Wednesday, 3 April 2013

ĐỨC CẨN THẬN

Cẩn thận có 2 loại: cẩn thận trong chánh niệm và cẩn thận trong tà niệm. Người cẩn thận trong chánh niệm gọi là người có đức cẩn thận, còn người cẩn thận trong tà niệm thì không được gọi là đức cẩn thn. Ví dụ: cẩn thận quan sát xem có ai ở nhà không để trèo tường vào ăn trộm.

Do vậy đức cẩn thận là một đức hạnh không khổ mình, khổ người. Người sống thiếu cẩn thận sẽ thường làm tổn thương đến chính mình, mọi người và muôn loài vạn vật khác. Ví dụ:
  1. Thiếu cẩn thận để vật nặng rơi vào đầu, vào thân vào chân, tay.
  2. Thiếu cẩn thận cắt nhằm dao vào tay.
  3. Thiếu cẩn thận lái xe khi quẹo cua, làm xe lật, té, trật chân trày tay và có khi bị gảy tay, chân, cổ,...
  4. Thiếu cẩn thận khi băng qua đường, để xe đụng.
  5. Thiếu cẩn thận, không làm chủ tốc độ, có thể đâm vào xe, vào người, vào nhà người khác, gây tổn hại đến tài sản và mạng sống của mình của người.
  6. Thiếu cẩn thận để tiền bạc, túi sách hoặc những vật có giá trị trong xe hơi, để cho kẻ gian có lòng tham, cạy cửa xe, đập kính xe lấy trộm.
  7. Thiếu cẩn thận khi nấu ăn, làm cho thức ăn không chín, bị khét, bị mặn, bị nhạt,...
  8. Thiếu cẩn thận khi lau đồ vật trong nhà, làm cho rớt bị bể.
  9. Thiếu cẩn thận khi leo thang, trước khi leo không chú ý thang có vững chưa, bị té gảy tay, gảy chân, quẹo xương sống,...
  10. Thiếu cẩn thận không sắp xếp giấy tờ có ngăn nắp, đến khi muốn tìm thì không biết đâu mà tìm.
  11. Thiếu cẩn thận trong  làm việc, phải làm đi làm lại, sửa đi sửa lại, tốn nhiều thời gian.
  12. Thiếu cẩn thận trong việc học, học sau quên trước, học không tập trung.
  13. Thiếu cẩn thận khi cất giữ tiền bạc, để cho kẻ gian phát hiện, ăn trộm, ăn cắp rồi chuồn mất.
  14. Thiếu cẩn thận không khóa cửa, khóa xe, để cho kẻ trộm có cơ hội đột nhập dẫn xe đi hoặc lấy của cải tài sản.
  15. Thiếu cẩn thận khi đi, chúng ta có thể đạp giẫm lên các loài vật khác, làm chúng chết, trông rất tội nghiệp và thương xót.
  16. Thiếu cẩn thận, khi làm việc, không mang những thiết bị bảo hộ lao động như nón, mắt kính, bao tay, giày có mũi cứng, quần áo bảo hộ lao động,... sẽ dẫn đến sự cố và tai nạn ngoài ý muốn.
  17. V.v...

Tóm lại, mỗi mỗi việc gì chúng ta cũng nên cẩn thận. Ngoài ra trước khi làm hay nói việc gì cũng nên suy nghĩ kỹ, nếu thấy có lợi mình, lợi người thì nên nói và làm, ngược lại, có hại cho mình, cho người thì không nên nói và làm.

No comments:

Post a Comment