Wednesday, 3 April 2013

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 2





Là mưu sinh bằng những nghề lương thiện, bằng những hành động lương thiện và bằng lời nói lương thiện. Tính chất của đạo đức nghề nghiệp đều dựa trên cơ sở đạo đức theo 3 tiêu chuẩn: không làm khổ mình, khổ người và khổ các loài vật khác.
Người càng có thâm niên, chức vụ cao thì càng phải là gương sáng cho tất cả mọi người khác, do vậy đạo đức nghề nghiệp là rất cần thiết.



Những nghề lương thiện là những nghề gì?

  1. Không buôn bán người.
  2. Không săn bắt thú.
  3. Không làm nghề chài lưới.
  4. Không buôn bán thịt sống giết mổ, làm thịt các loài vật.
  5. Không buôn bán thịt chín như nấu nướng thịt hay món ăn có sự đau khổ của các loài vật  cho người khác ăn.
  6. Không nên dạy người khác nấu món thịt sống, thịt chín.
  7. Không buôn bán rượu, bia, thuốc lá và các chất gây nghiện kích thích, không bán các loại rượu ngâm các loài động vật như rắn, tắt kè,...
  8. Không nên nuôi bán các loài vật như dê, bò, heo, gà, vịt, trâu, cá, tôm, cua, ốc, rùa, lươn, cá sấu, ba ba, gấu, dế, chim,…
  9. Không nên làm nghề nhà giáo dạy nuôi kinh doanh các loài vật.
  10. Không nên sản xuất và bán vũ khí.
  11. Không nên sản xuất các chi tiết, phụ tùng cho việc sản xuất vũ khí, bẫy săn, cần câu, lưỡi câu, lưới cá, đóng thuyền bắt cá…
  12. Không sản xuất hàng hóa kém chất lượng hoặc hóa chất độc hại như có chất chì, chất emily trong sửa, gạo giả bằng nhựa,…
  13. Không in lậu băng đĩa có bản quyền, bẻ khóa các chương trình software.
  14. Không tổ chức kinh doanh các khu vui chơi giải trí có hồ câu cá, tôm,…
  15. Không kinh doanh các nhà hàng, karaoke, bia ôm, café đèn mờ, massage, nhà trọ, khách sạn có những dịch vụ đồi trụy không trong sáng.
  16. Không tổ chức cờ bạc, cá độ, chơi hụi, chơi đề,…
  17. Không thành lập các tôn giáo mê tín, tuyên truyền những thông tin siêu hình, ma quỷ, v.v…
  18. Không thành lập những tổ chức phá hoại đất nước, gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo,…
  19. V.v…



Những hành động lương thiện:

  1. Luôn có hành động cung kính và tôn trọng tất cả mọi người. 
  2. Luôn vui vẻ và thân thiện.
  3. Không mưu sinh bằng những hành động giết người, cướp của, trộm cắp, dựt đồ, đâm thuê chém mướn, tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ, …
  4. Không cân non bán thiếu.
  5. Không hợp tác với tội ác, không vì lòng tham mà che chở cho tội ác.
  6. Không gian trá, ăn chặn việc làm ăn của ông chủ mình. Không lấy khách hàng của ông chủ hoặc của người khác. Phải bình đẳng cạnh tranh với thực tài của mình.
  7. Không bốc lột sức lao động của người và các loài vật.
  8. Không bắt cóc trẻ em, các cô gái đem bán.
  9. Giúp đỡ kẻ thất bại, gặp khó khăn, túng thiếu.
  10. Không tranh giành đất đai, tài sản, của cải, địa vị, chức vụ với bất kỳ ai.
  11. Sổ sách rõ ràng, công khai và có tổ chức.
  12. Kinh doanh thật thà, khai thuế chân thật, không trốn thuế.
  13. Không lạm dụng chức quyền tiêu xài hoang phí hay cho mục đích riêng của mình.
  14. Nâng đỡ, giúp đỡ người mới bắt đầu vào nghề.
  15. Không lạm dụng quyền lực để đánh, tát tay, la lối, mắng chửi, phạt, đuổi, đe dọa, hăm dọa, ra lệnh... người khác. 
  16. Bảo mật thông tin của công ty, khách hàng và các sản phẩm trí tuệ.
  17. Không chiếm đoạt công lao, thành quả của người khác.
  18. Không thiên vị, thành kiến với bất kỳ ai.
  19. Cư xử nhã nhặn, ân cần và lịch sự.
  20. Giữ gìn và bảo vệ tài sản nơi mình làm việc, xem chúng như tài sản của mình.
  21.  Ý thức bảo vệ môi trường trong sạch, nhà máy sản xuất luôn có hệ thống xử lý chất thải và phải xa khu dân cư.
  22. Tiết kiệm năng lượng, nước và tài nguyên khác.
  23. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp nơi làm việc.
  24. Không nhận thù lao, hoa hồng hay quà tặng của bất kỳ ai.
  25. Luôn cần thận quan sát và kiểm tra lại những gì mình đã làm.
  26. Không đi làm muộn về sớm.
  27. Làm việc phải tuân thủ luật an toàn lao động từ quần áo, nón, giày, kiếng che mắt, bao tay, độ cao, dây an toàn...
  28. Biết lắng nghe ý kiến của khách hàng và mọi người. 
  29. Làm việc với trách nhiệm và làm tốt mọi việc. Sẵn sàng làm thêm ngoài giờ khi công việc cần đến mình.
  30. Không tranh giành chức vị, quyền hành hay quyền lợi với bất kỳ ai. 
  31. Chăm chỉ cần cù, trau dồi học hỏi và sáng tạo.
  32.  Biết chia sẻ mọi kiến thức hiểu biết và kinh nghiệm với người khác.
  33. Biết chấp nhận thất bại và vượt qua.
  34. Luôn nghĩ tốt, không nghi ngờ, tin tưởng mọi người.
  35. Biết nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng.
  36. Không lạm dụng giờ làm việc để đọc báo, lên internet chat, ra ngoài ăn uống hoặc nhậu nhẹt, tán dóc...
  37. Không lạm dụng máy móc, tài sản nơi làm việc cho việc riêng như copy, gửi email, gọi điện thoại,...
  38. Không lấy đồ vật nơi làm việc đem về nhà dùng.
  39. Không sử dụng quỹ của Cty để đầu tư, mua bán kinh doanh riêng cho mình hoặc dùng quỹ để tiếp đãi bạn bè, gia đình,...
  40. Là cấp trên nên có trách nhiệm chăm lo đời sống, an toàn, sức khỏe cho nhân viên và gia đình nhân viên mình. Ví dụ như: ăn uống miễn phí, chổ ở miễn phí, bảo hiểm sức khỏe, tổ chức đi chơi du lịch,...
  41. Góp một bàn tay vào những công tác từ thiện xã hội để cùng xây dựng một đất nước đầy tiếng cười và hạnh phúc. 
  42. Không sợ nhờ mọi người giúp đỡ góp ý thẳng thắn xây dựng con người của mình (cách làm việc, quản lý, đối nhân xử thế,...) mỗi khi họp hoặc có thể là tâm sự riêng để tiến bộ.
  43. Không lợi dụng chức quyền trong bộ máy nhà nước để tham ô, vơ vét của cải và tài sản của nhà nước làm của cải và tài sản riêng cho mình. Ngược lại, luôn là người thẳng thắn, dũng cảm, gan dạ, thành thật đứng lên chống tham nhũng, kêu gọi mọi người không nên nhận hối lộ, tham ô, hãy dùng chức vị của mình để xây dựng đất nước, để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhân dân của mình. Luôn đặt hạnh phúc của mọi người lên trên hạnh phúc của mình.
  44. V.v…



Những lời nói lương thiện là:

  1. Là những lời nói làm vừa lòng người, dịu dàng ôn tồn, nhỏ nhẹ, lịch sự, ân cần, trung thực, uy tín và tôn trọng.
  2. Những lời nói thật thà, không gian trá lừa đảo, có một nói một, không nói phóng đại, không nói quá sự thật.
  3. Có thì nói, không thì thôi, không nên chuyện có nói không, chuyện không nói có.
  4. Không nên hứa suông, hứa lèo làm mất uy tín. 
  5. Không nói xấu người khác để nâng mình lên lấy lòng ông chủ, không nói xấu hàng hóa của người khác để nâng cao hàng của mình lên để dễ bán.
  6. Không ly gián người khác, chia rẻ mọi người. Chỉ nói những lời nói kêu gọi hợp tác, sống hòa hợp và đoàn kết nhau.
  7. Không bắt buộc kẻ khác hối lộ cho mình, không gạ gẫm đút lót,…
  8. Không khuyên người khác đút lót, nhận hối lộ, tham nhũng hoặc ăn cắp, giết người cướp của trộm cắp,…hay làm những nghề ác hay làm những hành động ác.
  9. Không nói lớn tiếng, la lớn, quát mắng bất kỳ ai.
  10. Không tạo khó dễ để ép buộc ai phải hối lộ, đút lót để được việc.
  11. Không nói những lời nói bất cần đối với khách hàng hay bất kỳ ai.
  12. Không hơn thua, đấu đá và không cần lấy lòng ai.  
  13. V.v…



Tóm lại, đạo đức nghề nghiệp còn rất nhiều, phải nhờ các bạn bổ sung thêm. Chỉ cần chúng ta lấy tiêu chuẩn đạo đức làm bản đồ để theo thì mọi việc sẽ thành công. Tiêu chuẩn đó là: không làm khổ mình, khổ người và khổ các loài vật. Chỉ cần thiếu một trong ba thì không còn gọi là đạo đức nghề nghiệp.



Tất cả đều có nhân có quả, chỉ cần đi sai thì hậu quả sẽ không lường trước được. Còn nếu chúng ta gieo nhân thiện thì quả chín sẽ luôn luôn là niềm vui và hạnh phúc.
Trong đời sống xã hội ngày nay không nên quá chú trọng đến lợi nhuận mà quên đi vấn đề đạo đức. Vì chỉ khi đạo đức nghề nghiệp có thì công việc đó mới bền vững, người người kính trọng và được uy tín. Còn ngược lại chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà quên đi đạo đức thì công việc đó sẽ không bền vững lâu dài; tài sản, sức khoẻ và tính mạng của mình và những người thân sẽ bị tổn thất hao hụt và suy kém. Do vậy, phải luôn giữ cân bằng đạo đức và lợi nhuận.




  Mời các bạn đọc bài "Sáu Nghề Nên Tránh" hoặc "Đạo đức nghề nghiệp 1" 
hoặc "Đạo đức nghề nghiệp 3

No comments:

Post a Comment