Sống thiểu dục tri túc là sống ít muốn biết đủ.
Ít
muốn là ít ham muốn, chỉ muốn những gì cần thiết tối thiểu phục vụ đời
sống cho mình thôi, không muốn dư, không ham muốn mua sắm nhiều đồ, linh
tinh, không ham muốn mua đồ để chưng bày, để làm đẹp, để cho sang, cho
mát, cho đúng phong thủy, cho đúng màu, cho đúng kiểu, đúng văn hóa, họ
không cần nhà cao rộng lớn, không cần đứng tên sở hữu tài sản, không
chạy theo những máy móc, thiết bị có công nghệ hiện đại, ...
Họ
không cần giàu sang, chỉ đủ sống là được, không tham tiền bạc, không
tham danh lợi, không dính mắc vào chuyện tình cảm, sống một mình thanh
thản an lạc và vô sự.
Đối với người tu hành, họ thích sống một
mình, chỉ ăn ngày một bữa, không cất giữ tiền bạc, không nằm giường cao
rộng lớn, chỉ ở một cái thất nhỏ 12 m2.
Tóm lại người ít muốn
biết đủ họ chỉ cần vài bộ đồ để mặc và những thứ cần thiết phục vụ đời
sống hằng ngày, trong nhà họ thật đơn giản, trống thoáng, không có gì
ngoài cái bàn nhỏ, cái ghế nhỏ, cái giường vừa đủ nằm, không có vật gì
chưng bày, không có vật gì treo trên tường,...
Sống biết đủ. Khi
biết đủ thì con người sống sẽ có thời gian nghĩ đến người khác; biết
giúp đỡ và cho đi những gì mình có, mình dư; sống không keo kiệt, bủn
xỉn; không tham lam tích trữ, để dành hay gom góp mọi thứ về riêng cho
mình. Cách sống biết chia sẻ là cách diệt lòng ích kỷ, bủn xỉn hẹp hòi.
Đức này là đức thiểu dục tri túc.
Sống biết hài lòng với cuộc sống: Mời bạn đọc câu chuyện sau.
Một người chủ giàu có nhìn
thấy một thợ câu cá đang nằm lưởi biếng cạnh thuyền câu, mồm ngậm tẩu
thuốc.“Tại sao anh không làm việc?”, người chủ hỏi.
“Vì tôi đã câu đủ cho hôm nay rồi,” người thợ trả lời.
“Thế tại sao anh không câu thêm vài con nữa?”
“Câu thêm thì tôi sẽ làm gì với chúng?”
“Anh có thế kiếm thêm
tiền,” người chủ nói, “Với số tiền đó, anh có thế mua một cái động cơ
mới cho chiếc thuyền của mình, rồi đi đánh cá ở vùng biển xa hơn. Anh sẽ
đánh bắt được nhiều cá hơn và kiếm nhiều tiền hơn nữa. Sau đó, anh có
thể mua thêm một chiếc thuyền nữa, thuê một đội đánh bắt đi theo mình.
Và anh sẽ trở nên giàu có, giống tôi.”
“Và, khi đó tôi sẽ làm gì?”
“Anh có thể thảnh thơi tận hưởng cuộc sống, làm những gì mà anh yêu thích.”
“Vậy, ông nghĩ tôi đang làm gì đây?”, người thợ câu ngước nhìn và hỏi.
No comments:
Post a Comment