Tình yêu không có công thức chung để định nghĩa hay noi theo, nó cũng không phải là tuyệt đối, bất biến hoặc không thay đổi. Ngược lại nó luôn thay đổi, biến hóa
và sự thay đổi đó tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, quan trọng nhất là
nhân cách của hai người đang yêu nhau. Chúng ta hãy thử xem những nhân
cách nào cần có để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nếu thiếu thì xin các bạn
bổ sung thêm. Các bạn hãy thử in ra cho người mình yêu cùng xem, hỏi
người mình yêu có đầy đủ những nhân cách này chưa?
- Biết nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng. Người biết nhẫn nhục là người đang sống yêu thương. Sau nhẫn nhục là biết tùy thuận theo ý kiến, lời nói, yêu cầu và việc làm của người mình yêu để họ được vui, lấy cái vui đó làm niềm vui cho chính mình. Có câu "Vợ chồng đồng lòng, còn hơn vàng.". Khi chưa lập gia đình, chúng ta thấy rõ những người yêu nhau họ sống giữ gìn 3 đức này rất hay, ai cũng cho rằng tình yêu rất đẹp. Chỉ sau khi lập gia đình thì họ không còn giữ 3 đức này nữa, cho nên thiên biến vạn hóa tình cảm gia đình bị sứt mẻ dẫn đến bao cảnh chia ly, ly tán. Do vậy có câu: "tình chỉ đẹp khi còn dang dỡ". Ai thấy rõ lợi ích và biết cách áp dụng 3 đức hạnh này vào đời sống hằng ngày thì niềm vui và hạnh phúc nằm trong tay người đó.
- Luôn thương yêu và tha thứ. Do vậy chớ bao giờ nói cái xấu, cái sai, cái lỗi của người mình yêu ra trước mặt lẫn sau lưng. Bởi vì ai cũng có tự ái, khi bị tự ái thì con người thường làm nhiều chuyện bậy và tệ hại hơn.
- Sống thành thật chân thành, không dối trá.
- Luôn chùng tình, chung thủy với nhau. Lòng chung thủy được thấy rõ trong những hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ: khi giàu sang hoặc nghèo hèn, khi phú quý hoặc bần tiện, hạnh phúc hay hoạn nạn khó khăn, lúc xa nhau hay lúc gần nhau, lúc khỏe mạnh hay đau ốm, lúc trẻ đẹp hoặc lúc già nua xấu xí, lúc có tài sản và lúc không còn có gì, lúc mập mạp hay lúc gầy yếu,... có lo lắng, quan tâm cho nhau, không bỏ rơi nhau và không phản bội nhau hay không ? Nói chung, dù hoàn cảnh nào cũng cùng sống, cùng khổ, cùng chết, cùng bên nhau mãi mãi.
- Không nên uống rượu, hút thuốc và các chất kích thích khác.
- Không nên cờ bạc, cá độ, chơi cổ phiếu, chơi đề, mua vé số,...
- Tạo cảm giác an toàn cho nhau.
- Có chuyện gì thì cùng nhau bàn thảo, chớ nên giấu điều gì."Có phước cùng hưỡng, có họa cùng chia" chứ không phải "có họa thì tự gánh"
- Tôn trọng quyết định của nhau. Tôn trọng quan niệm sống khác nhau của mỗi người.
- Không ép buộc hay áp đặt điều gì ?
- Luôn tin tưởng nhau, không nghi ngờ dù hoàn cảnh nào, dù nghe hay thấy được điều gì. Bởi vì đôi khi chính những gì mình thấy và nghe có thể lừa dối mình.
- Luôn bình tĩnh, lắng nghe, thấu hiểu cảm nhận của người khác, không nên nổi nóng thiếu suy nghĩ.
- Luôn cung kính và tôn trọng nhau.
- Đừng bao giờ bỏ rơi cảm nhận của người khác.
- Biết quan tâm đến nhau.
- Hạnh phúc không thể đo bằng điều kiện (hình tướng, danh vọng, tiền bạc, nhà cửa, tài sản, ….). Quan trọng là phải có tình yêu cơ bản sâu đậm.
- Chớ quan trọng hóa những dục lạc thế gian hơn tình yêu. Ví dụ: có người coi trọng công việc, kiếm tiền, đi chơi,…nặng hơn là ở bên người mình yêu.
- Tôn trọng sự tự do của nhau, thế giới riêng của mỗi người, không nên tò mò ép buộc người khác nói những gì người ta không muốn nói và cũng không nên nghi ngờ. Không nên tìm cách quản lý người mình yêu, đừng tra hỏi họ đi đâu, gặp ai, tại sao về trể.
- Đừng quên 2 chữ “Cảm ơn” và "Xin lỗi"
- Tình yêu không phải là ích kỷ hoặc là chiếm hữu, cho nên không nên ép buộc hay áp đặt người khác phải làm theo ý mình. Phải biết nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng.
- Tình yêu không phải là tình dục. Ai đặt nặng vấn đề tình dục thì sẽ đánh mất tình yêu.
- Luôn tôn trọng những mối quan hệ xã giao hay gặp gỡ bạn bè của người mình yêu, không ghen tuông hay nghi ngờ điều gì, luôn tin tưởng tuyệt đối.
- Luôn lấy niềm vui của người mình yêu làm niềm vui cho mình. Ví dụ bạn mình có việc làm phải ra khỏi nhà sớm về khuya, nhưng rất vui thì mình cũng nên ủng hộ và khuyến khích chứ không vì chuyện đó mà cằn nhằn khó chịu, bởi vì mọi việc đều sẽ thay đổi, không có gì là trường tồn, công việc làm rồi sẽ thay đổi.
- Luôn bình tĩnh, sáng suốt, lắng nghe nhiều ý kiến, không nên chỉ nghe một chiều mà vội kết luận, trách móc nhau.
- Biết bạn mình sai thì tìm cách khéo léo ngăn cản, chớ nên làm theo, vì làm theo hoặc đồng lõa là tình yêu méo mó, sai lệch.
- Tình yêu chân thật là sự cho đi lòng yêu thương chứ không phải là ngồi đó chờ người khác mang tình yêu đến cho mình.
- Luôn nói những lời nói thương yêu, ôn tồn, nhã nhặn, dịu dàng.
- Cử chỉ luôn cung kính, nhẹ nhàng, dịu dàng và đầy thương yêu tôn trọng.
- Thông hiểu nhau, hiểu nhau rõ từ trong bụng biết ai muốn gì, tính làm gì, suy nghĩ điều gì.
- V.v…
Tình yêu chân thật có phải là sự cho đi vô điều kiện. ?
Có một câu chuyện kể về một anh cảnh sát trung sĩ quen một cô gái thất nghiệp. Họ quen nhau được một thời gian thì cô bạn gái bắt đầu xin được một việc làm trợ lý sai vặt cho phòng thiết kế quảng cáo. Lúc đầu chỉ là đi mua cafe, thức ăn cho các đồng nghiệp và làm những việc sai vặt khác. Sau một thời gian thử thách cô được ông chủ cho chuyển sang phòng quản lý, công việc rất hợp với cô, cho nên cô làm việc từ sáng sớm đến chiều tối mới về nhà.
Trong thời gian này cô có rất ít thời gian đi chơi với bạn trai mình. Kể cả người bạn trai tổ chức sinh nhật cho cô, cô cũng không về kịp trước 12h khuya vì phải làm việc. Chỉ khi tới 3h sáng cô mới về tới chổ hẹn, anh cảnh sát vẫn đợi ngoài bãi biển. Anh cảnh sát vẫn vui vẻ và nói rằng "Không sao, em thấy vui là anh vui rồi."
Rồi họ hứa với nhau cuối tuần đi du lịch sang Nhật. Nhưng đến ngày thì cô gái được ông chủ giao việc phải hoàn tất ngay để ngày mai gặp khách hàng. Anh cảnh sát vẫn vui vẻ nói với cô bạn rằng "Không sao, em thấy vui là anh vui rồi.". Anh cảnh sát bỏ 2 vé đi du lich và cùng thỏa thuận với cô gái dời lại đến cuối tháng.
Đến cuối tháng, ông chủ lại giao việc cho cô gái và nói rằng phải bay qua Mỹ công tác. Cô gái vui vẻ đồng ý ngay vì đó là cơ hội cho cô được ra nước ngoài học hỏi. Anh cảnh sát khi nghe được tin đó và cũng nói với cô gái "Không sao, em thấy vui là anh vui rồi.".
Thời gian gặp mặt của anh cảnh sát và cô gái bắt đầu thưa dần vì cô gái dành trọn thời gian cho công việc. Lương, địa vị của cô càng ngày càng cao nhiều hơn lương của anh cảnh sát. Cách ăn mặc của 2 người cũng khác nhau. Và đến một ngày cô gái nói rằng cô không thể tiếp tục quen anh cảnh sát nữa vì cô đã phải lòng ông chủ. Anh cảnh sát vẫn một câu nói đó với cô gái rằng: "Không sao, em thấy vui là anh vui rồi." Chúc em hạnh phúc.
Tình yêu của anh cảnh sát không phải là ích kỷ hay chiếm hữu, anh luôn tôn trọng mọi quyết định của cô gái, tình yêu của anh không đòi hỏi bất kỳ điều kiện nào từ cô gái, anh chỉ trao ra lòng yêu thương của mình, không ghen tức, giận dữ mà ngược lại luôn vui vẻ.
Sau một thời gian cô gái đã có được địa vị và lương bổng vững chắc trong công ty, cô gái mới hồi tĩnh lại và nhận thấy rằng tình yêu của cô gái với ông chủ là tình yêu có điều kiện, đều dựa trên vật chất tiền bạc, địa vị, xã giao,... không có một căn bản tình yêu sâu đậm như đối với anh cảnh sát. Do vậy cô đã từ hôn với ông chủ và quay trở lại với anh cảnh sát. Anh cảnh sát vẫn vui vẻ chấp nhận và nói "Chỉ cần em vui là anh vui rồi".
Thời nay, người ta dễ nhận ra rõ rằng tình yêu giữa nam nữ yêu nhau đều có điều kiện như tiền bạc, sắc đẹp, có tài sản, địa vị, có học vấn, gia đình giàu có, ... do vậy những tình yêu đó không tồn tại vững bền, chúng chỉ tạm thời lóe lên rồi tắt rất nhanh. Họ thay đổi người yêu như thay áo, họ quen nhau chỉ để thỏa mãn dục vọng chứ không có cảm giác sâu đậm biết trao ra tình yêu.
Thời đại phong kiến đã không còn nữa, thời nay là thời đại trí thức, nam nữ bình đẳng. Do chính những yếu tố này đã tạo ra những ý kiến bất đồng nhau, ai cũng giữ khăng khăng ý kiến của mình, ai cũng cho là mình đúng, là mình giỏi, là mình hay hơn, cho nên trong cuôc sống hôn nhân không có sự nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng. Chính bãn ngã của con người đã tiêu diệt những gia đình hạnh phúc, biến con cái trở thành những đứa con không cha không mẹ.
Cái bản ngã đó là sự ích kỷ, không biết nghĩ đến người khác. Nhưng may thay vẫn có những gia đình biết sống nhẫn nhục tùy thuận và bằng lòng rất hay, họ biết cung kính và tôn trọng nhau như những người bạn thân, họ biết trao ra tình yêu chân thật chứ không phải ngồi đợi người khác mang hạnh phúc đến cho mình, bởi vì họ hiểu tình yêu là phải trao ra để người mình yêu thương được vui, lấy cái vui đó làm niềm vui cho chính mình. Đó mới gọi là tình yêu.
Chúc các bạn có gia đình hạnh phúc và vui vẻ.
Mời các bạn xem tiếp bài
1- "Sống Không làm người khác buồn khổ" tại đây.
2- Đức Nhẫn Nhục Tùy Thuận và Bằng Lòng.
No comments:
Post a Comment