Khi nhìn thấy lỗi người thì mình biết tâm mình còn xấu, còn ác, chúng ta nên tác ý trong đầu ngay: "Tâm phải bất động thanh thản, an lạc và vô sự, tất cả mọi người đều là người tốt, người thiện, người hiền, người lành."
2/ Người biết sống nhẫn nhục tùy thuận và bằng lòng là người biết nhìn lỗi mình. Nếu không sống nhẫn nhục tùy thuận và bằng lòng thì mình sẽ thấy lỗi người, thấy lỗi người cho nên sẽ nói xấu, nói cái sai, cái lỗi, trách móc, chê bai, oán trách, oán hận... người trước mặt hoặc sau lưng, do vậy mình đã đánh mất lòng yêu thương đối với người, đánh mất con đường giải thoát, chấp nhận tiếp tục trôi lăn trong 6 nẻo luân hồi..
Sống nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng là sống biết im lặng, tùy thuận theo mọi lời nói, ý kiến, việc làm, yêu cầu, sự sắp đặt bố trí của người. Dù cho ai có nói lời nói hung dữ, gằn giọng, lớn tiếng, ra lệnh, sai bảo, quát mắng,... chúng ta, chúng ta vẫn tùy thuận theo họ, biết chấp nhận và vui lòng làm theo ý họ. Vì sao ?
Vì chúng ta hiểu đó là nhân quả của mình. Mình đã gieo nhân như vậy đối với người khác trong quá khứ, cho nên ngày nay mình gặt quả giống như vậy. Đây là cuộn phim chiếu lại những gì mình làm và nói trong quá khứ . Lỗi là do mình trước, mình thấy lỗi mình, nên mình nhẫn nhục tùy thuận theo mọi người để mọi người vui, mình vui. Do vậy mà mình không làm khổ ai, không làm khổ mình, không làm khổ người.
3/ Người biết sống nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng là người biết "diệt ngã xả tâm". Bản thân người đó hiểu, mọi pháp là vô thường, đâu có gì là ta, là của ta và bản ngã của ta. Do hiểu như vậy người đó không chấp vào bất kỳ cái gì là ta, là của ta, cho nên họ buông xuống hết.
- Không chấp vào ý của mình là đúng, người khác sai;
- Không chấp vào mình lớn, người lớn tuổi, người kia nhỏ, trẻ em, con nít;
- Không chấp vào mình là ông chủ, là xếp, là chỉ huy, người kia là đầy tớ, người dưới quyền, là lính;
- Không chấp vào mình là thầy, người kia là trò;
- Không chấp vào mình là kẻ tới trước, học trước, đi trước, làm việc trước, còn người kia là kẻ tới sau, học sau, đi sau, làm việc sau;
- Không chấp vào mình là kẻ có ăn học, học cao hiểu rộng, có bằng cấp, có địa vị, còn người kia không có ăn học, học ít hiểu thô, không có bằng cấp, không có địa vị.
- Không chấp vào mình là người được học ở nước ngoài, người kia chỉ học trong nước.
- Không chấp vào mình là người có kinh nghiệm, trải đời, còn người kia không có kinh nghiệm, chưa trải đời.
- Không chấp vào mình là người giàu sang, có tiền của địa vị, còn người kia là người nghèo hèn, không của cải, không địa vị.
- Không chấp vào mình là người to cao lớn, người kia nhỏ thấp bé.
- Không chấp vào mình là người có tôn giáo, có đạo đức, người kia không có tôn giáo, không đạo đức.
- Không chấp vào mình có nhiều quan hệ ngoại giao tốt với những người có địa vị nổi tiếng, người kia không có quan hệ ngoại giao với ai cả.
- Không chấp vào mình là người sống ở nước ngoài, ở Mỹ, ở Pháp, ở Anh, ở Úc, ở Đức,... về, còn người kia là người ở trong nước.
- Không chấp vào mình là người có tu hành, có nhập thất, còn người kia không có tu, không có nhập thất.
- V.v...
Trong kinh pháp cú, đức Phật có dạy về không nên nhìn lỗi người (bài 1)
“Không nên nhìn lỗi người
Người làm hay không làm
Nên tự nhìn thân ta
Có làm hay không làm”.
Người làm hay không làm
Nên tự nhìn thân ta
Có làm hay không làm”.
Còn bài 2: khi có người chỉ lỗi cho mình thì phải biết ơn họ.
"Nếu gặp bậc hiền chí
Chỉ lối và khiển trách
Như chỉ chỗ chôn vàng
Hãy kết thân người trí
Kết thân với vị ấy
Chỉ có lợi không hại."
Chỉ lối và khiển trách
Như chỉ chỗ chôn vàng
Hãy kết thân người trí
Kết thân với vị ấy
Chỉ có lợi không hại."
Hai bài kệ trên đức Phật dạy cho chúng ta xả tâm, thứ nhất là không nên thấy lỗi người, còn khi có ai nói lỗi mình thì mình phải biết ơn họ vì họ đã giúp cho mình thấy khuyết điểm của mình. Chứ đức Phật không có dạy chúng ta thấy lỗi người và nói lỗi người. Nhiều người nhầm ở chổ này mà có những lý luận sau:
1- Dựa vào bài 2, người thấy lỗi người khác nghĩ rằng Đức Phật dạy nên chỉ dạy cho người khác thấy lỗi của họ để họ sửa, đó là mình đang giúp họ. Do vậy, cứ thấy ai sai, ai phạm lỗi là bảo họ sai, chỉ lỗi cho họ, khiển trách họ.
2- Dựa vào bài 1, người có lỗi thấy người kia chỉ lỗi mình đó là họ đã không làm đúng như lời Phật dạy: "chỉ nhìn lỗi mình, không nhìn lỗi người". Do vậy họ nghĩ rằng người kia phạm giới, người này chưa xả tâm.
Người sống biết xả tâm, hiểu rõ lời Phật dạy, chỉ lo quay vào trong quán xét tâm mình, không cần để ý chuyện người khác làm đúng hay sai, phải hay trái, có lỗi hay không có lỗi? Họ chỉ biết nhìn lỗi mình, không nói lỗi của ai, ai chỉ lỗi cho mình thì mình cám ơn họ, không tự ý chỉ lỗi cho ai cả.
Nói như vậy không phải là ta không thấy lỗi người. Có thấy và biết nhưng chúng ta im lặng, không nói ra, không nói xấu với người khác về lỗi của người kia, không nói xấu sau lưng. Chỉ cần nói ra là ta đã thành người xấu và đã đánh mất lòng yêu thương.
Chỉ khi nào người phạm lỗi nhờ ta chỉ hộ lỗi dùm, thì ta mới nói. Vì khi đó ta nói ra người đó không có giận mà rất vui vì họ thẳng thắn nhờ ta chỉ lỗi. Còn nếu họ không nhờ ta chỉ lỗi mà ta nói thì họ sẽ tự ái, họ sẽ bị dằn vặt, tránh né ta và đau khổ. Đó là ta làm khổ họ. Lúc đó họ cũng lý luận như trên: còn thấy và nói ta có lỗi là người chưa biết xả tâm, là người phạm giới luật.
Vạn pháp là vô thường, thay đổi, đâu có gì là thường còn, mới đây vài phút ta thấy họ phạm lỗi, nhưng họ đã tự phát hiện ra và sửa rồi thì họ đã trở thành người tốt. Ai cũng vậy, chúng ta cũng vậy, có lúc sai cái này, có lúc sai cái khác. Tự kiểm điểm, rồi sửa và trở thành người tốt. Chúng ta nên có cái nhìn tích cực lạc quan về tất cả mọi người, không nên dính mắc vào những lỗi lầm, sai phạm của bất kỳ ai trong quá khứ và luôn nhớ tác ý: "Mọi người là người tốt, người thiện, người hiền và người lành"
Dù cho ai có phạm lỗi gì trước mặt ta, ta cũng biết đó là nhân quả. Có duyên thấy lỗi người khác là cuộn phim quay lại những lỗi lầm của mình trong quá khứ. Do vậy hãy luôn nhắc mọi pháp là vô thường, rồi họ sẽ trở thành người tốt, người thiện, người hiền, người lành.
Tất cả mọi người đều có lý do chính đáng làm những gì họ nghĩ là đúng, trong thời điểm đó. Vậy chuyện của họ để họ lo, nhân quả của ai người đó tự gánh. Ta hãy luôn giữ "tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự." Cái gì đến rồi nó sẽ đến.
Tóm lại, người biết nhìn lỗi mình là người có tri kiến nhân quả, là người biết sống nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng, là người sống với "tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự", là người biết thương yêu và tha thứ, là người biết thương mình thương người, đó là người giải thoát. Nhờ vậy mà nhân quả được chuyển đổi xấu thành tốt. Họ không nhìn ra ngoài, không dính mắc vào chuyện phàm phu của thế gian ai đúng ai sai, ai phải ai trái, ai có lỗi hay không có lỗi,...Chỉ biết quay vào trong quán xét tâm mình đang sống trong thiện hay ác pháp, tâm có đang bất động thanh thản an lạc và vô sự hay không mà thôi.
Người sống được như vậy là người không làm khổ mình, khổ người. Người như vậy gọi là người có đức nhìn lỗi mình.
Mời các bạn xem tiếp bài :
1- Đức nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng 1.
2- Đức nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng 2
3- Thầy dạy "Đừng thấy lỗi người"
No comments:
Post a Comment