• Không nên quan hệ bất chánh với người đã có gia đình, phá vỡ và gây xáo trộn hạnh phúc gia đình của người khác. Người có vợ chồng rồi thì không nên la cạ với người khác phái khác. Đức này là đức hiếu sinh chung thủy.
. Không nhớ nghĩ hoặc tìm đến người yêu củ. Khi đã có gia đình rồi thì chỉ xem những người yêu củ là bạn bè thôi. Không nên hối tiếc hoặc nghĩ đến những kỹ niệm đẹp lúc xưa. Chỉ cần nghĩ đến là đã đánh mất đức chung thủy.
• Sống yêu thương là mang niềm vui và hạnh phúc đến cho nhau, mà không hề đòi hỏi người khác một sự đáp trả nào. Người sống thương yêu lấy niềm vui và hạnh phúc của người khác làm niềm vui và hạnh phúc cho mình, như một người mẹ thương con chỉ tìm mọi cách làm cho con mình vui và hạnh phúc, chính khi thấy con mình hạnh phúc thì người mẹ vui và hạnh phúc, kể cả khi con cái đã có gia đình.
Trước khi nam nữ đến với nhau, họ sống rất hay, họ chỉ tìm cách tạo niềm vui và hạnh phúc cho nhau, họ sẵn sàng tha thứ bỏ qua mọi lỗi lầm của nhau và không bao giờ nhắc đến lỗi lầm, họ biết sống nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng vui vẻ vào từng hành động, lời nói, yêu cầu của nhau. Họ quan tâm nhau như những người bạn tri kỷ. Do vậy mà tình yêu thương nam nữ trước khi cưới rất đẹp.
Đến khi cưới nhau rồi thì tình thương yêu như biến mất, sự nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng cũng không còn, ai cũng giữ lập trường riêng của mình mà không sống tùy thuận nhau nữa, lòng thương yêu tha thứ cũng không có. Ngồi chờ xem người kia có làm đúng như những lời đã hứa thương yêu trước khi cưới hay không? Đánh giá, nhận xét rồi phán xét đúng sai phải trái, thật thà hay lừa dối.
Chính vì vậy mà tình thương yêu bị đánh mất. Ý nghĩa của tình yêu là đem niềm vui và hạnh phúc đến cho nhau đã bị quên đi mà không biết. Sự ngồi chờ và mong đợi người khác đem hạnh phúc đến cho mình không thể là hạnh phúc thật sự được. Cho là nhận. Đó là một câu nói đơn giản, nhưng đầy ý nghĩa cao quí tuyệt vời. Người muốn có hạnh phúc thì hãy mang hạnh phúc đến cho người khác. Nếu tất cả những cặp vợ chồng trên thế gian này hiểu được điều này thì sẽ không còn có sự chia tay hay ly dị. Đức này là đức thương yêu nhẫn nhục tùy thuận bằng lòng.
Ai sống luôn cung kính và tôn trọng mọi người thì sẽ giữ được hạnh phúc lâu dài. Từ tiếng nói cám ơn. xin lỗi cho đến từng hành động đưa hai tay ra nhận bất cứ vật gì đều là những hành động cung kính và tôn trọng không thể thiếu được trong một gia đình. Chúng ta không nên xem thường những hành động nhỏ nhặt đó hay quen mặt rồi thì đánh mất đi tiếng nói cám ơn khi nhờ ai đưa vật gì.
Trong gia đình đức nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng là không thể thiếu được. Chúng giúp cho gia đình hạnh phúc, tránh tranh cãi đúng sai, phải trái, tránh lớn tiếng nhau. Do đó ba đức này rất quan trọng.
Để hiểu rõ thêm về đức chung thủy, mời các bạn đọc thêm bài "Những nhân cách giữ gìn hạnh phúc gia đình" hoặc sách "Đạo đức gia đình " tại đây.
No comments:
Post a Comment