Chia sẻ có thể được tìm thấy trong xã hội qua nhiều cấp bậc:
Cấp 1: Chia sẻ giữa những người thân với nhau. VD: người anh chia sẻ viên kẹo với người em, còn thằng bạn đứng đó thì không được chia viên kẹo nào.
Cấp 2: Chia sẻ những thứ không phải của mình. Ví dụ: Nhà thờ phát bánh mì, chúng ta nhận về đem phát lại cho hàng xóm, bạn bè người thân quen,…
Cấp 3: Chia sẻ những gì mình có dư, không dùng tới nữa, hoặc đã củ nhưng vẫn còn dùng được cho người khác. Ví dụ: chia sẻ quần áo củ, xe đạp củ, đồ chơi củ, giường, ghế, bàn củ,…
Cấp 4: Chia sẻ những gì mình có, còn mới tốt hoặc mua những thứ mới tốt cho người khác cần. Ví dụ: 1- Mình có dư quần áo mới, đẹp chưa mặc, gạo, tiền bạc, xe đạp, máy móc, thức ăn… đem chia sẻ với người đang cần quần áo, gạo, tiền bạc, xe đạp, máy móc, thức ăn; 2- Cây lê nhà có trái, mình hái những trái ngon, to, đẹp chia sẻ với hàng xóm, bạn bè, người thân,…
Cấp 5: Chia sẻ những gì mình biết được cho mọi người cùng biết. Chia sẻ những gì mình sáng tạo ra, tạo ra, chế tạo ra, thiết kế ra, phát minh ra cho tất cả mọi người cùng biết. Không cần đăng ký bản quyền cho riêng mình, công khai tất cả mọi chi tiết tính toán, thiết kế phát minh, công nghệ không giấu một điểm nào. Ví dụ: Nếu bạn nào có khả năng thiết kế phát minh ra một loại máy có thể làm thay đổi đường bay của hỏa tiển mang đầu đạn hạt nhân quay trở lại điểm xuất phát và chia sẻ phát minh này cho tất cả các nước trên thế giới biết, thì mình nghĩ sẽ ngăn chặn được một phần nào những hiểm họa hủy diệt loài người do chiến tranh gây ra. Lúc đó không có nước nào dám bắn tên lửa vào nước khác, vì lúc đó ai cũng sợ “gậy ông đập lưng ông”.
Cấp 6: Chia sẻ thức ăn cho các loài vật hoang dã. VD: tại Mỹ tôi thường thấy có rất nhiều người đem đồ ăn ra những công viên cho các loài chim trời, vịt trời,... và các thú vô chủ như chó, mèo, sóc... Ngoài ra chúng ta còn có thể chia sẻ thức ăn cho các loài vật côn trùng xung quanh chổ chúng ta ở như kiến, gián, rắn, thằn lằn,...để chúng không vào nhà ta tìm kiếm thức ăn.
Cấp 7: Chia sẻ những khó khăn. Có nhiều người cùng cảnh ngộ đang khổ, đói rách,…Một gia đình trong số họ nhận được sự giúp đỡ từ một bàn tay nhân ái 5kg gạo và những thức ăn khác. Gia đình đó liền đem 5kg gạo và những thức ăn trên đem chia sẻ đều lại cho những hộ gia đình đang đói khác, mà không giữ để lại 5kg gạo đó riêng cho gia đình mình. Hành động chia sẻ này thật là tuyệt vời.
Cấp 8: Chia sẻ nhà ở cho những người vô gia cư. Không phân biệt sang giàu, màu da, tiếng nói, dân tộc. Tại Ấn Độ có ông thánh Gandhi đã từng chia sẻ nhà của mình và sống chung với những người dân thuộc tầng lớp nghèo nhất trong xã hội.
Cấp 9: Chia sẻ cho những người đối nghịch với mình, cho kẻ thù. Ví dụ: nếu biết người đã từng ghét mình, thường nói xấu mình, trách mắng mình, đánh mình, trộm cắp đồ của mình,... đang lúc khó khăn, cần giúp đở, chúng ta nên bỏ qua ân oán phía sau, ra tay nghĩa hiệp giúp đở họ hết mình. Phật dạy: "Chỉ có lòng yêu thương mới hóa giải hận thù".
Cấp 10: Chia sẻ môt phần các cơ quan nội tạng như thận, phổi, gan,... hiến máu nhân đạo, truyền máu cho người thân.
Cấp 11: Chia sẻ môt phần các cơ quan nội tạng như thận, phổi, gan,... hiến máu nhân đạo, truyền máu cho người không quen biết.
Cấp 12: Chia sẻ tất cả những gì mình có cho tất cả mọi người, vào chùa hoặc tu viện sống đời sống như đức Phật Thích Ca, Chúa Giê-,... từ bỏ mọi ham muốn và những điều ác; sống ít muốn biết đủ; biết sợ hãi từng lỗi nhỏ nhặt; chỉ nhìn lỗi mình, không nhìn lỗi người; không còn bị ràng buộc và dính mắc vào bất kỳ thứ gì trên đời dù là gia đình, người thân quen.
Ngoài chia sẻ vật chất tiền bạc, của cải, tri thức, một phần thân thể, con người còn có thể chia sẻ công sức, thời gian, phương tiện, tài năng, những suy nghĩ tích cực, tư tưởng tích cực, cảm xúc tích cực và lời nói.
Nhìn sơ chúng ta có thể thấy trong xã hội có 2 loại người liên quan đến "chia sẻ":
- Người thích người khác biết đến khi làm việc thiện; có người thì không thích ai biết tên tuổi hoặc mặt mình, họ chỉ âm thầm giúp đở chia sẻ hoặc có giúp ai cũng không nhận công, không để lại tên tuổi, không cần bằng khen.
- Người tặng phẩm, đưa quà tặng bằng 2 tay, nhẹ nhàng. Còn người khác thì đưa chỉ một tay hoặc vứt lên bàn, vứt vào nón, vứt vào bát xin
- Có người chỉ chia sẻ cho người thân, có người thì không phân biệt ai, ai họ cũng chia sẻ bình đẳng như nhau.
- Người thì trực tiếp mang tặng phẩm đến tận tay cho người nhận. Có người thì nhờ hoặc sai người khác trao tặng. Mời bạn đọc câu truyện "Thành phố Monza"
Tóm lại, người sống biết chia sẻ, không màng danh lợi, bình đẳng cung kính và tôn trọng, không phân biệt ai, mang niềm vui và hạnh phúc đến mọi người, cho mình, người đó có đức chia sẻ.
Sự xếp hạng cấp bậc ở trên chỉ là tương đối. Có thể còn nhiều dạng chia sẻ khác chưa được nhắc đến, kính xin các bạn đóng góp thêm để cùng học hỏi. Cám ơn.
Mời các bạn đọc tiếp bài:
1- Sống Không Làm Khổ Người Khác.
2- Đức vượt qua
No comments:
Post a Comment