. Tôi mỉm cười hy vọng rằng đây sẽ là một môn học hấp dẫn.
Đột nhiên, Thầy nhảy phắt lên đứng trên bàn.
“Các em nghe đây”, Thầy nói với cả lớp bằng một giọng đầy nhiệt quyết, “tôi không nói về trường học. Đây là việc học tập và niềm vui trong công việc, nếu các em tìm thấy niềm vui trong học tập chắc chắn các em sẽ học tốt”.
Đáp án: ĐỨC KHUYẾN HỌC KHẨU HÀNH

4 –“Tôi nói các em đấy”, Thầy tiếp tục nhảy từ trên bàn xuống đất, nhẹ nhàng như một con báo. Và em nữa”, Thầy vừa nói, chỉ vào từng học sinh và lập lại những từ này.
Khi ngón tay của Thầy chỉ đến tôi, tôi chợt thấy tim ngừng lại một nhịp. Xưa nay tôi chưa bao giờ cho rằng học là một niềm vui. Và cũng chưa bao giờ nghĩ rằng tôi có thể học được.
Và rồi một giọng thì thầm, Thầy nói tiếp “lịch sử là một điều bí mật và chúng ta là một phần trong bí mật đó”.
Lớp học im lặng như tờ, thậm chí có thể nghe được tiếng vỗ cánh của một con ruồi khi nó bay ngang qua.
“Chúng ta sẽ không ngồi đây hôm nay nếu tổ tiên chúng ta không chiến đấu cho niềm tin của họ, cho độc lập của quốc gia. Chắc chắn chúng ta sẽ không phải là con người tự do”, Thầy tuyên bố bằng một giọng nghiêm túc đến mức độ tôi cảm thấy phải có nhiệm vụ phải lắng nghe thầy.
Thầy nắm chặt bàn tay giơ lên trước mặt, giọng rền vang: “Tất cả các em đều có một lịch sử. Chúng ta có trách nhiệm ghi nhớ những gì đã xãy ra và phải rút ra được bài học từ trong lịch sử”.
Tôi phải kiềm chế lắm mới khỏi phải hô to “quá đã”!
Đáp án: ĐỨC BIẾT ƠN TỔ QUỐC KHẨU HÀNH.

5 – “Bây giờ tôi sẽ đưa các em đi cùng tôi trong chuyến du hành dài ngày này. Các em đã sẵng sàng chưa? Nếu có đủ can đảm, hãy đứng dậy và đẩy hết bàn ghế ra hai bên”.
Đó là một lời thách thức. Thầy yêu cầu chúng tôi phải tích cực tham gia vào bài học, không đơn giản ngồi chờ cho hết giờ. Chỉ trong vài phút lớp học đã được dọn trống.
“Được rồi Thầy nói. “Giờ các em hãy nằm xuống đất và nhớ là phải nằm cho thật sát vào nhau”.
Lớp học nãy giờ im lặng, giờ đây vang lên đầy những tiếng cười khúc khích khi chúng tôi loay hoay nằm xuống bên nhau trên nền nhà. Tay đứa này đụng vào đứa kia, thậm chí có đứa còn đụng đầu nhau côm cốp, nhưng rồi cuối cùng cũng nằm thành một đám hỗn độn trên sàn nhà.
Thầy xoa cằm nhìn chúng tôi, như thể đang ngắm nhìn tác phẩm điêu khắc mới nhất của mình rồi nói: “tốt lắm, các em hãy nhích sát vào nhau chút nữa”.
Chúng tôi lại vừa rúc rích cười vừa nhích sát vào nhau hơn. Mặt dù khá thích thú, nhưng rồi chúng tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu vì chật chội và nóng bức, mồi hôi bắt đầu tuôn chảy trên người và không khí có vẻ ngột ngạt hơn khi cả đám chen chúc sát vào nhau trên sàn nhà.
“Tốt”, Thầy vừa nói vừa đi quanh chúng tôi. “bây giờ các em hãy tưởng tượng rằng mình đang bị xích vào nhau trong một căn phòng mà hầu như không thể đứng lên được, với một khuôn cửa sổ nhỏ bé tí xíu. Nhiệt độ nóng bức và không khí ngột ngạt đến nổi không thể thở được. Hãy tưởng tượng các em chỉ được cho ăn những thứ chỉ để dùng nuôi xúc vật vào cuối mỗi ngày nếu lúc đó chưa bị chết vì nóng, vì mùi hôi thúi và sự đánh đạp dã man. Hãy tưởng tượng rằng các em phải ngủ chồng lên nhau trên nền đất cứng, tệ hơn rất nhiều với những gì mà các em đang phải chịu đựng”.
“Hãy tưởng tượng về cơn ác mộng đó”, Thầy nói tiếp, đôi mắt ánh lên những tia căm phẫn.
Và Thầy nói bằng giọng nói của một người như đang hấp hối: “Đó là tình cảnh của những người Phi Châu bị chở dưới hầm tàu sang Mỹ. Để rồi khi đến nơi, họ bị đem bán giữa chợ như một bầy súc vật , và phải sẽ làm việc cho đến kiệt sức, chết đi trên các đồn điền. Các em đang diễn lại trong lớp này. Được rồi, các em đứng lên đi – đây là màn khởi đầu cho cơn ác mộng nô lệ triền miên trong lịch sử.”
Đáp án: MỘT BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC YÊU NƯỚC SỐNG ĐỘNG THÂN HÀNH KHẨU HÀNH

6 – “Tôi chợt hiểu ra: Thầy Kaplan đang giảng cho chúng tôi bài học về lịch sử – Bằng cách của riêng Thầy. Không phải bằng những cuốn sách dày cộp với câu chữ khô khan lạnh lùng, không phải bằng những lời rao giảng triền miên, sáo rỗng. Thầy đã thổi hồn vào bài học này làm cho nó trở nên sinh động và dẽ tiếp thu. Chúng tôi đã cùng Thầy bước vào cuộc hành trình tìm về cội nguồn lịch sử bằng một chuyến đi vô cùng hấp dẫn. Và đó chỉ là ngày đầu tiên.
Cứ như vậy hết ngày này sang ngày khác, tuần này sang tuần khác chúng tôi đã tìm ra đủ mọi cách để tái hiện lịch sử – khi thì biến bàn ghế thành con tàu Nina, Pinta và Santa Maria để cùng Christophe Columbus băng qua những cơn sóng dữ tìm đến Châu Mỹ, khi thì cả lớp chia thành hai đạo quân Nam – Bắc để đánh nhau trong cuộc nội chiến bằng những khẩu súng giấy do chúng tôi tự chế tạo. Một hôm khác, chúng tôi hóa trang thành những nghị sĩ để soạn thảo và ký tên vào bản tuyên ngôn độc lập và tôi hãnh diện khi được đóng vai John Adams”.
Đáp án: ĐỨC TRUYỀN ĐẠT BÀI HỌC VÀO CUỘC SỐNG

7 – “Tôi đã học được rất nhiều điều trong môn của Thầy. Chúng tôi cũng phải đọc được một số sách và làm bài kiểm tra, nhưng vì tôi quá thích thú môn học này nên đã cố gắng làm tốt những việc mà trước đây tôi không hề làm. Tôi luôn trong chờ để được học môn này, không phải vì Thầy Kaplan trẻ tuổi, đẹp trai và “rất ngầu đời” mà vì Thầy thật sự là một giáo viên xuất sắc, biết tạo sự say mê học tập cho học sinh của mình. Tôi tôn trọng những lời dạy của Thầy và khi Thầy nói rằng mọi môn học đều quan trọng trong hành trình của cuộc sống, tôi đã cố gắng đi học đầy đủ các môn học khác và mỗi ngày tôi đều háo hức chờ đến giờ đi học.
Khỏi phải nói bạn cũng biết cha mẹ tôi mừng đến mức độ nào. Họ tự hỏi không biết ông Thầy giáo đó có ma lực gì mà khiến cho một đứa con gái ương ngạnh như tôi trở thành một học sinh gương mẫu. Tất cả phụ huynh học sinh và đồng nghiệp trong trường đều yêu mến Thầy Kaplan. Đặt biệt là tôi.”
Đáp án: ĐỨC CHĂM HỌC Ý HÀNH THÂN HÀNH

8 – “Do đó khi có tin đồn Thầy bị nhà trường sa thải đã không ai tin. Thầy Kaplan là giáo viên giỏi nhất ở trường chúng tôi. Tại sao người ta lại sa thải một giáo viên chỉ vì đã làm cho một môn lịch sử trở thành một môn học vô cùng sống động và dễ nhớ đối với học sinh, một giáo viên đã làm cho học sinh ngày càng say mê học tập hơn?
Tôi càng thất vọng hơn khi biết tin đồn này là có thật. Thầy Kaplan bị sa thải do đã không chịu đi theo lối mòn cứng nhắc. Điều quan trọng đối với hội đồng nhà trường không phải là chất lượng giảng dạy và phương pháp của Thầy không mang tính chính thống nên không được chấp nhận.”
Đáp án: THIẾU ĐỨC SÁNG TẠO TRUYỀN ĐẠT BÀI HỌC SỐNG ĐỘNG

9 – “Là một người luôn lạc quan, Thầy Kaplan chấp nhận việc này một cách rất bình tĩnh. Thầy khuyên chúng tôi phải “chấp nhận thay đổi”, vì theo Thầy người nào không biết chấp nhận sẽ làm tổn thương đến người khác cũng như đến chính mình”,
Đáp án: ĐỨC CHẤP NHẬN TÙY THUẬN KHẨU HÀNH

10 – “Dù những lời Thầy nói là đúng, nhưng chúng tôi cũng không can tâm ngồi nhìn Thầy ra đi, suy cho cùng chính Thầy cũng đã dạy rằng tổ tiên chúng tôi biết chiến đấu để giữ vững niềm tin của mình. Do đó, chúng tôi đã bàn định kế hoạch biểu tình vào ngày Thầy Kaplan ra đi. Những người tham gia đều phải hứa giữ bí mật nhưng rồi tin tức cũng lộ ra và Thầy hiệu trưởng cũng thông báo trên loa phóng thanh rằng học sinh nào tham gia vào cuộc biểu tình sẽ bị đuổi học.
Cuối cùng thì ngày đó cũng đến, khi chuông báo hết giờ vang lên, đám học sinh chúng tôi khoác tay nhau bước ra cổng trường và tập hợp thành hàng ở đó, học sinh các lớp dưới cũng tham gia. Thoáng chốc ngôi trường gần như không còn bóng một học sinh nào. Thầy Kaplan đã truyền cho chúng tôi lòng dũng cảm chấp nhận mọi việc để chiến đấu cho niềm tin của mình. Bất chấp những lời đe dọa chúng tôi đồng thanh hô vang: “Không được để Thầy Kaplan ra đi! Hãy giữ Thầy ở lại”.
Các bậc phụ huynh sau đó cũng kéo đến và thay vì la mắng con, họ đã cùng nắm tay nhau, tạo thành một hàng rào bao xung quanh và cùng hô vang theo chúng tôi. Thầy Kaplan xuất hiện ở cửa sổ nước mắt tuôn trào trên gương mặt, Thầy vẫy tay chào chúng tôi và nói cám ơn các em rồi bước khuất vào bên trong.
Bất chấp những nổ lực của chúng tôi Thầy Kaplan vẫn bị sa thải. Nhưng nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh và giới báo chí nên không học sinh nào trong trường bị đuổi học.”
Đáp án: ĐỨC DŨNG CẢM THÂN HÀNH KHẨU HÀNH

11 – “Thầy đến dạy trong một trường tư ở một tiểu ban khác, những trường học loại này ngày nay rất nổi tiếng. Khi nghe nói về một ngôi trường nào như thế. Tôi nghĩ ngay đến Thầy Kaplan. Và tôi vô cùng biết ơn người Thầy phi thường, tận tụy đã chấp nhận rủi ro sử dụng mọi kiến thức, sự sáng tạo và tính hài hước để mang đến cho những học sinh vốn thờ ơ với việc học như tôi món quà quý nhất của đời học sinh: niềm vui thích và say mê trong học tập”.
Đáp án: ĐỨC BIẾT ƠN Ý HÀNH



(Mời các bạn đọc tiếp nhiều bài đạo đức rèn nhân cách khác trong sách - Đức Hiếu Sinh tập 1)